Cách nấu chè ngô nếp đơn giản nhưng làm sao để giữ chuẩn hương vị thơm ngon thì là một câu hỏi khó. Vị ngọt thanh pha chút bùi béo của món chè này chắc chắn đã làm nao lòng biết bao người thưởng thức. Nằm lòng những công thức này bạn sẽ có thể tự tin vào bếp và ghi điểm với cả gia đình với mòn chè thơm ngon, bùi béo.
1. Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong ngô nếp
Ngô nếp hay còn được biết đến là một loại ngũ cốc nguyên hạt. Thành phần của loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đây cũng chính là lý do khiến cho khá nhiều người tiêu dùng tìm hiểu về cách nấu chè ngô nếp để thưởng thức.
Theo như bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, trong ngô nếp có chứa những thành phần dinh dưỡng như:
-
Năng lượng: 177 calo
-
Chất đạm: 3,2g
-
Chất béo: 2,1g
-
Carbohydrate: 41g
-
Chất xơ: 2,9g
-
Vitamin: vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin C, vitamin E
-
Khoáng chất: kali, canxi, magie, sắt, kẽm, photpho
Với thành phần dưỡng chất đa dạng như thế, món chè ngô nếp sẽ là lựa chọn thích hợp nhất để hỗ trợ cho sức khỏe người dùng, bao gồm các lợi ích như:
-
Tăng cường năng lượng: Ngô nếp là nguồn cung cấp carbohydrate và calo dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
-
Tốt cho tiêu hóa: Chất xơ trong ngô nếp giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
-
Tốt cho tim mạch: Kali trong ngô nếp giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
-
Tốt cho thị lực: Vitamin A và lutein trong ngô nếp giúp bảo vệ mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
-
Tốt cho xương khớp: Magie trong ngô nếp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
Ngoài ra, ngô nếp còn chứa một số chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.
2. Bật mí các cách nấu chè ngô nếp thơm ngon khó cưỡng
Muốn nấu được một nồi chè ngô nếp thơm ngon thì bạn đừng bỏ qua các cách nấu sau nhé.
2.1. Cách nấu chè ngô nếp truyền thống
Cách nấu chè ngô nếp truyền thống được khá nhiều người dùng quan tâm. Bởi nó vừa đơn giản dễ thực hiện mà còn tiết kiệm chi phí khá hiệu quả. Để nấu món ngon này bạn cần thực hiện như sau:
Nguyên liệu cần thiết
-
3 trái bắp nếp
-
200ml nước cốt dừa
-
1 bó lá dứa
-
100gr đường vàng
-
1/2 thìa cà phê muối
-
100gr bột năng
Cách làm
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Hãy chọn loại bắp nếp còn non, mẹo nhỏ là bạn hãy bấm vào hạt nếu thấy mềm thì chọn. Tiếp theo bạn hãy bóc vỏ, râu bắp sau đó tiến hành rửa sạch những bụi bẩn, râu bắp còn sót lại. Với phần lá dứa, bạn cũng rửa sạch sau đó cắt thành từng khúc vừa phải.
Bước 2: Nấu chè
Lấy nồi và cho phần bắp nếp vào sau đó đổ thêm nước cho đến khi ngập bắp nếp. Tiếp đến hãy cho nồi bắp nên lên trên bếp và đun sôi. Khi thấy nước đã sôi, cho thêm lá dứa vào rồi sau đó hạ cho lửa nhỏ lại và đun thêm khoảng chừng 15 phút để bắp chín mềm.
Nếu thấy ngô đã chín vừa tới thì cho thêm đường, muối và khuấy đều cho đến khi chúng tan ra. Lấy bột lọc hòa tan với nước trước rồi cho vào nồi chè, đừng quên tiếp tục khuấy đều cho đến khi chè sánh lại.
Đến đây bạn chỉ cần nấu thêm khoảng 5 phút nữa để cho chè chín và tắt bếp. Sau khi chè đã nguội, bạn có thể múc chè ra bát rồi thêm nước cốt dừa vào để tăng thêm vị thơm ngọt và thưởng thức.
2.2. Cách nấu chè ngô nếp đậu xanh
Món chè ngô nếp đậu xanh mang đến cho người dùng hương vị mềm dẻo rất riêng. Đặc biệt, đậu xanh là thành phần khá tốt cho sức khỏe người dùng nên cực kỳ được yêu thích.
Nguyên liệu cần thiết
-
1 trái bắp nếp
-
100g đậu xanh
-
200g dừa bào
-
100g đường phèn
-
55g bột năng
-
2 nhánh lá dứa
-
1 ống hương vani
-
1 chút muối
Cách làm
Bước 1: Xử lý đậu xanh
Đậu xanh sau khi mua về bạn cần phải rửa và vo thật kỹ, ngoài ra nên nhặt sạch sạn có trong đậu. Tiếp tục ngâm đậu với nước nóng trong khoảng 15 phút để đậu nở. Sau đó xả hết nước ngâm đậu rồi để cho đến khi ráo nước.
Bước 2: Xử lý ngô nếp
Ngô nếp cần gỡ sạch vỏ và xử lý sạch phần râu có trên bắp trước khi nấu. Cắt bắp đã xử lý làm đôi và luộc trong vòng 10 phút với lượng nước là 2 lít. Sau khi vớt bắp ra để nguội, hãy dùng dao tách lấy hạt để nấu. Hãy nhớ giữ lại phần nước luộc bắp để nấu chè để tăng thêm vị ngọt.
Bước 3: Nấu chè ngô nếp đậu xanh
Lọc nước cốt dừa từ phần dừa bào để tăng thêm vị thanh cho món chè. Đây là cách nấu chè ngô nếp giúp tăng thêm vị béo và hương thơm hơn. Đun sôi nồi nước luộc ngô trước đó, cho phần nước dừa dão và đậu xanh vào nấu trong thời gian là 3 phút cho đậu xanh mềm.
Tiếp theo, hãy cho thêm bắp rồi nấu thêm khoảng 10 – 15 phút. Khi đã thấy đậu và bắp mềm, cho đường, muối vào và khuấy đều cho chúng tan ra. Tương tự như trên, bạn hãy cho hỗn hợp bột năng hòa cùng với nước vào nồi và khuấy cho đến khi nồi chè đặc lại. Tiếp tục nấp trong khoảng 5 phút để bột năng chín hoàn toàn.
2.3. Cách nấu chè ngô nếp hạt sen
Chè ngô nếp hạt sen có thể ăn nóng hoặc lạnh đều ngon, đây chính là món tráng miệng tuyệt vời. Cách nấu món này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị và thực hiện như sau:
Nguyên liệu cần thiết
-
3 trái ngô nếp
-
100g hạt sen
-
200ml nước cốt dừa
-
1 bó lá dứa
-
100gr đường vàng
-
1 ít muối
-
100gr bột năng
Cách làm
Bước 1: Xử lý hạt sen và ngô nếp
Tách và rửa sạch râu ngô, hãy nhớ chọn những trái ngô ngon để tăng thêm độ ngọt. Với phần hạt sen, bạn nên tách tim sen cho sạch để tránh bị đắng rồi rửa sạch. Bên cạnh đó, bạn rửa sạch lá dưa và cắt thành khúc.
Bước 2: Tiến hành nấu chè ngô nếp hạt sen
Cho bắp nếp vào nồi, đổ ngập nước và cho lên bếp đun sôi. Khi thấy nước đã sôi hãy cho thêm lá dứa vào rồi hạ lửa nhỏ để đun trong khoảng 15 phút. Nếu bắp đã chín mềm thì cho thêm hạt sen vào nồi và đun khoảng 10 phút.
Cho đường, muối vào nồi, khuấy đều cho tan. Bạn cũng đừng quên cho thêm bột năng đã hòa nước vào để cho chè có độ sánh. Cuối cùng, bạn chỉ cần nấu thêm khoảng 5 phút cho chè chín và tắt bếp để nguội là có thể thưởng thức rồi.
2.4. Cách nấu chè ngô nếp lá dứa mix trân châu
Món chè này có vị ngọt thanh, bùi bùi của ngô nếp thêm chút béo ngậy của nước cốt dừa và thơm lừng của lá dứa. Không những thế, sự kết hợp của trân châu dai dai, giòn sần sật khiến món chè trở nên hấp dẫn hơn. Mọi người cùng tìm hiểu cách nấu chè ngô nếp lá dứa mix trân châu nhé.
Nguyên liệu cần thiết
-
3 trái bắp nếp
-
50gr trân châu trắng
-
200ml nước cốt dừa
-
1 bó lá dứa
-
100gr đường vàng
-
1 thìa muối nhỏ
-
100gr bột năng
Cách làm
Bước 1: Sơ chế bắp, trân châu
Lấy ngô nếp non tách khỏi vỏ và làm sạch rồi bắt lên bếp luộc cho đến khi chín thì tắt bếp. Khi ngô đã nguội hãy dùng dao cắt để lấy phần hạt. Với lá dứa và trân châu trắng hãy rửa cho thật sạch. Riêng trân châu thì ngâm thêm nước lạnh khoảng 30 phút cho nở mềm ra.
Bước 2: Cách nấu chè ngô nếp lá dứa mix trân châu
Cho lượng nước vừa phải vào bắp rồi để lên bếp đun sôi, bạn có thể thâm lá dứa từ bước này nếu muốn chè xanh và thơm hơn. Bạn quan sát nếu thấy bắp chín mềm vừa phải thì cho thêm đường, muối vào khuấy đều cho nó hoàn tan.
Tương tự, bạn cho thêm bột năng hòa nước vào và tiếp tục khuấy đều, cứ nấu như vậy thêm khoảng 5 phút để chè chín đều rồi tắt bếp.
Bước 3: Nấu trân châu
Cho trân châu vào nồi nước đun đến khi sôi rồi hạ lửa đun thêm 15 phút đến khi chín hoàn toàn. Sau đó, vớt trân châu ra và xả với nước lạnh.
Cuối cùng, bạn chỉ cần múc chè ngô nếp ra chén và cho thêm trân châu, nước cốt dừa vào để thưởng thức.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Khúc Bạch Trà Xanh Ngon Ngọt, Thử Một Miếng Là Thanh Mát Cả Ngày Dài
2.5. Cách nấu chè ngô nếp khoai môn bột báng
Sự kết hợp của khoai môn ngọt bùi cùng bột báng dai dai khiến món chè ngô nếp khoai môn trở nên hấp dẫn hơn, cùng tìm hiểu cách nấu món chè này nhé.
Nguyên liệu cần thiết
-
3 trái bắp nếp
-
200gr khoai môn
-
50gr bột báng
-
200ml nước cốt dừa
-
1 bó lá dứa
-
100gr đường vàng
-
1/2 thìa muối nhỏ
-
100gr bột năng
Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị, sơ chế sẵn các nguyên liệu
Dùng dao để tách ngô sau khi rửa sạch và loại bỏ vỏ. Với khoai môn, hãy gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ để dễ thưởng thức hơn. Ngoài ra, hãy ngâm bột báng khoảng 30 phút trước khi nấu cho nở mềm.
Bước 2: Nấu chè ngô nếp khoai môn bột báng
Đun sôi một nồi nước rồi cho ngô nếp vào và tiếp tục nấu trong khoảng 3 – 4 phút cho đến khi ngô mềm. Cho thêm khoai môn vào nồi và đun 10 phút để đảm bảo khoai chín mềm.
Tiếp tục cho đường, muối vào với lượng vừa phải tùy theo độ hảo ngọt của bạn. Thêm bột năng đã hòa nước vào rồi khuấy liên tục cho chè sánh lại. Tiếp tục nấu cho đến khi chè chín rồi tắt bếp.
Đun sôi bột báng với thời gian là 15 phút cho bột chín đều và xả qua nước lạnh cho nguội. Sau đó, bạn chỉ cần cho chè ra chén và thêm bột báng cùng nước cốt dừa vào để thưởng thức. Cách nấu chè ngô nếp khoai môn bột báng này không quá khó đúng không nào.
Lưu ý: Khi nấu bột báng, bạn nên cho bột báng vào nồi nước đã sôi, đun sôi trở lại rồi hạ lửa nhỏ, đun liu riu để bột báng chín đều và không bị vỡ.
Xem thêm: Lưu Ngay Cách Nấu Chè Bưởi Đơn Giản, Ngon Như Cô Bán Chè Ngoài Phố
2.6. Cách nấu chè ngô nếp củ năng
Chè ngô nếp củ năng là một món ăn dân dã cực kỳ thích hợp để thưởng thức dù là mùa hè nắng nóng hay mùa đông lạnh giá. Muốn nấu món chè ngô nếp củ năng bạn chỉ cần chuẩn bị và thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
Nguyên liệu cần thiết
-
3 trái bắp nếp
-
200gr củ năng
-
200ml nước cốt dừa
-
100gr đường vàng
-
1 phần nhỏ muối
-
100gr bột năng
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ngô nếp sau khi mua về cần lột sạch vỏ và rửa sạch trước khi nấu. Sau đó, bạn có thể dùng công cụ chuyên dụng để tách phần hạt ra riêng. Củ năng cũng cần được gọt sạch vỏ, rửa thật sạch với nước và cắt nhỏ theo hình dáng như hạt lựu.
Bước 2: Nấu chè ngô nếp củ năng
Đun sôi nước và nấu ngô nếp sao cho chúng có độ mềm vừa phải. Cho củ năng vào nồi, đun thêm khoảng 10 phút cho củ năng chín mềm. Khi cả hai nguyên liệu đều đã chín hoàn toàn, bạn hãy cho thêm đường, muối vào để tạo hương vị cho món chè.
Hòa tan bột năng với nước và lọc lại qua rây cho mịn và cho vào nồi chè. Trong quá trình này, bạn cần phải liên tục khuấy đều để đảm bảo chè sánh lại. Hạ nhỏ lửa và nấu thêm một chút nữa cho chè chín.
Khi chè chín và được để nguội, múc chè ra chén và cho thêm một chút nước cốt dừa là bạn đã có thể thưởng thức.
Lưu ý: Nếu muốn củ năng chín đều và không bị nát, bạn nên cho củ năng vào nồi nước đã sôi trước và đun với lửa nhỏ.
3. Giải đáp thắc mắc tại sao chè ngô nếp hay bị vón cục?
Trong quá trình học và làm theo cách nấu chè ngô nếp, nếu bạn gặp phải tình trạng bị vón cục có thể là do:
-
Nếp không được ngâm đủ nước: Nếp là loại ngũ cốc có tính hút nước cao, vậy nên nếu không được ngâm đủ nước, khi nấu sẽ rất dễ bị vón cục.
-
Không khuấy đều khi nấu: Khi nấu chè ngô nếp, bạn cần khuấy đều tay để bột năng tan đều trong nước. Nếu không khuấy đều, bột năng sẽ bị vón cục lại.
-
Cho bột năng vào nồi nước quá nóng: Khi cho bột năng vào nồi nước quá nóng, bột thưởng sẽ dễ bị vón cục lại.
-
Không nấu chè đủ thời gian: Để chè ngô nếp không bị vón cục, bạn cần nấu chè đủ thời gian để bột năng chín và tan đều trong nước.
Thực ra không quá khó để biết cách nấu chè ngô nếp. Ngô nếp có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, như chè ngô nếp, xôi ngô nếp, ngô nếp nướng,… Còn chần chờ gì nữa mà không làm ngay một nồi chè để ghi điểm với cả nhà thôi nào bạn ơi.