08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Khi bị cảm, nhiều người chọn ăn súp gà để bổ sung dinh dưỡng và nhanh khỏi bệnh. Cách nấu súp gà giải cảm chủ yếu có các nguyên liệu gồm thịt gà, trứng, các loại rau củ quả. Món ăn này không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, đặc biệt vào những ngày thời tiết giao mùa.

1. Hướng dẫn 8 cách nấu súp gà giải cảm ngon mà hiệu quả

Có rất nhiều cách nấu súp gà giải cảm vừa ngon, vừa có tác dụng bồi bổ người hay mệt mỏi, mất sức. Theo đó, các nguyên liệu như hành tây, tía tô, nấm hương, rau chân vịt…đều có tác dụng giải cảm và hỗ trợ cải thiện sức khỏe hiệu quả.

1.1 Cách nấu súp gà giải cảm với hành tây, bông cải xanh

Hành tây có vị cay, tính nóng có tác dụng ngăn ngừa cúm, kiện tỳ, hòa trung. Khi được sử dụng làm nguyên liệu cho súp gà sẽ là món ăn giải cảm hiệu quả, tốt cho sức khỏe.

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Cách nấu súp gà giải cảm với bông cải xanh và cà rốt vô cùng bắt mắt, hương vị đậm đà

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300g lườn gà phi lê

  • 1 lít nước hầm xương heo hoặc xương gà đều được

  • 1/2 củ hành tây

  • 1 củ cà rốt

  • 1/2 cây bông cải xanh

  • 1 ít đậu Hà Lan, cần tây

  • 1 nhánh gừng

  • 3-4 tép tỏi

  • Ớt bột, tinh bột nghệ, dầu ăn, giấm táo, bột canh, tiêu xay, mì chính, hạt nêm

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch ức gà rồi đem luộc chín, xé sợi. Hành tây bóc vỏ rồi cắt hạt lựu, bông cải xanh chỉ lấy phần đầu, cà rốt và cần tây cắt khúc. Bóc vỏ tỏi và gừng rồi băm nhuyễn.
  • Bước 2: Cho một ít dầu ăn lên chảo, xào tỏi, hành tây, cần tây, gừng trong 5 phút rồi đổ nước hầm xương gà vào nồi. Nêm nếm 1 muỗng cà phê bột nghệ, 2 muỗng canh giấm táo, 1 muỗng cà phê ớt bột, 1 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê bột ngọt.
  • Bước 3: Cho bông cải, mùi tây, cà rốt và đậu Hà Lan vào nồi, đun lửa nhỏ trong 10 phút rồi cho thịt gà xé vào, đun sôi thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Dọn súp ra tô và rắc ít tiêu lên trên cho thơm.

Xem thêm: Cách Nấu Súp Gà Ngô Ngon Như Nhà Hàng Chỉ Với 4 Bước Đơn Giản

1.2. Cách nấu súp gà giải cảm với tôm

Tôm là thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất và có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Vì vậy, món ăn này rất thích hợp cho người mới ốm dậy, người bị cảm lạnh, phong hàn…

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Cách nấu súp gà giải cảm với tôm là sự kết hợp giữa vị ngọt của tôm với các loại rau củ

