7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện

7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện

Cách nấu cháo đỗ xanh vốn rất dễ làm, nếu người nấu nắm được công thức chuẩn sẽ giúp món ăn nhuyễn nhừ, thơm ngon, giải cảm và thải độc cơ thể. Để bổ sung thêm dinh dưỡng và giúp món cháo tăng hương vị, hãy kết hợp với thịt bằm, hải sản, trứng và bò với cách nấu gợi ý dưới đây.

Bạn đang đọc: 7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện

1. Công dụng của cháo đỗ với sức khỏe

Cháo đỗ vốn là một loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Không chỉ thơm ngon, cháo đỗ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của cháo đỗ mà bạn nên biết:

  • Thanh lọc cơ thể, chữa khàn tiếng: Trong đỗ có chứa hàm lượng kali và vitamin C dồi dào, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể mát mẻ, dễ chịu.
  • Giúp tim mạch luôn khỏe mạnh: Đỗ chứa hàm lượng vitamin B phức hợp, có khả năng kháng viêm, giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong máu.
  • Ổn định đường huyết: Đỗ xanh chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng insulin, duy trì lượng đường huyết ổn định.
  • Hỗ trợ làm đẹp: Đỗ xanh chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho da như vitamin A, vitamin C, vitamin E,… Các vitamin này giúp làm mờ vết thâm, tăng độ ẩm và sức đề kháng cho da.

Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, cháo đỗ xứng đáng là lựa chọn số 1 mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

2. Cách nấu cháo đỗ thơm ngon, bổ dưỡng

Với nguyên liệu dễ tìm và cách nấu đơn giản, ai cũng có thể chế biến được món ăn này, kể cả những người không có nhiều kinh nghiệm nấu nướng.

2.1. Cách nấu cháo đỗ chay

Nguyên liệu nấu cháo hạt sen đỗ xanh cực kỳ đơn giản và dễ tìm.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đỗ xanh (150g)
  • Hạt sen khô (20g)
  • Gạo nếp (100g)
  • Đường (100g).

Lưu ý:

  • Hạt sen có thể sử dụng hạt tươi hoặc hạt khô, tuy nhiên, để tiện lợi, nhiều người thường chọn hạt sen khô.
  • Đối với đỗ xanh, nên chọn loại đỗ xanh nguyên hạt và kiểm tra trước khi mua. Để đỗ xanh tươi ngon, chọn hạt đã già, khô, không có sâu, sẹo hoặc mối mọt.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Trước khi nấu hạt sen, ngâm hạt sen khô trong nước nóng khoảng 2-3 tiếng hoặc qua đêm để hạt sen nở to và trở về trạng thái tươi ngon.
  • Đỗ xanh cũng sẽ làm tương tự bằng cách rửa sạch và kiểm tra hạt nổi lên trên nước để loại bỏ.
  • Gạo cũng được ngâm trong nước khoảng 1 tiếng trước khi bắt đỗ nấu để cháo được nhừ hơn.

Bước 3: Cách nấu cháo hạt sen đỗ xanh

  • Đặt hạt sen, gạo và đỗ xanh vào nồi, đặt lên bếp nấu lửa lớn đến khi sôi, sau đó giảm lửa và nấu trong khoảng 30-40 phút cho đến khi cháo nhừ.
  • Trong quá trình nấu, kiểm tra đều và thêm nước nếu cần. Khi cháo gần nhừ, thêm đường và đảo đều để đường tan.
  • Nếu muốn ăn ngọt hơn, bạn có thể nêm nếm theo khẩu vị. Sau đó, chỉ cần múc cháo ra bát và thưởng thức.

7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện

Cháo đỗ chay thơm ngon

Chỉ với cách nấu cháo đỗ đơn giản này, bạn sẽ có ngay một bữa cháo đỗ xanh hạt sen thơm ngon và dinh dưỡng.

2.2. Cách nấu cháo đỗ thịt bằm

Nguyên liệu cho món cháo đỗ thịt bằm có phần “phức tạp” hơn cháo đỗ chay.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp: 100g
  • Gạo tẻ: 30g
  • Đỗ xanh: 50g
  • Xương ống: 200g
  • Thịt heo xay: 100g
  • Gia vị thêm như hành tím, tía tô, tiêu, mắm,..

Lưu ý:

  • Gạo nếp và gạo tẻ cần chú ý chọn những hạt gạo mịn màng, không có mùi khác thường. Với đỗ xanh, hãy kiểm tra bằng cách tách đôi và xem bên trong có mốc không.
  • Lựa chọn xương ống có màu trắng sáng và không có mùi tanh khó chịu. Thịt heo xay từ phần thịt có chút mỡ, để cháo trở nên thơm ngon và không quá khô. Hãy chú ý kiểm tra màu sắc tươi sáng, không có mùi tanh khó chịu.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch, ngâm nước sạch trong vòng 30 phút để gạo nở mềm khi nấu. Đỗ xanh cũng mang đi ngâm nước trong vòng 45-60 phút, đãi sạch vỏ, để ráo nước.
  • Xương ống rửa sạch, chần qua nước sôi để khử mùi hôi, sau đó cho vào nồi 1-1,5 lít nước, đun đến khi sôi thì giảm lửa nhỏ, hầm trong 1-2 tiếng để xương tiết ra chất ngọt.
  • Thịt heo xay ướp với 1/3 thìa muối, 1/2 thìa hạt nêm, 1/3 thìa tiêu, 1/2 thìa nước mắm.

Bước 3: Nấu cháo

  • Khi nước hầm xương sôi, cho gạo nếp, gạo tẻ, đỗ xanh vào nấu cùng. Vừa nấu vừa khuấy đều để cháo không bị cháy. Khi cháo sôi, hạ lửa nhỏ, ninh cho đến khi cháo nhừ.
  • Trong quá trình nấu, nếu thấy có bọt nổi lên thì vớt bỏ.
  • Cháo chín, múc ra bát, thêm hành lá, tía tô cắt nhỏ, thịt băm xào lên trên. Bạn có thể dùng nóng với giá đỗ tùy theo khẩu vị mỗi gia đình.

7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện

Cháo đỗ thịt bằm bổ dưỡng

2.3. Cách nấu cháo đỗ hải sản

Nguyên liệu cho món cháo đặc biệt này đương nhiên không thể thiếu đỗ và hải sản.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo: 100g
  • Đỗ xanh: 50g
  • Tôm: 4 con
  • Mực: 2 con
  • Trứng gà: 2 quả
  • Gia vị: muối, hạt nêm, đường, tiêu, dầu hào, tỏi băm, hành tím băm, hành lá cắt nhỏ.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo mang đi vo sạch, ngâm trong nước 30 phút. Đỗ xanh ngâm nước 45-60 phút, đãi sạch vỏ, để ráo nước.
  • Gạo và đỗ xanh cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun sôi.
  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, chỉ đen, thái lát. Mực rửa sạch và cũng được mang đi thái lát.
  • Tôm ướp với 1/3 thìa muối, 1/2 thìa hạt nêm, 1/3 thìa tiêu, 1/2 thìa dầu hào.
  • Mực ướp với 1/3 thìa muối, 1/2 thìa hạt nêm, 1/3 thìa tiêu.
  • Trứng gà đập ra chén, khuấy đền bằng đũa thông thường.

Bước 3: Nấu cháo

  • Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ, ninh cho đến khi cháo nhừ. Trong quá trình nấu, nếu thấy có bọt nổi lên thì vớt bỏ.
  • Khi cháo nhừ, cho tôm, mực, hành tím băm và trứng đã đánh vào đảo đều.
  • Nấu thêm 5- 10 phút thì tắt bếp, múc ra tô, cho thêm tiêu, hành lá cắt nhỏ lên mặt là hoàn tất.
  • Đặc biệt, bạn có thể thêm các nguyên liệu khác như nấm, tôm khô,… để món cháo thêm hấp dẫn.

7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện

Cháo đỗ với hàu sữa lạ miệng

2.4. Cách nấu cháo đỗ trứng gà

Cách nấu cháo đỗ xanh trứng gà thường được các bà mẹ bỉm sữa quan tâm dành cho bé ăn dặm.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Hạt sen: 10g
  • Đỗ xanh: 20g
  • Gạo tẻ: 20g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Gia vị: muối, dầu ăn

Lưu ý:

  • Chọn hạt sen tươi, không bị mốc, hỏng.
  • Trứng gà ta hoặc trứng gà con so sẽ bổ dưỡng nhất với trẻ
  • Dầu ăn thì nên sử dụng dầu ăn nguyên chất, không chứa chất béo chuyển hóa.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Hạt sen rửa sạch, bỏ tâm sen. Đỗ xanh ngâm nước 45-60 phút, đãi sạch vỏ. Gạo tẻ vo sạch.
  • Trứng gà đập ra chén, chỉ lấy lòng đỏ.

Bước 3: Nấu cháo

  • Hạt sen cho vào nồi, đổ nước xâm xấp và đun sôi trên lửa lớn. Khi hạt sen chín, cho đỗ xanh và gạo tẻ vào, nấu cho tới khi mềm.
  • Xay nhuyễn phần cháo đã nấu. Cho cháo, lòng đỏ trứng gà, 1/3 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê dầu ăn vào nồi, khuấy đều.
  • Nấu lửa nhỏ đến khi cháo chín và đạt tới độ nhuyễn nhất định thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, cho thêm chút dầu ăn và thưởng thức.

Các mẹ cũng có thể thêm các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây,… để cháo thêm phần bổ dưỡng và đầy đủ dưỡng chất cho bé.

>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Cho Bé 8 Tháng Siêu Ngon

2.5. Cách nấu cháo đỗ chim bồ câu

Cháo chim bồ câu rất tốt cho người mới ốm dậy hoặc bà bầu và trẻ nhỏ. Nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng đa dạng mà còn có tác dụng như liều “thuốc” bổ dưỡng đa năng, phù hợp cho nhiều đối tượng.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100g đỗ xanh
  • 1 con chim bồ câu
  • 300g thịt bằm,
  • 1/2 bát con gạo tẻ
  • 100g hạt sen tươi
  • 2 muỗng canh rượu trắng
  • Hành tím, hành lá, ngò rí

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Đỗ xanh ngâm rửa sạch, đãi vỏ, bỏ hạt lép, hạt mốc. Ngâm đỗ xanh trong 30 phút để đỗ mềm, nấu nhanh hơn.
  • Chim bồ câu rửa sạch, dùng rượu trắng và gừng tươi chà xát lên thân chim để khử mùi tanh. Sau đó rửa lại với nước lần nữa rồi để ráo.
  • Thịt chim bồ câu lọc lấy phần thịt ở 2 bên đùi và lườn, thái nhỏ. Ướp thịt với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu đen trong 20 phút cho ngấm gia vị.
  • Gạo vo sạch, để ráo. Trộn gạo với 1 muỗng cà phê dầu ăn để gạo nở hơn khi nấu cháo.
  • Hành lá, ngò rí rửa với nước muối loãng, thái nhỏ. Hạt sen rửa sạch, để ráo.

Bước 3: Xào thịt bồ câu

  • Bắc chảo lên bếp, cho 5 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng. Phi thơm hành tím, vớt ra, gạn bớt dầu ăn nhưng chừa lại khoảng 1 muỗng canh.
  • Cho thịt chim bồ câu vào chảo, phi thơm với lửa lớn trong 10 phút. Cho thịt bằm vào xào thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 4: Nấu cháo

  • Cho đỗ xanh và gạo vào nồi, thêm lượng nước vừa ăn, bắc lên bếp nấu.
  • Khi nước sôi, cho hạt sen vào đảo đều và đun tiếp để hạt sen nhừ, gạo nở đều mới tiến hành tiếp.
  • Cho thịt chim và thịt bằm đã xào vào, nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối vào, đảo đều.
  • Nấu với lửa vừa từ 5 – 7 phút. Nêm nếm tiếp gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra tô, rắc hành lá, ngò rí, tiêu xay và hành phi lên trên là hoàn thành.

Tìm hiểu thêm: ​Bật mí cách nấu chè rau câu chân vịt thơm ngon dễ làm tại nhà

7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện
Cháo đỗ chim bồ câu tẩm bổ tại nhà

Với cách nấu cháo đỗ chim bồ câu thơm ngon, bổ dưỡng này, bạn có thể dễ dàng chế biến ngay tại nhà và cùng người thân thưởng thức.

2.6. Cách nấu cháo đỗ thịt bò

Với cách chọn lựa nguyên liệu, sơ chế tương tự các cách nấu cháo đỗ ở trên, chúng ta sẽ đi ngay vào công đoạn nấu và thành phẩm cho món ăn này, cụ thể:

  • Đổ nước vào nồi gồm Gạo tẻ đã vo sạch, đỗ xanh đã ngâm với lượng nước khoảng 2 đốt ngón tay. Bật bếp nấu với lửa vừa, hớt bọt cho cháo được trong. Khi cháo sôi, hạ lửa nhỏ, hầm cháo trong khoảng 30-40 phút cho cháo nhừ.
  • Trong lúc đó, phi thơm hành băm rồi cho thịt bò vào xào săn. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Khi cháo đã nhừ, cho thịt bò xào vào nồi, khuấy đều. Nấu thêm khoảng 5 phút nữa cho thịt bò chín mềm.
  • Tắt bếp, thêm hành lá, rau răm thái nhỏ, tiêu vào nồi cháo, khuấy đều. Múc cháo ra bát, thưởng thức nóng.

7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện

Cháo đỗ với thịt bò miếng xào lăn

2.7. Cách nấu cháo đỗ thịt gà

Tương tự như cách nấu cháo đỗ thịt bò, thịt gà cũng được xào chín để ngấm gia vị trước khi cho vào nồi cháo. Bạn cũng có thể cho trực tiếp gà chưa chế biến vào cùng gạo vào đỗ nếu bạn thích.

Một số biến tấu của cháo đỗ thịt gà:

  • Cháo đỗ thịt gà nấm hương: Nấm hương sau khi ngâm nở, rửa sạch rồi thái nhỏ. Cho nấm hương vào nồi cháo đỗ thịt gà cùng lúc với thịt gà, nấu chín mềm.

  • Cháo đỗ thịt gà cà rốt: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu. Cho cà rốt vào nồi cháo đỗ thịt gà cùng lúc với thịt gà, nấu chín mềm.

  • Cháo đỗ thịt gà lá dứa: Cho vài lá dứa vào nồi cháo đỗ thịt gà khi nấu để cháo có mùi thơm đặc trưng.

7 cách nấu cháo đỗ đơn giản, người không giỏi nấu ăn cũng có thể thực hiện

>>>>>Xem thêm: Cách nấu cháo khoai lang với trứng gà cho bé thơm ngon cực hấp dẫn

Cháo đỗ xanh thịt gà đưa miệng

2. Bí quyết nấu cháo đỗ nhuyễn nhừ, thơm ngon

Để nấu được bát cháo đỗ xanh ngon, đỗ xanh cần được nấu mềm nhừ. Tuy nhiên, nếu không biết cách, đỗ xanh có thể bị sượng, cứng, ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn thực hiện cách nấu cháo đỗ mềm nhanh, nhuyễn nhừ.

Cách 1: Ngâm đỗ xanh trong nước lạnh

Bạn chỉ cần ngâm đỗ xanh trong nước lạnh khoảng 6-8 tiếng trước khi nấu. Đỗ xanh sẽ nở mềm và nấu nhanh hơn.

Cách 2: Ngâm đỗ xanh trong nước nóng

Nếu không có thời gian ngâm đỗ xanh qua đêm, bạn có thể ngâm đỗ xanh trong nước nóng khoảng 30 phút. Đỗ xanh sẽ nở mềm nhanh hơn so với cách ngâm trong nước lạnh.

Cách 3: Rang đỗ xanh

Rang đỗ xanh trước khi nấu cũng là một cách giúp đỗ xanh mềm nhanh. Bạn chỉ cần rang đỗ xanh trên chảo với lửa nhỏ khoảng 5-7 phút cho đến khi đỗ xanh có màu vàng nhạt. Sau đó, bạn đổ đỗ xanh ra bát, để nguội rồi cho vào nồi nấu.

Lưu ý khi nấu cháo đỗ xanh

  • Gạo cũng cần được vo sạch để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Tuy nhiên, bạn không nên vo gạo quá kỹ vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

  • Trong quá trình nấu cháo, bạn nên khuấy đều tay để cháo không bị khê và chín đều. Bạn có thể dùng vá hoặc đũa để khuấy từ dưới đáy nồi

  • Khi cháo sôi, bạn nên hớt bỏ bọt để cháo được trong và ngon hơn.

  • Thêm một chút dầu ăn vào khi cháo sôi sẽ giúp cháo thơm ngon và không bị trào.

  • Nếu nấu cháo để ăn giải cảm thì không nên nêm quá nhiều gia vị. Tuy nhiên, nếu nấu cháo để ăn thông thường thì bạn có thể nêm gia vị vừa ăn theo khẩu vị của mình.

  • Sau khi tắt bếp, bạn không nên đậy nắp nồi cháo lại vì nước đọng trên thành nồi sẽ nhiễu xuống khiến cháo bị loãng. Bạn nên để cháo nguội tự nhiên rồi mới đậy nắp lại

>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Nhừ Bằng Nồi Cơm Điện Cực Dễ

3. Lưu ý quan trọng khi nấu cháo đỗ cho người ốm

Cháo đỗ là món ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn để bồi bổ cho người ốm. Tuy nhiên, khi thực hiện cách nấu cháo đỗ cho người ốm, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cháo cần được nấu nhừ: Đỗ xanh chứa nhiều chất xơ, nếu không được nấu nhừ, người ốm sẽ khó tiêu, có thể gây đau bụng, đầy hơi. Để cháo đỗ nhừ, bạn có thể ngâm đỗ xanh qua đêm hoặc rang đỗ xanh trước khi nấu.
  • Cháo cần được nấu nhạt: Người ốm cần được ăn nhạt để tránh gây kích ứng dạ dày. Khi nấu cháo đỗ, bạn nên nêm ít muối hoặc không nêm muối.
  • Cháo cần được ăn nóng: Cháo nóng sẽ giúp người ốm dễ tiêu và dễ hấp thụ hơn. Bạn nên cho người ốm ăn cháo nóng ngay khi nấu xong.
  • Thêm các nguyên liệu khác: Ngoài đỗ xanh, bạn có thể thêm các nguyên liệu khác vào cháo đỗ chẳng hạn như tía tô để giải cảm, cà rốt, bí đỏ để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất,… Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh.

Cháo đỗ xanh là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Với những cách nấu cháo đỗ xanh thơm ngon, bổ dưỡng mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn có thể tự tay vào và bếp nấu cho người thân món ngon thơm ngon, bổ dưỡng. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *