Ăn dặm là thời gian để bé làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Bởi vậy, cách nấu cháo cho bé ăn dặm phải đảm bảo thơm ngon đúng chuẩn để thu hút vị giác của bé. Ngoài ngon bổ dưỡng, món cháo phải đầy đủ yếu tố dinh dưỡng để hỗ trợ bé phát triển toàn diện và bảo vệ con xa khỏi tầm tay viruss.
1. Vai trò của việc ăn dặm ở trẻ 6 tháng tuổi
Sau khoảng 6 tháng đầu đời, đây là giai đoạn bé đang tập đi, tập ăn và tập nói nên rất cần nhiều năng lượng, vitamin, khoáng chất… Bởi vậy, ngoài việc cung cấp sữa tự nhiên, các bà mẹ vẫn cần bổ sung năng lượng thêm cho trẻ từ bữa ăn dặm vì nhiều lý do tốt cho bé.
1.1. Ăn dặm đảm bảo tốc độ phát triển của bé
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 6 tháng tuổi, cơ thể sẽ cần khoảng 700 calo để đáp ứng năng lượng cho mỗi ngày. Trong khi đó, sữa mẹ chỉ có thể cung cấp trung bình 450 calo trong một ngày. Vì vậy, nhiều trẻ không thể ổn định tốc độ tăng trưởng bình thường nếu chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ.
Đối với trẻ 6 tháng tuổi, sữa mẹ chiếm một thể tích lớn khiến bé nhanh no nhưng lại không cung cấp đủ dưỡng chất. Thức ăn đặc chiếm ít khối lượng nhưng cung cấp nhiều năng lượng hơn cho bé vui chơi cả ngày. Vì vậy, khi nhu cầu năng lượng của bé tăng cao để duy trì hoạt động, mẹ cần cho bé làm quen dần với các thức ăn đặc như bột, cháo, trái cây nghiền…
1.2. Kích thích phát triển các giác quan của bé
Khi bé ăn dặm, bé có thể cảm nhận được nhiều mùi vị thức ăn khác nhau và xây dựng các sở thích của riêng mình. Hơn nữa, khi cho bé ăn dặm, bé sẽ dần dần cải thiện khả năng thích ứng của lưỡi và miệng, điều này rất tốt cho việc phát triển khả năng nói của bé.
1.3. Hạn chế nguy cơ dị ứng với đồ ăn
Việc cho bé 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm sẽ hạn chế được nguy cơ dị ứng với các loại thực phẩm. Ở độ tuổi này, việc cho bé làm quen dần với thức ăn đặc sẽ giúp cơ thể bé thích nghi dễ dàng và có thể nhận được cùng lúc nhiều dưỡng chất cần thiết. Bởi vậy, việc thay đổi cách nấu cháo cho bé ăn dặm thường xuyên sẽ tập cho con quen với mùi vị của các loại đồ ăn khác nhau.
1.4. Đảm bảo đủ khoáng chất cho cơ thể
Một trong những khoáng chất quan trọng nhất giúp cơ thể của bé phát triển cả thể chất lẫn tư duy đó là sắt. Trong 5 tháng đầu, bé chủ yếu sử dụng nguồn sắt được hấp thụ và tích lũy khi còn trong bụng mẹ. Đến tháng thứ 6, lượng dự trữ này sẽ dần cạn kiệt. Đó là lý do vì sao bé cần nguồn thức ăn đặc để đảm bảo đủ chất sắt và các khoáng chất tất yếu.
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Thịt Bò Khoai Tây Cho Bé Ăn Liên Tục Không Ngán
2. Mách bạn 30+ cách nấu cháo cho bé ăn dặm đơn giản, cung cấp đủ dinh dưỡng
Cháo là món ăn phổ biến được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn trong thời kỳ ăn dặm của bé. Cách đa dạng thực đơn ăn dặm với nhiều nguyên liệu thơm ngon, hương vị khác nhau sẽ mang đến cho bé một chế độ ăn đủ dinh dưỡng.
2.1. Nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm
Cá hồi mua về, làm sạch, luộc chín, sau đó loại bỏ thịt băm nhuyễn. Xương cá hồi tiếp tục đun nhỏ lửa để lấy nước dùng nấu gạo cho đến khi thành cháo. Sau khi cháo chín thì cho cá hồi đã chuẩn bị vào đảo đều thì tắt bếp, đợi nguội rồi múc ra cho bé thưởng thức.
2.2. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng thịt bò
Thịt bò sau khi mua về thì rửa sạch, băm nhuyễn và nêm nếm gia vị vừa ăn. Bóc vỏ tỏi, đập dập, phi cho thơm rồi cho thịt bò vào xào chung. Cho gạo và bí ngô đã thái miếng nhỏ vào chung nồi rồi đặt lên bếp đun nhỏ lửa. Tiếp tục cho thịt bò xào vào đảo đều, đợi cháo sôi thì nêm nếm vừa ăn hẳn tắt bếp.
2.3. Cách nấu cháo thịt bò khoai tây, cà rốt cho bé ăn dặm
Luộc khoai tây cho đến khi mềm rồi nghiền nát cho đến khi mềm mịn (mẹ có thể cho thêm chút nước để dễ nghiền). Sau khi cháo đã chín thì cho thịt bò xay nhuyễn vào cháo, tiếp tục cho khoai tây và cà rốt thái lựu vào rồi nêm nếm vừa ăn, đảo đều rồi tắt bếp.
2.4. Nấu cháo tôm bí đỏ cho bé ăn dặm buổi sáng
Bí đỏ rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn rồi ninh với chung với gạo cho mềm. Đợi cháo chín thì cho tôm đã chế biến vào nấu trên lửa nhỏ rồi cho thêm chút hành lá vào, nêm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp và múc ra tô cho bé thưởng thức.
2.5. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng tôm và bí đỏ
Cho tôm vào xào với dầu cho chín rồi đem đi xay nhuyễn. Rửa sạch khoai lang và cà rốt, cắt thành từng miếng, đun sôi tới khi mềm rồi nghiền nát cho bé dễ ăn. Đun gạo khoảng 20 phút, sau đó cho tôm và các nguyên liệu đã chuẩn bị vào. Đợi cháo chín thì nêm nếm gia vị, tắt bếp và thêm chút dầu cá cho bé thưởng thức.
2.6. Hướng dẫn nấu cháo chim bồ câu hạt sen cho trẻ ăn dặm
Chim bồ câu rửa sạch với nước, lọc bỏ nội tạng, để ráo nước thì đem đi xay rồi ướp với chút gia vị. Gạo vo sạch rồi nấu cháo, sau đó cho hạt sen và bồ câu vào hầm khoảng 30 phút. Đợi cháo và chim chín mềm thì nêm nếm vừa ăn, cho cháo ra tô, rắc thêm chút tiêu và hành lá rồi thưởng thức.
2.7. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng lươn và đậu xanh
Lươn làm sạch, luộc với gừng, sau đó bóc thịt và đem đi xay nhuyễn với chút gia vị. Cho gạo và đậu xanh đi ngâm nước khoảng 20 phút thì đem đi hầm với nước luộc lươn để nấu cháo. Đợi cháo chín thì cho thịt lươn vào đảo đều và khuấy đều thêm 10 phút thì tắt bếp là xong nhé các mẹ.
2.8. Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm đúng cách
Cà thái hạt lựu và lươn luộc chín, lọc thịt đem đi xay nhuyễn. Cho gạo vào nồi nước luộc lươn, sau đó cho cà rốt vào đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Đợi cháo chín thì cho thịt lươn vào đảo đều, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp và cho bé thưởng thức khi còn nóng nhé.
2.9. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng rau dền đỏ
Mẹ nên chuẩn bị gạo nấu cháo, lươn xay nhuyễn, rau dền đỏ thái nhỏ và đậu phụ tán nhuyễn. Đợi cháo chín thì cho lần lượt đậu phụ, rau dền vào khuấy đều tay khoảng 5 phút. Sau đó nêm nếm cháo cho vừa ăn rồi cho lươn và một ít dầu ăn vào trộn đều cho bé thưởng thức.
2.10. Các bước nấu cháo yến mạch trứng gà cho trẻ ăn dặm
Ngâm yến mạch trong nước cho đến khi nở ra rồi nấu với lửa lớn khoảng 5 – 7 phút. Sau khi bột yến mạch đã hoà tan và chín, cho lòng đỏ trứng vào và khuấy đều tay tránh bị vón cục. Đợi thêm 4-5 phút cho trứng chín thì tắt bếp, cho dầu oliu và chút hạt tiêu rồi cho bé thưởng thức.
2.11. Cách nấu cháo trứng gà phô mai giúp trẻ tăng cân
Là món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho bé ăn dặm từ cuối tháng thứ 6 đầu tháng thứ 7. Để nấu cháo dinh dưỡng cho bé bằng phô mai, mẹ cần cho cháo vào nồi, thêm nước và cà rốt khuấy đều tay với lửa lớn. Đánh trứng, giảm nhiệt độ và thêm trứng vào cháo từ từ. Nấu thêm 4-5 phút nữa cho đến khi trứng chín thì cho phô mai vào và khuấy đều cho đến khi hòa tan.
2.12. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm buổi xế với gà và đậu xanh
Thịt gà rửa sạch, luộc chín, vớt ra, để nguội rồi xé thành từng miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn cho dễ ăn. Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước luộc gà, sau đó cho đậu xanh vào đun với nhiệt độ vừa. Khi cháo chín thì cho thịt gà vào và nêm nếm vừa ăn rồi cho bé thưởng thức.
2.13. Cách nấu cháo gà hạt sen đơn giản tại nhà
Thịt gà mua về rửa sạch, luộc chín rồi lấy thịt ra và cho gạo vào nước luộc để nấu cháo. Tiếp theo cho thịt gà xé sợi, hạt sen và cà rốt vào đun nhỏ lửa thêm 15 phút nữa. Nêm nếm vừa ăn, múc cháo ra tô rồi cho thêm hành lá và tiêu vào thì tắt bếp.
2.14. Hướng dẫn cách nấu cháo gà khoai lang ngọt bổ
Chế biến gạo, thịt gà và khoai lang tương tự như các cách nấu cháo ở trên. Khi nồi cháo sôi thì thêm khoai tây và thịt gà vào, khuấy đều và nêm nếm lại cho vừa miệng. Múc cháo ra bát, đợi nguội rồi cho tí tiêu để bé ăn ngon hơn.
2.15. Nấu cháo yến mạch khoai lang cho bé ăn dặm
Ngâm yến mạch trong nước khoảng 20-30 phút, khoai lang thì gọt vỏ và thái hạt lựu. Cho yến mạch và khoai lang vào nồi đun trên lửa nhỏ cho đến khi mềm. Dùng 1 lòng đỏ trứng gà khuấy đều, nấu thêm khoảng 2 phút, thêm gia vị rồi múc cháo ra bát và cho bé thưởng thức.
2.16. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm với tôm và nấm rơm
Gạo vo sạch, để ráo nước rồi đun nhỏ lửa và làm sạch tôm, băm nhỏ, ướp với chút gia vị. Nấm rơm cắt đôi và ngâm nước muối cho thải chất độc. Phi thơm hành tím, cho tôm và nấm vào đảo đều. Đợi cháo nhuyễn thì cho hỗn hợp trên vào và nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
2.17. Cách nấu cháo tôm cà rốt tốt cho sức khỏe của bé
Chỉ với một vài nguyên liệu dễ tìm, mẹ có thể có ngay một bát cháo tôm cà rốt thơm ngon, bổ dưỡng cho bé. Cho gạo đã vo sạch vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi thành cháo, sau khi cháo chín thì cho cà rốt cắt khúc vào đun nhỏ lửa. Tiếp theo cho tôm vào nồi, đảo đều và thêm gia vị là hoàn thành.
2.18. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm với thịt bò bằm cà rốt
Vo gạo rồi đem đi nấu cháo, tiếp tục cho thịt bò và cà rốt đã sơ chế vào nồi đun nhỏ lửa cùng cháo. Đợi khoảng 5 phút rồi nêm gia vị và thêm chút dầu oliu để tăng thêm hương vị cho cháo khi bé thưởng thức.
2.19. Các bước nấu cháo thịt lợn nấu rau cải cho bé
Rau củ rửa sạch, ngâm nước muối rồi cắt thành từng miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn. Thịt lợn thái miếng, sau đó băm nhỏ và ướp gia vị phù hợp với bé. Cho thịt băm vào nồi cháo đã nấu chín, nấu khoảng 10 phút thì cho rau vào. Đun khoảng 3-5 phút thì thêm gia vị rồi tắt bếp và cho bé thưởng thức.
2.20. Hướng dẫn nấu cháo tim lợn cho bé biếng ăn
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ tim lợn béo thơm, hấp dẫn và vô cùng bổ dưỡng. Trong thời gian chờ cháo chín, mẹ nên rửa sạch tim heo, băm nhỏ, ướp gia vị rồi xào với hành. Khi thấy cháo đã mềm thì cho tim đã chế biến và cà rốt thái hạt lựu vào đun nhỏ lửa cùng cháo khoảng 10 phút thì tắt bếp.
2.21. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng óc heo
Các bước sơ chế mẹ cần chuẩn bị: Vo gạo và nấu cháo, hấp cà rốt rồi xay nhuyễn, não heo sau khi làm sạch cho vào tô hấp cùng gừng. Đợi cháo chín thì cho óc heo và cà rốt vào, khuấy đều và nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
2.22. Cháo thịt lợn mồng tơi cho con ăn ngoan, chóng lớn
Mẹ chỉ cần các nguyên liệu như thịt lợn xay nhuyễn, rau mồng tơi thái nhỏ và gạo vo sạch là có ngay món ăn ngon cho bé. Chỉ cần mẹ nấu cháo tới khi chín thì cho thịt và rau muống vào, nêm nếm vừa ăn rồi thêm chút dầu cho bé thưởng thức.
2.23. Cách nấu cháo tổ yến cho bé bổ sung thêm canxi
Tổ yến ngâm nước khoảng 30 phút rồi xé thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền nhuyễn. Gạo vo sạch và nấu cháo, đợi chín thì cho thịt băm và yến sào vào nấu khoảng 5-10 phút thì tắt bếp. Múc cháo ra tô, thêm chút hành tiêu rồi mang cho bé thưởng thức.
2.24. Cách nấu cháo cá lóc cho trẻ kén ăn
Cá lóc thái miếng và ướp gia vị vừa phải cho bé. Đun sôi gạo thành cháo rồi cho thịt cá và cà rốt thái hạt lựu vào, khuấy đều tay cho chín đều các nguyên liệu. Nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp và nêm chút dầu oliu cho bé thưởng thức nhé.
2.25. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng cá chép bổ dưỡng
Gọt vỏ hành tây, giã nhuyễn, xào cho đến khi có mùi thơm thì cho cá vào đảo đều. Nấu cơm thành cháo, sau đó cho đậu xanh và phần cá xào vào nồi đun với lượng lửa nhỏ. Đợi cháo sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp cho bé thưởng thức.
2.26. Các bước nấu cháo cá diêu hồng cho bé ăn xế chiều
Hành khô bóc vỏ, xào thơm rồi cho thịt cá vào xào chung cho tới khi chín, các mẹ có thể đem đi xay nhuyễn. Gạo vo sạch, nấu cháo rồi cho cá diêu hồng vào nấu cho đến khi cháo nhừ. Nêm nếm vừa ăn rồi rắc chút hành lá vào bát để kích thích vị giác của trẻ.
2.27. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm thơm ngon bằng cá thu
Cháo dinh dưỡng cho bé từ cá thu được nhiều mẹ áp dụng và đánh giá cao lẫn dinh dưỡng cả hương vị. Cá thu rửa sạch, băm nhỏ, thêm chút muối và gia vị rồi cho cá vào xào chín tới. Vo sạch gạo, nấu cháo cho đến khi cháo chín thì cho cá và rau củ vào, đảo đều khoảng 10 phút thì tắt bếp.
2.28. Hướng dẫn nấu cháo ếch cho bé bổ dưỡng thơm ngon
Cách nấu cháo ếch bổ dưỡng cho bé đơn giản chỉ với vài thao tác đơn giản. Trong thời gian chờ gạo và đậu ngâm mềm đem đi nấu cháo, các mẹ nên xào thịt ếch với một chút gia vị rồi vớt ra để nguội. Khi cháo mềm thì cho thịt ếch vào nấu cùng cháo khoảng 10 phút thì tắt bếp.
2.29. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm với thịt cua
Đem cua đi hấp và lọc lấy thịt để riêng ra tô. Chuẩn bị nước rau ngót, đậu đỏ xay mịn và gạo đã nấu thành cháo. Khi nồi cháo sôi thì cho lần lượt thịt cua, nước rau ngót, đậu đỏ và nêm nếm gia vị, đảo đều khoảng 5 phút thì tắt bếp.
2.30. Cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm no nê
Đậu xanh và bí đỏ rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn chung với nhau. Mực làm sạch, hấp rồi thái nhỏ và cho vào máy xay để xay nhuyễn. Sau đó cho các thành phần nguyên liệu này nấu chung với cháo với lửa lớn. Đợi mực chín thì tắt bếp, múc cháo ra bát và thêm một thìa dầu mè cho bé thưởng thức.
2.31. Cách nấu cháo đậu đỏ cho trẻ tăng cân và chiều cao
Đậu đỏ và gạo rửa sạch, ngâm 1-2 tiếng cho nở rồi đem đi nấu chung thành cháo. Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn và ướp với gia vị rồi cho vào cháo. Đợi thịt bò chín và cháo thấm ngọt thì tắt bếp và cho bé thưởng thức.
2.32. Cách nấu cháo trứng đậu hũ non cho bé ăn dặm
Nhiều mẹ chỉ dùng trứng và đậu hũ non cũng cho ra được món cháo dinh dưỡng cho bé tại nhà. Cho trứng và đậu vào tô, nghiền nát cho đến khi mịn. Đợi cháo sôi thì cho hỗn hợp trứng vào nồi, khuấy đều tay khoảng 5 phút thì tắt bếp và nêm gia vị là xong.
Lưu ý: Khi chuẩn bị các nguyên liệu, các mẹ nên biết được hàm lượng ăn phù hợp của con để cân đo đong đếm chuẩn bị thành phần của món cháo vừa đủ khẩu phần cho bé.
Xem thêm: Muốn Bé Tăng Cân Vù Vù, Mẹ Học Ngay Cách Nấu Cháo Bí Đỏ Trứng Gà Thơm Ngon
3. Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?
Khi nào để bắt đầu cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên và như thế nào là câu hỏi mà các bậc cha mẹ rất quan tâm khi mới sinh con? Theo các chuyên gia khuyến cáo, 6 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để bé bắt đầu tập quen với việc ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện, thậm chí một số bé đã có thể tự ngồi vững để tập cho bé ăn dặm đúng cách.
Từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để bé phát triển cơ thể một cách toàn diện. Vì vậy, việc ăn dặm đúng cách sẽ giúp bé hấp thụ đủ dinh dưỡng để bổ sung năng lượng và vận động tốt. Ngoài ra, trẻ ăn dặm còn giúp phát triển các cơ – hàm – lưỡi giúp bé dễ dàng tập nói và học cách tự ăn sau này.
4. Cách cho trẻ ăn đúng cách trong độ tuổi ăn dặm
Bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi là bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng của bé. Những bữa ăn đầu tiên thường đóng vai trò rất lớn để tạo nền tảng cho thói quen ăn uống sau này của trẻ. Bởi vậy, trước khi học cách nấu cháo cho bé ăn dặm thì các bậc phụ huynh nên biết cho trẻ ăn đúng cách trong độ tuổi này.
4.1. Dấu hiệu trẻ sẵn sàng bắt đầu ăn dặm
Để bé và mẹ có thể vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng nhất, mẹ cần nhận biết những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm của bé sau đây:
- Trẻ có thể chuyển sang tư thế ngồi thẳng mà không cần đến sự giúp đỡ của mọi người
-
Bé thường cho đồ chơi vào miệng để nhai
-
Bé luôn tỏ ra thích thú và có chút tò mò khi nhìn các thành viên khác đang ăn
4.2. Những nguyên tắc khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm
Nếu bé có những dấu hiệu trên, bạn có thể cùng bé chuẩn bị cho hành trình ăn dặm đầu tiên. Các mẹ hãy nhớ những nguyên tắc sau để bắt đầu cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách ngay lần đầu tiên nhé.
-
Mẹ nên cho ăn theo nhu cầu đáp ứng của bé, từ ít đến nhiều và không cố gượng ép khi trẻ có dấu hiệu đã no.
-
Nên bắt đầu tập ăn với số lượng 1 bữa/ngày, khi bé lên 9 tháng tuổi thì bạn có tăng lên 2 lần trên một ngày.
-
Độ thô của thức ăn cho bé ăn dặm nên được xay nhuyễn, bắt đầu từ việc ăn loãng đến đặc
-
Nên cho bé ăn các loại thực phẩm được làm từ tinh bột, trái cây, quả mọng.
4.3. Ngày đầu tiên ăn dặm nên cho bé ăn gì?
Sau khi bé được 6 tháng tuổi, những người lần đầu làm mẹ sẽ lo lắng về việc cho bé ăn gì trong ngày đầu ăn dặm để bé ngon miệng, thích thú mà vẫn an toàn, bổ dưỡng cho bé? Đừng lo lắng, bố mẹ trẻ có thể tham khảo một số món ăn cho bé dưới đây:
- Bột ngọt: Bột vị ngọt là loại bột ăn dặm sẽ chứa các thành phần chủ yếu như bột gạo, rau xanh kết hợp với dầu mè hoặc dầu oliu để bé làm quen với việc ăn dặm.
-
Bột mặn: Từ độ tuổi 9 tháng, cha mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 lần/ngày bằng bột mặn để bổ sung chất đạm (thịt, cá,…). Hoặc có thể kết hợp 1 bữa ngọt cho buổi sáng và 1 bữa mặn cho buổi tối giúp bé thay đổi khẩu vị trong ngày.
-
Cháo ăn dặm: Bắt đầu khoảng 1 tuổi, bé cần được ăn 3 bữa cháo mỗi ngày, để hấp thu dinh dưỡng đầy đủ nhất. Đối với cháo, cha mẹ có thể không cần xay nhuyễn thức ăn như bột mặn mà chỉ cần rây nghiền thức ăn sao cho có độ sệt phù hợp với lứa tuổi của bé.
5. Những sai lầm thường mắc trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm
Nấu cháo ăn dặm cho bé tưởng chừng như là một công việc đơn giản, bất kỳ bà mẹ nào cũng có thể làm được một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ hàng ngày vất vả vào bếp, tích cực thay đổi cách nấu món ăn cho con nhưng con vẫn không chịu tăng cân dù ăn đủ bữa. Nguyên nhân là do mẹ mắc phải những sai lầm dưới đây khi nấu cháo cho bé:
- Liên tục thêm cà rốt và khoai tây nghiền vào cháo: Cà rốt và khoai tây nằm trong nhóm thực phẩm chứa carbohydrate nhưng nhiều bà mẹ tưởng nhầm là rau giúp cung cấp chất xơ.
-
Thêm ngũ cốc vào cháo: Ngũ cốc tuy rất bổ dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa con non yếu của trẻ.
-
Lạm dụng máy xay sinh tố: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, đồng thời tập cho trẻ ăn thức ăn sống dần dần theo từng giai đoạn.
-
Cho gia vị quá đậm vào cháo của trẻ: Điều này sẽ khiến trẻ bị đau bụng, gây khó chịu cho dạ dày còn yếu.
Với độ tuổi 6 tháng, các bà mẹ thường rất vất vả trong việc chăm sóc và học cách nấu cháo cho bé ăn dặm đảm bảo bổ dưỡng, nhưng vẫn phải thơm ngon để thu hút sự thèm ăn của con. Không chỉ vậy, hệ tiêu hoá của bé còn rất yếu nên các mẹ cũng cần cẩn trọng trong quá trình chuẩn bị món ăn, tránh dẫn đến tình trạng con bị tiêu chảy, táo báo hoặc đau bụng nhé.