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 100g thịt ức gà phi lê

  • 100g tôm tươi

  • 1 quả trứng gà

  • 1 củ cà rốt nhỏ

  • 3 tép tỏi, 2 củ hành tím nhỏ

  • Hành lá, rau mùi

  • Bột canh, mì chính, hạt tiêu

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa thịt gà với nước muối, thái mỏng. Tôm tươi lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu như cà rốt, cà chua, hành lá, hành tím, tỏi. Với cà rốt thì bạn cắt hạt lựu, hành tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn. Hành lá, rau mùi cắt gốc, rửa sạch rồi cắt khúc 0.5cm.
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đun nóng một ít dầu ăn và phi thơm hành tỏi. Thêm cà rốt, đảo đều và đậy nắp, chờ 5 phút. Sau đó thêm thịt gà vào và đun thêm 7 phút nữa rồi cho thêm khoảng 1 lít nước lọc.
  • Bước 4: Sau 30 phút nồi nước hầm gà sôi, bạn cho thêm tôm tươi vào. Đập trứng vào bát và khuấy đều, đổ từ từ vào nồi súp rồi nêm nếm 1/2 muỗng canh bột canh, 1 thìa cà phê mì chính. Sau đó tắt bếp, rắc một chút tiêu xay, hành lá, rau mùi rồi thưởng thức.

1.3. Cách nấu súp gà ác với tía tô giải cảm

Thịt gà ác chứa lượng vitamin B1, B2, B6, B12 dồi dào có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới. Trong khi đó, lá tía tô có tính ấm giúp giải cảm, cải thiện các vấn đề về hô hấp. Khi kết hợp 2 nguyên liệu với nhau sẽ tạo thành món ăn chữa cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Súp gà ác tía tô có tính ấm, cho khả năng giải cảm và chữa các bệnh về hô hấp

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 50g gà ác (dùng thịt nạc phần đùi hoặc ức gà)

  • 30g ngô ngọt

  • 1 quả trứng gà

  • 1 tai mộc nhĩ

  • 1 củ cà rốt nhỏ

  • Rau mùi, hành lá, tía tô

  • Bột năng, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn

Cách thực hiện

  • Bước 1: Làm sạch thịt gà bằng cách bỏ da mỡ, bóp muối, rửa lại bằng nước sạch. Sau đó đem luộc chín, xé nhỏ thành sợi.
  • Bước 2: Gọt vỏ cà rốt, rửa với nước muối loãng rồi cắt hạt lựu nhỏ. Mộc nhĩ rửa sạch, cắt chân rồi băm nhỏ. Hành lá và rau mùi cắt rễ, rửa với nước muối loãng rồi cắt khúc 0.5cm.
  • Bước 3: Ướp thịt gà với 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê dầu ăn trong 15 phút để gà thấm gia vị.
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho thịt gà đã ướp xào với mộc nhĩ, ngô ngọt và cà rốt. Sau đó cho trứng đã đánh vào nồi, khuấy đều để tạo sợi mịn.
  • Bước 5: Pha bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi súp, tắt bếp và thêm hành lá và rau mùi vào.

1.4. Cách nấu súp gà giải cảm với nấm hương

Trong nấm hương có các axit amin và enzyme cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống cảm cúm hiệu quả. Khi kết hợp cùng với ức gà sẽ trở thành món súp bổ dưỡng dành cho người bị cảm lạnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu súp gà giải cảm với nấm hương.

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Hoàn thành bát súp gà nấm hương nóng hổi chỉ trong 30 phút

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 200g thịt ức gà ta

  • 30g ngô ngọt

  • 1 quả trứng gà

  • 4-5 tai nấm hương

  • Hành lá, rau mùi

  • Bột bắp, bột canh, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay

Cách thực hiện

  • Bước 1: Sơ chế ức gà bằng cách ngâm nước muối loãng trong 10 phút rồi rửa lại với nước. Sau đó, đem ức gà luộc 15 phút rồi vớt ra để nguội, xé thành sợi nhỏ.
  • Bước 2: Ngô tách hạt rồi luộc với 200ml nước lọc trong khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước. Sơ chế và làm sạch các loại rau nấm kim châm, rau mùi, hành lá, nấm hương. Với nấm hương sau ngâm nước ấm thì cắt thành sợi nhỏ.
  • Bước 3: Đặt nồi lên bếp, cho nước luộc gà đun sôi. Khi nước sôi, thêm nấm hương, nấm kim châm và ngô vào, đảo đều trong khoảng 2 phút.
  • Bước 4: Đập trứng gà và khuấy đều, đổ từ từ vào nồi súp. Sau đó, pha 2 muỗng canh bột bắp với nước, vừa đổ vừa khuấy đều trong vòng 2 – 3 phút để tránh bị vón cục.
  • Bước 5: Múc ra bát, rắc chút tiêu xay, hành lá, rau mùi rồi thưởng thức.

Xem thêm: Tổng Hợp 3 Cách Nấu Súp Gà Bằng Bột Sắn Dây Đơn Giản, Ai Cũng Khen Ngon

1.5. Cách nấu súp gà giải cảm với nui và mì lá

Súp gà nui và mì lá không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp giải cảm hiệu quả trong những ngày thời tiết giao mùa. Món ăn có đầy đủ protein, tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất béo sẽ bồi bổ cho cơ thể khỏe mạnh, mau lại sức sau khi ốm.

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Cách nấu súp gà giải cảm với nui và mì lá rất đơn giản chỉ trong 20 phút là hoàn thành

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300g ức gà

  • 200g mì trứng

  • 1/2 gói nui và mì lá

  • 1,5 chén cần tây (cắt nhỏ)

  • 1,5 chén cà rốt (cắt nhỏ)

  • 1 chén hành tây (cắt nhỏ)

  • 1/2 muỗng cà phê muối

  • 1 muỗng canh dầu ô liu

  • 1 ít tiêu đen

  • 1,5 lít nước dùng gà

  • 3 nhánh cỏ xạ hương tươi

Cách thực hiện

  • Bước 1: Ức gà được rửa sạch và cắt hạt lựu nhỏ, sau đó ướp với chút muối và tiêu để gia vị thấm đều.
  • Bước 2: Luộc mì lá và nui trong khoảng 7-10 phút cho đến khi chín mềm, vớt ra để ráo.
  • Bước 3: Đặt nồi lên bếp, thêm dầu oliu, phi thơm hành tây rồi cho cần tây, cà rốt, nêm nếm với 1/2 muỗng cà phê muối và một ít tiêu đen. Xào đều trong khoảng 10 phút cho tới khi rau củ mềm.
  • Bước 4: Thêm nước dùng gà và nhánh thyme khô vào, đun sôi và giảm lửa nhỏ vừa trong 10 phút. Thêm thịt gà xắt nhỏ vào, nấu trong 3 phút cho đến khi gà chín. Nêm lại gia vị theo khẩu vị. Thêm nui và mì lá đã luộc vào, đun sôi trong 3 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Múc súp gà ra tô và dùng nóng. Súp gà có thể ăn kèm với cơm, bánh mì vào bữa sáng, giúp giải cảm trong những ngày trở lạnh.

1.6. Cách nấu súp gà giải cảm với rau chân vịt

Trong rau chân vịt có chứa vitamin C, axit amin giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giải cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng folate có trong rau chân vịt giúp cơ thể thư giãn, giữ huyết áp ổn định. Vì vậy, bạn hãy học cách nấu súp gà giải cảm với rau chân vịt để điều trị cảm lạnh, bồi bổ cơ thể cho những người thân trong gia đình.

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Món súp rau chân vịt hấp dẫn chứa nhiều vitamin C, axit amin giúp tăng cường miễn dịch

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 500g rau chân vịt

  • 200g ức gà

  • 4 chén con nước dùng gà

  • 100g đậu Hà Lan

  • 1 củ hành tây

  • 1 muỗng canh tỏi băm

  • 1 quả dưa chuột

  • 2 muỗng canh bột bắp

  • Bột canh, nước mắm, đường kính

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch đậu Hà Lan và rau chân vịt rồi để ráo nước. Tiếp theo, lột vỏ, rửa sạch hành tây, dưa leo rồi cắt hạt lựu.
  • Bước 2: Cho rau chân vịt và đậu Hà Lan vào nồi luộc chín. Sau đó, cho 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột canh, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê đường trắng.
  • Bước 3: Luộc ức gà rồi cắt nhỏ. Cho ức gà cùng với rau chân vịt, đậu Hà Lan xay nhuyễn.
  • Bước 4: Cho 4 chén con nước dùng gà vào nồi đun sôi. Cho các nguyên liệu xay nhuyễn vào nấu. Khi súp gần chín, bỏ hành tây và tỏi băm, bột bắp pha với nước vào khuấy đều để súp có độ sánh vừa phải.
  • Bước 5: Múc súp ra chén rồi ăn kèm với bánh mì.

1.7. Cách nấu súp gà giải cảm với đậu trắng bổ dưỡng

Trong đậu trắng có chứa nhiều protein và chất xơ kết hợp với ức gà cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng đề kháng cơ thể, giải cảm hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể thay thế ức gà bằng thịt đùi vẫn đảm bảo dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon.

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Súp gà đậu trắng rất giàu protein và chất xơ

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 400g thịt gà hoặc thịt đùi

  • 120g hành tây

  • 50g đậu trắng

  • 120g cần tây

  • 1/2 củ cà rốt

  • 3 tép tỏi

  • 2 muỗng canh bột năng

  • Muối, mì chính, hạt nêm, tiêu sọ xay, dầu ăn.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Làm sạch thịt gà bằng cách chà muối và chanh, sau đó rửa sạch. Sơ chế các loại rau củ như hành tây, cà rốt, cần tây, tỏi.
  • Bước 2: Ngâm đậu trắng và rửa sạch.
  • Bước 3: Đun nước, cho thịt gà vào luộc chín, vớt ra để nguội rồi xé nhỏ.
  • Bước 4: Xào rau củ với dầu ăn, sau đó thêm nước luộc gà và đun sôi. Cho thịt gà xé và đậu trắng vào nấu sôi, sau đó hạ nhỏ lửa và nấu thêm 10 phút. Nêm nếm 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê mì chính hoặc theo khẩu vị của gia đình.
  • Bước 5: Hòa bột năng với nước lọc và thêm vào nồi súp, khuấy đều đến khi súp sệt lại. Tắt bếp và thưởng thức súp gà đậu trắng thơm ngon.

1.8. Hướng dẫn nấu súp gà Mexico cay nồng hấp dẫn

Cách nấu súp gà giải cảm Mexico phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu nhưng khi hoàn thành, bạn sẽ bị lôi cuốn bởi hương vị cay nồng của ớt jalapeno và màu sắc món ăn rất hấp dẫn. Món ăn này giúp bạn toát mồ hôi, lưu thông mạch máu giúp giải cảm và thoải mái hơn.

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Vị cay nồng của súp gà kiểu Mexico sẽ giúp bạn giải cảm và cảm thấy dễ chịu hơn

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 500g thịt gà, cắt miếng nhỏ vừa ăn

  • 1 củ hành tây, lột vỏ và cắt hạt lựu nhỏ

  • 2 quả cà chua, cắt hạt lựu

  • 1 ít ớt jalapeno, cắt hạt lựu

  • 1/4 chén ngô hạt

  • 1/4 cốc đậu hũ non

  • 1 củ khoai tây, cắt hạt lựu

  • 1/2 củ cà rốt, nạo sợi mảnh

  • 1/4 quả ớt chuông, cắt hạt lựu

  • 400g đậu đỏ

  • 1/4 chén rau mùi tây, cắt nhỏ

  • 4 chén con nước dùng gà

  • Muối, tiêu xay, hạt nêm, bột ớt cayenne, dầu ăn

  • Húng quế, rau oregano, thì là

Cách thực hiện

  • Bước 1: Xào thịt gà trong một chiếc nồi lớn khoảng 7-10 phút. Lấy gà ra, để nguội, xé thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi bỏ vào nồi.
  • Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu như hành tây, cà chua, ớt jalapeno, ngô, khoai tây, cà rốt, ớt chuông, đậu đỏ vào nồi, bật lửa to. Khi hỗn hợp sôi, cho nhỏ lửa và đun trong khoảng 4-5 giờ, khuấy đều hỗn hợp để thịt gà được nhừ và thấm gia vị.
  • Bước 3: Khi thưởng thức, thêm ít rau mùi tây của Ý và một ít ớt bột cayenne lên trên.

2. Tại sao ăn súp gà giúp giải cảm?

Theo nghiên cứu được đăng lên tạp chí Chest uy tín đã đánh giá hiệu quả của súp gà đối với hệ hô hấp của người đang bị cảm lạnh. Theo đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, súp gà có khả năng giảm hoạt tính của tế bào bạch cầu (gây các triệu chứng cảm lạnh thông thường).

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Súp gà có khả năng giảm hoạt tính của tế bào bạch cầu gây ra bệnh cảm lạnh

Một số yếu tố giúp súp gà giải cảm hiệu quả:

  • Hơi nóng từ bát súp giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông đường hô hấp.

  • Gà có chứa lượng protein lớn, cung cấp calo, chất dinh dưỡng làm tăng chức năng hệ miễn dịch.

  • Súp gà chứa nhiều loại rau như cà rốt, cần tây, củ hành, cải bông xanh, súp lơ, khoai tây… giàu vitamin, chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống cảm lạnh hiệu quả.

  • Súp gà giúp duy trì lượng nước cần thiết, giảm sung huyết và làm loãng chất nhầy mũi họng khi bị cảm lạnh.

3. Một số lưu ý về chế độ ăn uống khi bị cảm

Bên cạnh hướng dẫn cách nấu súp gà giải cảm, chúng tôi cũng gợi ý tới bạn một số lưu ý về chế độ ăn uống khi bị ốm để cơ thể phục hồi nhanh nhất. Những vấn đề này bao gồm cách lựa chọn nguyên liệu, cách ăn, cách nêm nếm

  • Ăn những món ăn dạng lỏng, mềm giúp dễ tiêu và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

  • Nấu súp, cháo với các nguyên liệu tươi để cung cấp đủ dinh dưỡng.

  • Chia khẩu phần thành từng bữa nhỏ để dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

  • Tránh thức ăn khó tiêu như xôi, bánh chưng, đồ chiên rán, đồ cay nóng…

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, canxi và vitamin để hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

  • Uống ít nhất 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày.

  • Khi nấu súp, không nên nêm nếm nhiều gia vị, đặc biệt khi nấu súp cho bé.

08 cách nấu súp gà giải cảm hiệu quả, tăng cường đề kháng, không ốm vặt

Nấu súp với các nguyên liệu tươi sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

4. Ai không nên ăn súp gà giải cảm?

Súp gà là món ăn bổ dưỡng giúp giải cảm hiệu quả. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên ăn món này để tránh tổn hại tới sức khỏe như người bị viêm dạ dày, viêm túi mật, mỡ máu, suy thận và gút.

  • Người bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày: Súp gà kích thích tiết axit dịch vị, có thể gây viêm loét và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.

  • Người mắc bệnh viêm túi mật: Chất béo trong súp gà sẽ kích thích co bóp túi mật, tăng nguy cơ viêm túi mật và sỏi mật.

  • Người bị mỡ máu: Súp gà có thể chứa một lượng chất béo làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ tạo thành mảng và huyết khối.

  • Bệnh nhân gút: Lượng purin có trong súp gà có thể tạo thành axit uric, không có lợi cho người bị gút.

  • Bệnh nhân suy thận: Thịt gà giàu đạm và chất béo, không tốt cho người bị suy thận.

Trên đây là những cách nấu súp gà giải cảm đơn giản bạn có thể nấu tại nhà cho người thân mỗi khi họ ốm. Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh lý thì cần kiêng ăn súp gà, bạn cần chú ý điều này để món ăn bổ dưỡng sẽ không trở thành nguyên nhân gây hại sức khỏe



thịt gà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *