Cách nấu chè thập cẩm Huế đơn giản, bạn đã thử chưa? Chè thập cẩm Huế là món ăn có hương vị ngọt thanh, mát lạnh, thơm ngon với sự kết hợp hài hòa của các loại đậu, sữa dừa, đường,… Để thực hiện thành công món chè này, bạn chỉ cần làm theo từng bước hướng dẫn của job3s trong bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu về món chè thập cẩm Huế
Chè thập cẩm Huế có nguồn gốc từ cung đình nhà Nguyễn, được chế biến để phục vụ vua chúa và hoàng tộc xưa. Đây là món chè kết hợp hài hòa nhiều loại nguyên liệu khác nhau như các loại đậu, bột báng, sữa dừa, trái cây,…Sự kết hợp độc đáo này đã tạo nên hương vị đặc trưng của món chè thập cẩm Huế – vị ngọt thanh nhẹ, mát lạnh giải nhiệt ngày hè. Đây là món ăn truyền thống tiêu biểu của ẩm thực xứ Huế, thể hiện sự tinh tế trong cách kết hợp và chế biến các nguyên liệu.
2. Dinh dưỡng của món chè thập cẩm Huế
Cách nấu chè thập cẩm Huế không chỉ mang lại thành phẩm thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khoẻ nhờ sự kết hợp tinh tế của nhiều nguyên liệu bổ dưỡng.
- Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen là nguồn cung cấp dồi dào protein thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, magie. Những dưỡng chất này giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Bột năng, bột nếp cũng góp phần cung cấp carbohydrate phức tạp, vitamin B1 và sắt – những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
- Bên cạnh đó, nước cốt dừa nguyên chất chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin E, kali và sắt, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các vitamin trong chất béo từ các nguyên liệu khác trong món chè.
Với thành phần dinh dưỡng phong phú, chè thập cẩm Huế chính là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon, đặc trưng. Đặc biệt chè thập cẩm còn là món ăn lý tưởng cho bà bầu vì những lý do sau:
-
Tính mát, giải nhiệt: Chè thập cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt rất tốt cho bà bầu, đặc biệt vào những ngày nóng nực.
-
Giàu dinh dưỡng: Chè thập cẩm chứa nhiều loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen rất giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
-
Hỗ trợ tăng cân khỏe mạch: Các loại đậu, bột báng trong chè giúp bà bầu tăng cân một cách khỏe mạch, đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.
-
Giảm nguy cơ thiếu máu, sinh non: Đậu đỏ có tác dụng giảm nguy cơ thiếu máu và sinh non cho bà bầu.
Tuy nhiên, bà bầu nên ăn chè với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì chè có hàm lượng đường cao.
>>>Xem thêm: Lưu Ngay Cách Nấu Chè Dừa Dầm Ngọt Ngào, Ghi Điểm Trong Mắt Người Thương
3. Cách nấu chè thập cẩm Huế chuẩn vị nhất
So với cách nấu món chè khác thì cách nấu chè thập cẩm Huế có phần phức tạp hơn. Chính vì vậy những nguyên liệu cần chuẩn bị cho món chè này cũng hết sức phong phú và đa dạng.
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi thực hiện cách nấu chè thập cẩm Huế
Nguyên liệu |
Dụng cụ |
Đậu đỏ: 200gr |
Nồi kim loại |
Đậu xanh: 200gr |
Chảo |
Đậu đen 200gr |
Xửng hấp |
Bột năng hoặc bột ngô: 100gr |
|
Đậu phộng: 50gr |
|
Nước cốt dừa: 200ml |
|
Sữa tươi: 200ml |
|
Dừa khô: 100gr |
|
Đường trắng: 250gr |
Một số bí kíp chọn nguyên liệu cho món chè thập cẩm Huế
Để chọn nguyên liệu tươi ngon cho món chè thập cẩm Huế truyền thống, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ:
-
Bạn nên chọn đậu có vỏ sáng màu, bắt mắt, không bị tối màu hay nhăn nheo.
-
Hạt đậu phải đầy đặn, mẩy, không bị sâu mọt hay lõm.
-
Kiểm tra bằng cách nhìn phần bụng của hạt đậu, nếu có nốt trắng là đạt độ chín tốt.
-
Ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của đậu tươi là dấu hiệu tốt.
Dừa khô:
-
Dừa sáp là loại lý tưởng nhất cho món chè.
-
Bạn nên chọn dừa già, vỏ nâu cứng, nặng tay khi cầm để có nhiều cùi dừa.
Bột năng, bột nếp:
-
Mua bột tươi, không bị khô cứng hay có mùi lạ và ưu tiên các loại bột đặc sản địa phương.
3.2. Cách nấu chè thập cẩm Huế
Khi đã hoàn tất bước chuẩn bị thì bạn đã có thể bắt tay vào thực hiện cách nấu chè thập cẩm Huế. Mặc dù không quá phức tạp, nhưng món chè này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng bước thực hiện.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế đậu
Trước tiên, bạn hãy dành thời gian để sơ chế các loại đậu – những nguyên liệu chính quyết định hương vị của món chè. Rửa sạch đậu xanh, đậu đỏ và đậu đen với nước ấm, sau đó ngâm chúng trong vòng 3 – 4 để các hạt đậu nở đều, mềm mại. Sau đó, bạn đun sôi riêng từng loại đậu cho đến khi chín nhừ, thêm 50gr đường kính trắng vào từng loại để tạo vị ngọt thanh tự nhiên.
Sơ chế dừa
Tiếp đó, bạn hãy tách cùi dừa ra khỏi quả, rửa sạch và chia thành hai phần. Một phần cắt thành từng hạt lựu nhỏ, phần còn lại đem cắt thành sợi để trang trí món chè.
Bước 2: Chế biến trân châu dừa để làm toping cho cách nấu chè thập cẩm Huế
Đầu tiên bạn hãy cho 50gr bột năng vào tô lớn, đổ từ từ nước sôi vào và trộn đều bằng muỗng cho bột thấm đều nước. Sau đó, dùng tay nhào bột cho đến khi hỗn hợp trở nên dẻo và không dính tay.
Sau đó bạn chia bột thành từng phần nhỏ. Lấy một phần vừa đủ, dàn mỏng ra, đặt miếng cùi dừa vào giữa, gói kín lại và vo tròn thành viên trân châu nhân dừa. Bạn làm tương tự cho đến khi hết bột và cùi dừa.
Đun sôi nước trong nồi lớn, nhẹ nhàng cho các viên trân châu vào nước sôi, đun với lửa lớn khoảng 15 – 20 phút cho đến khi chúng nổi lên mặt nước là đã chín. Tiếp đến bạn hãy vớt trân châu ra rổ, ngâm qua nước lạnh để giữ độ dẻo dai.
Bước 3: Sên đậu xanh
Chia đậu xanh đã nấu chín thành ba phần. Lấy một phần đem đi tán nhuyễn, sau đó trộn đều với 50ml sữa tươi. Cho hỗn hợp lên chảo, bật lửa nhỏ, đảo đều cho đến khi đậu không còn dính chảo là đã sên hoàn chỉnh. Bạn để nguội, rồi vo tròn thành từng viên nhỏ xinh.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
Đun sôi lá dứa tươi với nước trong khoảng 5 phút rồi vớt ra. Bạn thêm 200ml nước cốt dừa đã chuẩn bị sẵn và một ít muối vào và khuấy đều cho đến khi sôi thì tắt bếp, để nguội. Vậy là bạn đã có một tách nước cốt dừa thơm lừng, béo ngậy để ăn cùng món chè thập cẩm.
Cuối cùng, sau khi đã hoàn thiện công đoạn chế biến, bạn hãy múc từng loại đậu vào cốc, mỗi loại một tầng. Bạn thêm trân châu, nước cốt dừa, ít lạc rang và sợi dừa tươi tuỳ thích, cuối cùng, thêm chút đá bào và thưởng thức.
Bước 3: Thành phẩm sau khi thực hiện cách nấu chè thập cẩm Huế
Món chè thập cẩm Huế thành phẩm cần đạt những yêu cầu sau về chất lượng và màu sắc
- Màu sắc: Món chè thập cẩm Huế phải sở hữu màu sắc tươi sáng, rực rỡ từ sự kết hợp của các loại đậu, trân châu, nước cốt dừa, lạc rang và sợi dừa tươi.
- Hương vị: Ngoài ra, món chè này cần phải đạt được sự hài hòa giữa vị ngọt thanh tự nhiên từ đậu, trân châu và nước cốt dừa. Chè không quá ngấy, dễ ăn.
4. Những ai không nên ăn chè thập cẩm?
Mặc dù cách nấu chè thập cẩm Huế khá đơn giản lại cho ra thành phẩm thơm ngon, nhưng bạn cần lưu ý nếu bản thân hoặc gia đình thuộc các đối tượng sau đây thì nên hạn chế ăn món chè này để bảo vệ sức khoẻ.
- Người bị tiểu đường: Món chè thập cẩm chứa nhiều đường từ các loại đậu, trân châu và nước cốt dừa ngọt. Lượng đường cao có thể làm tăng đột ngột lượng đường huyết, không tốt cho người bị tiểu đường.
- Người bị thận yếu: Các loại đậu trong chè thập cẩm chứa nhiều protein thực vật, có thể gây khó khăn cho việc thải độc tố qua thận ở người bị suy thận.
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa có đủ enzyme tiêu hóa các loại đậu và tinh bột trong chè, có nguy cơ bị đầy hơi, táo bón.
- Người bị rối loạn tiêu hóa: Lượng chất xơ cao từ các loại đậu có thể gây khó tiêu, đầy hơi cho những người bị rối loạn đường tiêu hóa.
5. Cách bảo quản chè thập cẩm Huế?
Sau khi thực hiện cách nấu chè thập cẩm Huế, nếu ăn không hết bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề khi bảo quản sau đây:
Bảo quản trong tủ lạnh:
Chè thập cẩm có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 1 – 2 ngày. Bạn nên để chè trong hộp kín, tránh để lẫn với các thực phẩm khác, không nên để chè quá lâu trong tủ lạnh vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng và vitamin.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng:
Nếu không bán hết, bạn có thể để chè ở nhiệt độ phòng trong vòng 4 – 6 giờ, tránh để chè quá lâu ở nhiệt độ phòng vì có nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm mốc.
Một số lưu ý:
- Bạn không nên trộn lẫn các loại chè với nhau khi bảo quản.
- Tránh để chè quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng và vitamin.
- Bạn có thể bảo quản riêng từng loại đậu, trân châu rồi pha chung lại khi ăn.
>>>Xem thêm: Cách Nấu Chè Dừa Non Ngọt Thơm, Ngon Ngây Ngất, Thành Công Ngay Từ Lần Đầu
Cách nấu chè thập cẩm Huế thật đơn giản đúng không nào. Món chè này không chỉ là một món ăn vặt giải khát mà còn mang đậm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất cố đô xưa. Với sự kết hợp tinh tế của các nguyên liệu đi kèm, món chè thập cẩm mang đến một hương vị vô cùng hấp dẫn và khó quên. Đây sẽ là một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn để bạn có thể chiêu đãi gia đình vào những dịp cuối tuần. Chúc bạn vào bếp thành công !