3 cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon, bồi bổ cho sức khỏe

3 cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon, bồi bổ cho sức khỏe

Cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng không chỉ mang đến bữa ăn ngon miệng mà còn giúp bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ cho sức khỏe. Cháo gạo lứt được xem là một món ăn truyền thống, nhưng khi kết hợp với chế độ ăn thực dưỡng nó trở thành một lựa chọn ưu việt cho những người quan tâm đến chế độ ăn lành mạnh. Hãy cùng khám phá 3 cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon và bổ dưỡng trong bài viết này.

1. Chế độ ăn thực dưỡng là như thế nào?

3 cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon, bồi bổ cho sức khỏe

Chế độ ăn thực dưỡng là phương pháp dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi

Chế độ ăn thực dưỡng hay còn được biết đến với tên gọi phương pháp thực dưỡng Ohsawa – đặt theo tên của người sáng lập Georges Ohsawa. Đặc điểm chính của phương pháp này là sử dụng gạo lứt kết hợp với các thực phẩm có tính cân bằng âm – dương. Ngoài ra, thực dưỡng còn bao gồm một kế hoạch ăn kiêng nghiêm ngặt, tập thể dục thích hợp và thay đổi lối sống lành mạnh.

Đây là một phương pháp dinh dưỡng lành mạnh phù hợp cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Chế độ này kết hợp giữa việc lựa chọn thực phẩm sạch và bồi dưỡng tâm hồn. Đối với những người mắc vấn đề về tim mạch hoặc béo phì, việc áp dụng chế độ ăn thực dưỡng có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Thực dưỡng khuyến khích thói quen ăn thường xuyên, nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt và duy trì tinh thần lạc quan.

2. Những lưu ý khi dùng cháo thực dưỡng

Cháo thực dưỡng có thể mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều nên sử dụng. Đặc biệt là những nhóm người sau đây cần tránh sử dụng:

  • Người mắc bệnh về đường tiêu hoá nên hạn chế sử dụng vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, đầy hơi và khó tiêu.

  • Người mắc bệnh giãn tĩnh mạch thực quản hoặc xơ gan nếu dùng cháo thực dưỡng thường xuyên có thể gây viêm loét tĩnh mạch hoặc xuất huyết.

  • Người suy nhược cơ thể không nên dùng loại cháo này, do axit phytic và chất xơ trong cháo có thể gây tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt và canxi.

3. Học ngay các cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon

Nếu bạn đang tìm kiếm những cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng thì hãy tham khảo ngay 3 công thức nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon và đơn giản dưới đây.

3.1. Cháo gạo lứt

Nguyên liệu

  • 1/3 chén gạo lứt

  • Hành lá (lấy phần trắng) hoặc củ hành tươi

  • Lòng đỏ trứng gà

  • Gừng nạo

  • Nước tương

Cách nấu

  • Gạo lứt bạn đem đi rửa sạch rồi ngâm trong nước sôi cho mềm.

  • Tiếp theo cho vào nồi, thêm nước bắt lên bếp nấu cho thật nhừ.

  • Cho lòng đỏ trứng gà, hành đập dập và nước tương vào tô. Sau đó, đổ cháo đang nóng vào khuấy đều, thêm gừng và thưởng thức.

Thưởng thức

Cháo gạo lứt sau khi nấu xong tỏa ra hương thơm tự nhiên từ gạo lứt, cháo được nấu chín nhừ, mềm ngon thêm vị cay nhẹ từ gừng rất hấp dẫn. Cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng này rất thích hợp cho những ai đang bị cảm lạnh, cơ thể mệt mỏi.

3 cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon, bồi bổ cho sức khỏe

Cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu đơn giản, dễ làm

Xem thêm: Những người nào không nên ăn gạo lứt? Tìm hiểu về gạo lứt

3.2. Cháo gạo lứt suông

Một cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng khác cũng được rất nhiều người yêu thích đó là cháo gạo lứt suông. Nguyên liệu và cách chế biến món cháo này vô cùng đơn giản như sau.

Nguyên liệu

  • 3 chén nước (có thể thay bằng nước súp rau củ)

  • 1/2 chén gạo lứt

  • Muối

Cách nấu

  • Gạo bạn rửa sạch rồi ngâm trong 3 chén nước khoảng 4 tiếng.

  • Tiếp theo bạn thêm muối vào và nấu như trong 1 tiếng rồi tắt bếp.

Thưởng thức

Cháo gạo lứt suông tùy đơn giản nhưng lại rất dễ ăn và thơm ngon. Bạn nên thưởng thức lúc còn nóng để tận hưởng trọn vẹn hương vị hấp dẫn của món cháo.

3.3. Cháo kê

Nguyên liệu

  • 1/2 chén gạo lứt

  • 1/4 chén kê lứt

  • Muối

Cách nấu

  • Rửa gạo rồi ngâm trong nước khoảng 5 tiếng. Kê lứt bạn đem đi rửa sạch với nước.

  • Cho tất cả gạo, kê lứt và muối vào nồi, nấu trong khoảng 30 phút ở lửa nhỏ.

  • Sau đó bạn tăng lửa lớn lên trong 10 phút rồi hầm thêm 1 tiếng nữa và tắt bếp.

Thưởng thức

Cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng với kê lứt này khá đơn giản đúng không nào? Chỉ vài bước thôi là bạn đã có ngay tô cháo bổ dưỡng, ấm nóng. Món cháo này rất tốt cho những ai đang bị viêm phổi hoặc mất ngủ đấy!

3 cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon, bồi bổ cho sức khỏe

Cháo kê thơm ngon thích hợp cho những ai bị viêm phổi hoặc mất ngủ

4. Các món ngon từ gạo lứt giúp bạn có vóc dáng khỏe đẹp

Gạo lứt không chỉ là một nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ và khoáng chất mà còn là nguyên liệu tuyệt vời cho nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Ngoài cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng đã được giới thiệu, bạn có thể tham khảo những món ngon từ gạo lứt dưới đây để giúp bạn tận hưởng bữa ăn ngon miệng và giữ cho vóc dáng luôn khỏe đẹp.

3 cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng siêu ngon, bồi bổ cho sức khỏe

Các món ngon từ gạo lứt

4.1. Bún gạo lứt trộn

Bún gạo lứt trộn là một món ăn nhẹ và giàu dinh dưỡng, thường được kết hợp với các nguyên liệu như thịt bò, cà rốt, bắp cải trắng,… để tăng thêm hương vị. Món bún không có lượng dầu mỡ quá nhiều, vẫn giữ được độ ngon ngọt tự nhiên của các nguyên liệu. Bạn có thể thêm đậu phộng và nước mắm chua ngọt để món ăn được tròn vị hơn.

4.2. Cơm gạo lứt hấp

Cơm gạo lứt hấp là một món ăn thơm ngon, được làm từ những nguyên liệu đơn giản như lá sen thơm lừng, hạt gạo lứt dẻo bùi, thịt heo béo dai và các loại rau củ tươi ngon. Sự kết hợp hài hòa của những thành phần này tạo nên một bữa ăn ngon miệng và lôi cuốn. Món ăn này còn là lựa chọn hoàn hảo để bạn thể hiện khả năng nấu nướng và chiêu đãi những vị khách quý.

4.3. Bánh thực dưỡng gạo lứt

Bánh thực dưỡng gạo lứt là sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại hạt bổ dưỡng, mang lại một trải nghiệm ẩm thực thú vị và tốt cho sức khỏe. Với hương vị thơm ngọt tự nhiên từ bơ đậu phộng và mật ong, cùng với sự giòn rụm của gạo lứt, yến mạch, hạnh nhân,… mỗi miếng bánh đều đem đến cảm giác thơm ngon khó tả, khiến cho bất kỳ ai thưởng thức cũng sẽ phải say mê.

4.4. Bánh bò gạo lứt

Nếu bạn đã quen thuộc với món bánh bò truyền thống làm từ bột gạo, hãy thử đổi mới với bánh bò gạo lứt. Bạn sẽ bất ngờ với sự cuốn hút của nó. Bánh bò gạo lứt sau khi được hấp sẽ trở nên xốp mềm, dai dai và thơm mùi ngọt dịu. Đặc biệt, món bánh này phù hợp cho những người ăn chay hoặc theo chế độ ăn thực dưỡng, với nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên từ thực vật.

Xem thêm: 100g bánh bò bao nhiêu calo? Ăn bánh bò có tăng cân không?

4.5. Cơm cuộn gạo lứt

Cơm cuộn gạo lứt mang đến sự dẻo mềm của các hạt cơm được kết dính với nhau, sau đó cuộn lại thành những khoanh tròn, bên trong cũng có các nguyên liệu như trứng gà, xúc xích, dưa leo,… giống như cách làm cơm cuộn thông thường. Món ăn này vừa dễ làm vừa thơm ngon, bổ dưỡng mà bạn nhất định nên thử.

Cháo gạo lứt thực dưỡng không chỉ là một sự lựa chọn ngon miệng cho bữa ăn hàng ngày mà còn là cách tốt để bồi dưỡng sức khỏe. Với nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay cách nấu cháo gạo lứt thực dưỡng này để chiêu đãi gia đình và bạn bè cùng thưởng thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *