8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Bước vào độ tuổi ăn dặm, bé bắt đầu làm quen với các món cháo. Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm đơn giản lại vô cùng thơm ngon bổ dưỡng. Mẹ nên tham khảo ngay thể giúp bé ăn ngoan, chóng lớn.

1. Thành phần dinh dưỡng của cá lóc

Cá lóc là loại cá nước ngọt rất quen thuộc với người Việt Nam. Loại cá này còn được biết đến với tên gọi khác là cá quả, cá tràu, cá chuối. Với đặc điểm của loài cá da trơn, chắc thịt, ít xương nên cá lóc rất được các mẹ bỉm tin dùng để nấu đồ ăn dặm cho bé.

Đặc biệt, cá lóc còn có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Cụ thể, trong 150g thịt cá lóc chứa khoảng 118 calo, 20gr chất đạm, 4gr chất béo, 15gr carbs, 6% canxi và 2% sắt. Mỗi thành phần dinh dưỡng đóng một vai trò khác nhau và đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của bé.

Với 20gr protein trong phần thịt cá, cá lóc cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Chất béo trong cá lóc được hình thành từ các axit béo không bão hòa đa, tỷ lệ omega 3 và omega 6 trong cá lóc có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, loại cá còn rất giàu các axit amin thiết yếu, bởi vậy cá lóc được các chuyên gia khuyến nghị nên có trong thực đơn dinh dưỡng cho bé.

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong cá lóc rất tốt cho trẻ

2. Ăn cháo cá lóc có tác dụng gì với trẻ?

Dựa vào thành phần dinh dưỡng trong cá lóc có thể thấy được loại cá này rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ:

Cá lóc góp phần hình thức cơ bắp cho bé: Với hàm lượng protein dồi dào, cá lóc có tác dụng phát triển cơ bắp của bé, làm cơ thể con cứng cáp hơn.

Các lóc hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa: Ăn cháo cá lóc thường giúp bé tiêu hóa nhanh hơn, tạo điều kiện cho đường ruột hoạt động trơn tru. Sở dĩ như vậy, vì thịt cá lóc có có hàm lượng protein collagen thấp hơn thực phẩm khác, rất thích hợp để mẹ nấu cháo ăn dặm cho bé.

Cá lóc rất tốt cho bé suy dinh dưỡng: Theo nghiên cứu, trong 100g cá lóc đã có đủ các dưỡng chất cần thiết. Bởi vậy, bác sĩ dinh dưỡng thường gợi ý món ăn với cá lóc nói chung và cháo cá lóc nói riêng đưa vào thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cá lóc giúp làm vết thương nhanh lành: Cháo cá lóc có tác dụng tuyệt vời này nhờ chất albumin- một loại protein có khả năng làm lành các vết thương trên cơ thể rất hiệu quả, an toàn.

3. Bé mấy tháng tuổi có thể ăn cháo cá lóc?

Trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, mẹ nên cho con làm quen khi bước sang tháng thứ 8. Cháo cá lóc cũng như vậy, bé từ 8 tháng tuổi trở lên có thể ăn được món ăn này với một khẩu phần vừa đủ. Lúc này, hệ tiêu hóa của con đã gần hoàn thiện và có thể hấp thu tốt các dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ.

Mẹ cũng cần lưu ý bé dưới 12 tháng tuổi khi nấu cháo cá lóc ăn dặm cho bé không nên nêm gia vị. Nếu có hãy nêm các loại gia vị dành riêng.

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Bé 8 tháng có thể ăn được cháo cá lóc

4. 8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm giàu dưỡng chất

Đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé không hề phức tạp, với 8 cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm thơm ngon hấp dẫn dưới đây, chắc chắn sẽ là lựa chọn tối ưu mà mẹ không nên bỏ qua.

4.1. Cách nấu cháo cá lóc ăn dặm cho bé – Cháo cá lóc cà rốt

Cháo cá lóc cà rốt là sự kết hợp thú vị giữa vitamin từ cà rốt và chất đạm từ cá lóc, tạo nên món ăn bắt mắt, thơm ngon, kích thích sự thèm ăn của bé.

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Phi lê cá lóc: 100g

– Gạo: 40g

– Cà rốt: ½ củ

– Dầu ăn dặm: 1 thìa cafe

– Muối tinh: 1 ít

Cách thực hiện

– Gạo vo sạch sẽ, ngâm trong nước 30 phút để khi nấu cháo được mềm và ngon hơn.

– Cho 100ml nước lọc vào nấu nhừ thành cháo

– Cá lóc sơ chế sạch sẽ để loại bỏ mùi tanh, lọc xương và xay nhuyễn

– Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào nhuyễn.

– Khi cháo sôi, cho cà rốt đã bào nhuyễn vào nấu cùng

– Đến khi cháo tiếp tục sôi 1 lần nữa, cho cá lóc vào đảo đều trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp

– Múc cháo ra bát, cho dầu ăn dặm và 1 ít muối vào.

Vậy là món cháo cá lóc cà rốt đã hoàn thành với màu sắc hấp dẫn, chắc chắn sẽ khiến con tò mò, kích thích trí tưởng tượng, ăn mãi không chán.

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm – cháo cá lóc cà rốt

4.2. Cách nấu cháo cá lóc rau ngót

Cháo cá lóc rau ngót cũng là món ăn dặm được các bé yêu thích. Bởi loại rau này vô cùng thanh mát, dễ ăn, kết hợp cùng cá lóc mềm béo tạo nên hương vị hấp dẫn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo: 35g

– Phi lê cá lóc: 80 – 100g

– Rau ngót: 300g

– Gừng, gia vị cho bé

Cách thực hiện:

– Cá lóc sơ chế sạch sẽ, rồi đem luộc với gừng để loại bỏ mùi tanh.

– Khi cá chín, lọc lấy phần thịt

– Gạo vo sạch, rồi dùng nước luộc cá để nấu cháo

– Khi cháo chín, cho rau ngót và cá vào khuấy đều, nêm thêm 1 ít gia vị cho bé

– Đun sôi thêm 3 phút nữa cho chín đều rồi tắt bếp.

– Múc ra bát cho bé ăn khi còn ấm nóng, có thể cho thêm 1 ít dầu ô liu tăng thêm hương vị.

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Cháo cá lóc thơm ngon hấp dẫn

4.3. Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm kết hợp hạt sen

Một món cháo bổ dưỡng cho bé ăn dặm các mẹ không thể bỏ qua chính là cháo cá lóc hạt sen. Hạt sen có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, ngoài ra còn giúp bé ngủ ngon. Mẹ có thể yên tâm khi kết hợp hai nguyên liệu này cho bé.

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo: 40g

– Cá lóc đã phi lê: 100g

– Hạt sen: 50g

– Gia vị ăn dặm cho trẻ

Cách thực hiện:

– Các lóc rửa sạch cho hết nhớt, đem cá hấp chín cùng gừng.

– Loại bỏ hết xương cá rồi lấy phần thịt nghiền mịn.

– Hạt sen ngâm 30 phút trong nước rồi đem hầm chín

– Vo gạo sạch, đem rang thơm rồi đổ nước vào ninh nhừ.

– Khi cháo chín cho cá lóc và hạt sen vào đun trong 5 – 7 phút nữa thì tắt bếp

– Nêm thêm 1 ít gia vị trẻ em cho vừa ăn.

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm cùng hạt sen

4.4. Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh

Đậu xanh được hầm nhuyễn nên rất mịn lại bùi bùi, béo béo kết hợp cùng cá lóc tạo nên món ăn thú vị. Mẹ có thể học cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm kết hợp đậu xanh nhằm thay đổi khẩu vị của con.

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo: 30g

– Phi lê cá lóc: 50g

– Đậu xanh: 30g

– Hành

– Gia vị cho bé

Cách thức thực hiện

– Trộn gạo và đậu xanh rồi ngâm trong nước từ 1 – 2 tiếng

– Tiến hành nấu cháo với gạo và đậu xanh

– Cá sơ chế sạch sẽ, sau đó xay nhuyễn

– Làm nóng chảo, phi thơm hành rồi thêm cá lóc vào xào săn lại.

– Khi cháo chín, cho cá lóc vào đảo đều rồi nêm gia vị cho vừa ăn.

– Cho ra bát để bé thưởng thức ngay khi còn ấm nóng.

4.5. Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm cùng bí đỏ

Cá lóc và bí đỏ là bộ đôi giúp bé phát triển trí não, mẹ thường xuyên nấu món này giúp con thông minh, khỏe mạnh.

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo: 30g

– Cá lóc đã phi lê: 150g

– Bí đỏ: 200g

– Hành tím, gừng

– Gia vị

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc bí đỏ rất dễ tìm

Cách thức thực hiện:

– Cá sơ chế sạch sẽ, đem hấp chín với gừng

– Lọc xương cá rồi đem xào sơ với hành

– Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ

– Vo gạo loại bỏ chất bẩn rồi ninh nhừ cùng bí đỏ, nấu thành cháo bí đỏ

– Khi cháo chín, cho thêm cá vào đảo đều

– Múc cháo cá lóc bí đỏ ra bát cho bé thưởng thức.

4.6. Cách nấu cháo cá lóc nấm rơm

Các mẹ có thể thử kết hợp nấm rơm cùng cá lóc để tạo nên một món cháo ăn dặm lạ miệng. Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm kết hợp nấm rơm lại rất dễ làm với những nguyên liệu dưới đây.

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo: 40g

– Cá lóc phi lê: 100g

– Nấm rơm: 50g

– Gia vị của bé

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm kết hợp nấm rơm

Cách thức thực hiện:

– Cá lóc chế biến sạch, đem luộc cùng gừng

– Khi cá chín, loại bỏ xương rồi dằm nhuyễn.

– Tận dụng nước luộc cá nấu cháo

– Cá xào thơm cùng hành cho thơm

– Nấm rơm rửa sạch, cắt nhỏ sau đó đem xào sơ

– Khi cháo chín, cho cá và nấm rơm vào khuấy đều, đun thêm khoảng 5 phút nữa ở lửa nhỏ

– Tắt bếp, múc ra bát ăn dặm cho bé

4.7. Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm cùng khoai lang

Khoai lang cũng là một lựa chọn tuyệt vời không kém khi nấu cùng cháo cá lóc. Với những nguyên liệu quen thuộc tạo nên một món ăn ăn dặm cho bé thơm ngon.

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo: 40g

– Cá lóc đã phi lê: 100g

– Khoai lang: 40g

– Gia vị ăn dặm

Cách thức thực hiện:

– Gạo vo sạch để loại bỏ bụi bẩn, ngâm nước 30 phút rồi ninh nhừ.

– Cá sơ chế cẩn thận cho sạch nhớt.

– Phi thơm tỏi với dầu nóng rồi cho cá vào áp chảo

– Cá chín, dùng thìa dằm nhuyễn

– Khoai lang bỏ vỏ, rửa sạch rồi đem hấp chín. Sau đó tán mịn khoai.

– Cháo sôi, cho cá và khoai vào đảo đều, nấu thêm 3 – 5 phút.

– Nêm gia vị ăn dặm rồi múc ra bát cho bé.

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Cách nấu cháo khoai lang cá lóc cho bé ăn dặm

4.8. Cách nấu cháo cá lóc rau dền

Cá lóc kết hợp cùng rau dền nghe có vẻ mới lạ nhưng lại mang hương vị riêng. Hơn nữa, rau dền còn mang màu sắc bắt mắt, chắc chắn sẽ khiến con tò mò mà ăn hết mới thôi.

Nguyên liệu chuẩn bị

– Gạo: 35g

– Phi lê cá lóc: 100g

– Rau dền đỏ: 10g

– Dầu ăn, gia vị dầu ăn cho con

Cách thức thực hiện:

– Cá sơ chế sạch sẽ, hấp chín

– Lọc xương cá rồi xay nhuyễn.

– Vo sạch gạo, ngâm 30 phút rồi đem nấu cháo

– Rau dền nhặt ngọn, bỏ lá sâu, hư, luộc chín rồi băm mịn.

– Cháo chín mềm, cho rau dền và cá vào khuấy đều.

– Thêm dầu và gia vị ăn dặm cho bé rồi múc ra bát thưởng thức.

Xem thêm: Cách Nấu Cháo Cho Bé 8 Tháng Siêu Ngon, Siêu Bổ Dưỡng Mẹ Nào Cũng Nên Biết​

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau dền cần chuẩn bị

5. Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh – Mẹo hay mẹ lưu ngay

Nắm bắt được cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm mẹ có thể tham khảo một số bí quyết nấu cháo để món ăn này vừa thơm ngon lại không bị tanh.

Chọn cá: Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên ưu tiên chọn cá đồng là tốt nhất. Mẹ có thể chọn cá có trọng lượng 700g – 1kg để cá chắc thịt, ít xương.

Sơ chế cá: Bạn có thể nhờ người làm cá loại bỏ phần da rồi tiến hành sơ chế. Để loại bỏ mùi tanh, mẹ nên cạo rửa hết phần nhớt rồi rửa sạch với nước muối loãng, nước cốt chanh pha loãng hoặc nước giấm pha loãng. Tiếp đó, rửa sạch hết phần gân máu trong bụng cho đến khi cầm lên không còn nhớt là được. Dùng dao thật sắc, lọc lấy phần phi lê để nấu cháo cho bé.

Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm: Trong quá trình nấu cháo cá lóc, bạn nên thêm nước ấm hoặc nước nóng vào nồi cháo. Nước ấm có khả năng hạn chế mùi tanh của cá tốt hơn nước lạnh.

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Sơ chế cá lóc cần kỹ lưỡng để loại bỏ mùi tanh

Xem thêm: Mách Mẹ Cách Nấu Cháo Tổ Yến Cho Bé Không Bị Tanh, Giữ Trọn Dinh Dưỡng

6. Một số lưu ý khi nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Khi chế biến các món ăn dặm, điều bố mẹ quan tâm là chất dinh dưỡng và món ăn mềm mịn, dễ hấp thụ cho bé.

– Với cháo cá lóc nói riêng và các món cháo cá nói chung, mẹ nên lưu ý gỡ sạch xương cá khi cho con ăn dặm.

– Bé bước vào độ tuổi ăn dặm rất nhạy cảm với mùi, nên mẹ cần loại bỏ hoàn toàn mùi tanh trước khi nấu cháo cho con.

– Lưu ý thái cá nhỏ, xay nhuyễn để phù hợp với kích cỡ mà bé có thể ăn được.

– Mẹ hạn chế nêm gia vị đậm đà khi chế biến đồ ăn dặm dưới 1 tuổi, chỉ nên nêm gia vị ăn dặm cho bé.

– Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được cá lóc nếu không bị dị ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, tránh hấp thu quá nhiều đạm khi còn quá sớm, mẹ nên cho bé ăn cháo cá lóc khi con đủ 8 tháng tuổi trở lên.

8 Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không bị tanh, giúp con cao lớn vượt trội

Bé dưới 1 tuổi không nên ăn quá nhiều gia vị

Cháo cá lóc là món ăn dặm, hấp dẫn thơm ngon rất tố cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm lại cực kì đơn giản, mẹ hãy thường xuyên vào bếp, chế biến những món cháo ngon từ cá lóc để đa dạng hoá thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *