Cách nấu cháo chân giò hạt sen là món ăn lý tưởng để bồi bổ sức khỏe. Với cách làm đơn giản, hương vị thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng, món ăn này được nhiều người chọn chế biến cho gia đình thưởng thức. Cùng vào bếp làm ngay món cháo chân giò hạt sen đầy hấp dẫn!
1. Dinh dưỡng chất trong món cháo chân giò hạt sen
Bên cạnh thắc mắc về cách nấu cháo chân giò hạt sen, Job3s cũng nhận không ít câu hỏi về những chất dinh dưỡng có trong cháo chân giò hạt sen. Sau đây là giải đáp đầy đủ và cụ thể về 2 nguyên liệu chính là chân giò và hạt sen cho các bạn tham khảo.
1.1. Chân giò
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100gr chân giò gồm có:
-
Calo: 195
-
Đạm: 20gr
-
Chất béo:15gr
-
Vi sinh dưỡng gồm photpho, kẽm, vitamin, sắt,…: 10gr
Theo danh sách trên ta dễ dàng thấy rằng trong chân giò có chứa hàm lượng lớn protein và chất béo. Ngoài ra còn có ít carbs và chất xơ. Đây đều là những loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
1.2. Hạt sen
Hạt sen từ lâu đã được coi là “nguyên liệu vàng” bởi giá trị dinh dưỡng cao. Loại hạt này luôn xếp hạng top về sự bổ dưỡng, thơm ngon. Khoa học đã nghiên cứu trong 100 gram hạt sen khô bao gồm:
-
Calo: 332
-
Protein: 16gr
-
Chất béo: 2gr
-
Kali: 0,2gr
-
Canxi: 0,1gr
-
Vi sinh dưỡng gồm vitamin B3, B5, B6 , sắt,…:5gr
Ông bà ta từ lâu đã biết đến sự bổ dưỡng của hạt sen nên coi chúng như bài thuốc quý chuyên chữa các bệnh đau đầu, mất ngủ, chống lão hóa ở phụ nữ sau sinh,…
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Với Táo Đỏ Cho Bé Thanh Mát, Nhiều Dinh Dưỡng, Làm Cực Kỳ Dễ
2. Cách nấu cháo chân giò hạt sen ngon khó cưỡng
Hiện nay, có nhiều công thức nấu cháo chân giò hạt sen thơm ngon. Sau đây là tổng hợp 4 cách nấu cháo chân giò hạt sen ngon bất bại cho bạn tham khảo:
2.1. Cháo chân giò hạt sen cơ bản
Nguyên liệu
-
Chân giò: 1 cái
-
Hạt sen khô: 240gr
-
Gạo tẻ: 130gr
-
Gia vị: nước mắm ngon, hạt nêm,mì chính,…
Các bước nấu
-
Vo sạch gạo tẻ, sau đó đem gạo đi ngâm khoảng 2 – 3 tiếng cho gạo nở. Sau 2 – 3 tiếng, vo lại gạo với nước sạch và để ráo.
-
Rửa sạch chân giò rồi chặt thành những miếng vừa ăn.
-
Rửa sạch hạt sen rồi ngâm hạt sen với 500ml nước đun sôi khoảng 30 – 60 phút để hạt sen nở to và đều.
-
Cho chân giò vào nồi, luộc sơ qua khoảng 10 phút . Khi nước sôi, tắt bếp, vớt chân giò ra và rửa lại với nước sạch.
-
Đặt chảo lên bếp, cho khoảng 3-5 thìa cafe dầu ăn, khi dầu nóng, cho chân giò vào xào khoảng 5-7 phút và nêm thêm nước mắm, hạt nêm 2 thìa cafe và 1 thìa nhỏ bột ngọt.
-
Gạo tẻ sau khi đã nở thì cho vào nồi cùng chân giò, hạt sen. Đổ nước ngập mặt gạo khoảng 2 đốt ngón tay, bật bếp nấu cháo với lửa vừa.
-
Khi nồi cháo sôi, nêm thêm 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa cafe bột ngọt và đảo đều rồi nấu thêm 20-25 phút trên lửa nhỏ.
-
Khi cháo đã nhuyễn, chân giò và hạt sen đã mềm, tắt bếp và múc cháo ra bát. Thêm chút hành lá, tiêu xay để tăng thêm độ hấp dẫn cho món cháo chân giò hạt sen. Vậy là hoàn thành cách nấu cháo chân giò hạt sen đơn giản lại hấp dẫn!
2.2. Cháo chân giò hạt sen cà rốt
Nguyên liệu
-
Gạo tẻ: 200gr
-
Chân giò: 1 cái
-
Hạt sen tươi: 300gr
-
Cà rốt: 1 củ
-
Nấm hương khô: 200gr
-
Hành lá: 5 – 7 nhánh
-
Ngò rí: 6 – 7 nhánh
-
Hành tím: 1 củ
-
Tỏi: 4 – 5 tép
-
Gia vị tùy gia đình: dầu ăn, nước mắm cốt, đường, tiêu,…
Các bước nấu
-
Chân giò sau khi mua về, cạo sạch lông, rửa sạch với nước muối.
-
Cho 1l nước vào nồi cùng 1 thìa cafe muối, đun đến khi sôi thì cho chân giò vào luộc sơ khoảng 5 phút để khử sạch mùi hôi.
-
Rửa sạch hạt sen, tách đôi để loại bỏ phần tâm sen.
-
Gạo tẻ ngâm trước trong 1 – 2 tiếng cho hạt gạo nở đều. Sau đó vo sạch lại với nước và để ráo.
-
Cà rốt rửa sạch rồi gọt vỏ, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn.
-
Hành lá và ngò rí sau khi rửa sạch thì cắt nhỏ.
-
Bật bếp, cho 3 – 4 thìa cafe dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng, cho hành tím và tỏi đã băm nhuyễn vào phi thơm.
-
Cho cà rốt vào xào, nêm 1 muỗng canh nước mắm, 1 thìa cafe đường, 1 thìa cafe bột ngọt rồi đảo đều tay xào khoảng 5 phút.
-
Bật bếp với lửa to, cho gạo tẻ, hạt sen và chân giò cùng 1,5l nước vào đun trong 15-20 phút.
-
Nồi cháo sôi, cho thêm cà rốt vừa xào, nêm 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm, 2 thìa cafe bột ngọt rồi hạ lửa vừa và nấu thêm 15 phút cho cháo nhuyễn nhừ.
-
Cho thêm hành lá, ngò rí đã cắt nhỏ vào đảo đều tay rồi tắt bếp. Món cháo chân giò hạt sen cà rốt đã sẵn sàng mời bạn thưởng thức. Vậy là hoàn thành cách nấu cháo chân giò hạt sen cà rốt rất đơn giản mà lại vô cùng bổ dưỡng.
2.3. Cháo chân giò hạt sen đậu xanh
Nguyên liệu
-
Chân giò: 1 cái
-
Gạo tẻ: 120gr
-
Gạo nếp: 120gr
-
Đậu xanh: 100gr
-
Hành lá: 5 nhánh
-
Gừng: 1 củ
-
Gia vị: nước mắm, dầu ăn, đường,…
Các bước nấu
-
Vo sạch gạo tẻ và gạo nếp, ngâm khoảng 2 – 3 tiếng cho gạo nở.
-
Đậu xanh ngâm với nước ấm trong 30p rồi vớt ra đãi sạch vỏ và rửa sạch lại.
-
Hành lá rửa sạch và cắt nhỏ.
-
Rửa sạch chân giò, chặt thành những miếng vừa ăn rồi cho vào nồi luộc sơ 5 phút cùng muối hạt, gừng đập nát để loại bỏ tạp chất và mùi hôi, rồi vớt chân giò ra rửa sạch lại.
-
Cho gạo nếp và gạo tẻ vào nồi, đổ nước ngập mặt gạo cỡ 2 đốt ngón tay rồi nấu với lửa to khoảng 20-25 phút.
-
Cho chân giò, đậu xanh vào nồi và nêm thêm 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa cafe bột nêm, 2 thìa cafe bột ngọt và nấu tiếp 30 phút trên lửa vừa để cháo nhuyễn và chân giò, đậu xanh chín mềm thì tắt bếp.
-
Cuối cùng, múc cháo ra tô, rắc thêm hạt tiêu xay, hành lá cắt nhỏ và thưởng thức món cháo chân giò hạt sen đậu xanh đầy bổ dưỡng! Đây là cách nấu cháo chân giò hạt sen đậu xanh mời bạn tham khảo.
2.4. Cháo chân giò hạt sen bí đỏ
Nguyên liệu
-
Chân giò: 350gr
-
Gạo tẻ: 300gr
-
Bí đỏ: 250gr
-
Hành lá: 3-5 nhánh
-
Hành tím: 3 củ
-
Gừng: 1 củ
-
Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, nước mắm ngon, mì chính,…
Các bước nấu
-
Rửa sạch chân giò với nước muối, cho chân giò vào nồi cùng 1 lít nước, 1 củ gừng cắt lát, đun trong 5p để khử mùi hôi, vớt chân giò ra khỏi bếp, rửa sạch lại với nước mát.
-
Ướp chân giò với hành tím băm nhuyễn, 1 thìa cafe hạt nêm, ½ thìa cafe muối, ½ thìa cafe bột ngọt trong 30-40 phút.
-
Gạo tẻ vo sạch, ngâm nước 2 tiếng để gạo nở.
-
Bí đỏ mua về rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành những miếng vừa ăn.
-
Hành lá rửa sạch, bỏ rễ và cắt nhỏ.
-
Cho nồi lên bếp, cho gạo tẻ vào nồi và đổ nước ngập mặt gạo khoảng 2 đốt ngón tay. Bật lửa lớn và nấu trong 20-25 phút.
-
Tiếp theo cho chân giò vào nồi, nêm 2 thìa cafe dầu ăn, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cafe bột ngọt, 2 thìa cafe hạt nêm. Đun lửa vừa thêm 30 phút, cho thêm hạt tiêu xay và hành lá cắt nhỏ rồi tắt bếp. Vây là cách nấu cháo chân giò hạt sen bí đỏ đã hoàn thành, sẵn sàng để thưởng thức.
xem thêm: Cách Nấu Chè Tổ Yến Hạt Sen Táo Đỏ Cực Đơn Giản Mà Giàu Dinh Dưỡng
3. Ai nên và không nên ăn cháo chân giò hạt sen
Để gia đình có những phút giây quây quần, đầm ấm bạn nên học cách nấu cháo chân giò hạt sen thơm ngon cuốn hút. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn món ăn bổ dưỡng này. Dưới đây là những lưu ý về đối tượng ăn cháo chân giò cho bạn:
3.1. 3 nhóm người nên ăn
- Nhóm người đầu tiên nên ăn món cháo này là trẻ em từ 1 – 3 tuổi. Bởi khi này bé đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hóa. Vậy nên mẹ cần cho bé ăn những món ăn đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để cơ thể bé làm quen và tạo ra hệ miễn dịch. Từ đó mà con yêu dễ ăn hơn, tránh tình trạng biếng ăn khó ăn ở trẻ.
- Tiếp theo là những người đang bị bệnh, bị ốm. Khi thể chất mệt mỏi, tiều tụy thì món cháo chân giò hạt sen là gợi ý số 1 cho bạn. Bởi cháo mềm dễ ăn hơn cơm, lại bổ sung năng lượng, các chất dinh dưỡng cho cơ thể người. Từ đó bệnh nhân mau khỏi bệnh hơn.
- Bà đẻ là nhóm người tiếp theo nên học cách nấu cháo chân giò hạt sen và thưởng thức. Bởi chân giò có hàm lượng collagen cao. Đây là thành phần giúp tăng quá trình sản sinh tia sữa, giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào cho con yêu sau sinh.
3.2. 02 nhóm người tuyệt đối không nên ăn
Cách nấu cháo chân giò hạt sen bổ dưỡng với phần lớn mọi người. Tuy nhiên, không ai ăn cũng tốt, sau đây là những người không nên ăn món cháo này:
- Bệnh nhân viêm gan mãn tính, bệnh này do sự rối loạn trao đổi chất, hệ thống tuần hoàn của gan,.. gây nên. Nếu ăn chân giò, lượng lớn chất dinh dưỡng của chúng càng làm trầm trọng sự rối loạn chất. Từ đó mà bệnh tình càng nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân sỏi thận tuyệt đối không nên ăn món cháo này. Đây là căn bệnh thuộc đường tiết niệu, gây ra bởi sự rối loạn trao đổi chất khoáng ở hệ tiết niệu. Một số chất cần phải hòa tan và đào thải qua đường tiểu nhưng vì quá nhiều chất béo không thể hòa tan mà tích tụ lại tạo thành sỏi thận. Vậy nên những bệnh nhân sỏi thận nên loại bỏ món ăn này ra khỏi thực đơn.
4. Nên ăn cháo chân giò hạt sen khi nào?
Sau khi dành thời gian học cách nấu cháo chân giò hạt sen, ai mong muốn có những bữa ăn ngon miệng. Chọn thời điểm phù hợp trong ngày là một trong những cách giúp bạn thưởng thức món ăn trọn vị hơn đó. Sau đây là những lưu ý khi lựa chọn thời gian ăn trong ngày:
-
Nên ăn cháo chân giò hạt sen trước 19h để tránh bị khó tiêu, đầy hơi, khó chịu dẫn đến mất ngủ.
-
Bữa sáng bạn nên ăn sau 7 giờ sáng, khi đó hệ tiêu hóa đã hoạt động nhanh chóng trở lại, giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn, dễ dàng hơn.
-
Mỗi bữa chỉ nên ăn lượng thức ăn vừa đủ. Tránh ăn cố, quá no dẫn bị chướng bụng, khó hoạt động.
Với hướng dẫn chi tiết kể trên, bạn có thể dễ dàng học cách nấu món cháo chân giò hạt sen thơm ngon trọn vị để bồi bổ cho gia đình và người thân. Chúc gia đình bạn có những khoảnh khắc vui vẻ, đầm ấm và ngon miệng trong căn bếp với món cháo chân giò hạt sen bổ dưỡng.
nấu cháo