Cách nấu cơm nát cho bé làm sao để vừa ngon vừa không tốn nhiều thời gian nấu tới 2 lần. Nhiều mẹ than phiền rằng món này không khó nấu nhưng khá lích kích thì bài viết này chính là giải pháp!
1. Tại sao mẹ cần học nấu cơm nát cho bé?
Nấu cơm nát rất dễ dàng, bạn chỉ cần vo sạch gạo rồi cho vào nồi và thêm nhiều nước hơn bình thường. Vậy tại sao các bậc cha mẹ vẫn cần học cách nấu cơm nát cho bé khi bé gần 1 tuổi? Câu trả lời nằm ngay phần tiếp theo, đừng bỏ qua nhé!
1.1. Cơm nát cho bé là gì?
Cơm nát là món ăn dặm được nhiều bé yêu thích mà còn đảm bảo được độ dinh dưỡng cho bữa ăn. Món ăn này được nấu như cơm bình thường nhưng nấu với lượng nước nhiều hơn. Khi nấu chín, hạt gạo sẽ nở ra và trở nên khá mịn nhưng không quá nhão, giúp trẻ sơ sinh nhai dễ hơn. Cơm nghiền không lỏng như cháo nhưng có kết cấu rất mịn giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhai rất tốt.
1.2. Bé mấy tháng thì nên bắt đầu ăn cơm nát?
Ở độ tuổi 6 tháng, bé đã có thể làm quen với thức ăn xay nhuyễn, mịn nhưng sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chính cho bé. Thực phẩm ăn dặm được coi là thực phẩm bổ sung, cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì bé khoảng 8 – 9 tháng trở đi có thể làm quen với cơm nát. Tuy nhiên mẹ cần theo dõi sự thích nghi của con khi làm quen với món này. Nếu để an toàn hơn thì mẹ có thể cho bé ăn cơm nát từ khoảng 11 – 12 tháng tuổi.
Xem thêm: Lươn Nấu Gì Cho Bé Để Vừa Thơm Ngon Vừa Bổ Dưỡng Mà Lại Dễ Tiêu Nhẹ Bụng?
2. Hướng dẫn cách nấu cơm nát cho bé cực đơn giản
Các mẹ có thể tự xây dựng thực đơn gồm những món ăn đơn giản, đặc biệt là dạng cơm nát để con tập ăn trong độ tuổi đang phát triển. Cơm nát rất thích hợp cho trẻ tập thích nghi với các món ăn thô, từ giai đoạn cháo đặc đến cơm thường. Các mẹ có thể tham khảo một số cách nấu cơm nát cho bé thơm ngon dưới đây:
2.1. Cách nấu cơm nát cho bé nhanh và đơn giản
Mẹ chỉ cần chuẩn bị bát cơm riêng cho trẻ và dùng nồi cơm điện để nấu cơm, còn lại chỉ cần thực hiện các bước như sau:
-
Bước 1: Lấy một phần gạo nở mềm vừa đủ cho bé ăn (khoảng 3 thìa cơm), vo gạo cho sạch rồi cho vào tô sứ nhỏ.
-
Bước 2: Thêm nước vào cốc gạo cho đến khi nước ngập ½ cốc
-
Bước 3: Khi nấu cơm cho cả nhà bằng nồi cơm điện, bạn hãy cho bát gạo đã chuẩn bị của bé vào nồi để cùng nấu.
Với cách nấu cơm đơn giản này, thời điểm cơm cả nhà nấu cũng chính là thời điểm cơm nát của bé chín. Vì lượng nước cho vào bát của bé nhiều hơn so với khi nấu cơm thông thường nên độ mềm, mịn của cơm rất thích hợp cho trẻ một tuổi tập nhai.
2.2. Nấu cơm nát cho bé bằng nồi cơm điện
Nếu mẹ không thể quản lý lượng cơm đủ cho bé ăn dựa vào cách nấu trên thì đừng bỏ qua phương pháp nấu cơm nát cho bé bằng nồi cơm điện. Các bước nấu cơm cho bé bằng phương pháp này được thực hiện các bước như sau:
-
Bước 1: Vo gạo và nấu cơm trong nồi cơm điện cho gia đình như mọi bữa cơm bình thường.
-
Bước 2: Khi nút nồi cơm điện vừa chuyển sang chế độ hâm nóng, mẹ hãy múc một lượng cơm vừa đủ cho bữa ăn của bé vào tô riêng.
-
Bước 3: Đổ thêm tí nước (khoảng 1-2 thìa muỗng cà phê) vào bát cơm của bé rồi cho lại vào nồi cơm điện.
-
Bước 4: Sau đó, bạn bật lại chế độ nấu cơm để cơm nát của trẻ sẽ mềm mịn hơn.
Đây là cách nấu phổ biến và được nhiều mẹ áp dụng, vì không mất quá nhiều thời gian nấu. Đồng thời, phương pháp này còn tránh được tình trạng thiếu hoặc thừa khi không đủ cơm cho bé ăn.
2.3. Cách nấu cơm nát cho bé trong nồi riêng
Nếu không có nồi cơm điện và có một chiếc nồi nhỏ, bạn cũng có thể xử lý nhanh gọn chiếc nồi này để nấu cơm nát cho con. Cách nấu cơm dành cho bé bằng chiếc nồi nhỏ khá đơn giản với các bước như sau:
-
Bước 1: Lấy một phần gạo nở mềm vừa đủ cho trẻ ăn (khoảng 1 chén), vo gao cho sạch rồi cho vào nồi.
-
Bước 2: Đổ nước vào nồi của bé với lượng nước nhiều hơn bình thường khi nấu cơm cho người lớn.
-
Bước 3: Bật bếp nấu cơm với lửa lớn, chờ cho khi cơm sôi thì giảm lửa và đậy nắp lại.
-
Bước 4: Nấu cho đến khi cơm khô, chín và có độ đặc vừa phải thì tắt bếp.
2.4. Cách nấu cơm nát cho bé bằng lò vi sóng tiện lợi
Trong trường hợp mẹ quá bận rộn không thể nấu cơm cho bé bằng các phương pháp trên thì hãy tận dụng lò vi sóng tiện lợi để nấu cơm cho bé. Để nấu cơm nát cho bé bằng cách sử dụng lò vi sóng, mẹ cần chuẩn bị một bát cơm nấu chín bình thường, việc còn lại chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị một lượng cơm vừa đủ cho bé ăn vào bát
-
Bước 2: Cho ít nước vào bát cơm của bé (khoảng 1-2 muỗi nước), khuấy đều rồi cho vào lò vi sóng.
-
Bước 3: Bật nấu lò vi sóng ở nhiệt độ cao nhất trong 3 phút là bạn sẽ có tô cơm nát cho bé.
Lưu ý: Cách nấu cơm nát trong lò vi sóng có thể khiến một số thành phần dinh dưỡng trong cơm bị thay đổi. Vì vậy, các mẹ chỉ nên sử dụng công thức này như một biện pháp “chữa cháy” kịp thời khi quá bận rộn hoặc quên nấu cơm cho bé.
2.5. Cách nấu cơm nát cho bé bằng cách chế biến cơm chín có sẵn
Các mẹ cũng có thể học cách nấu cơm nát cho bé từ cơm nấu sẵn nhưng không phải bằng lò vi sóng mà bằng một chiếc nồi nhỏ. Cách nấu này có phần hơi giống với công thức nấu cơm nát bằng nồi riêng nhưng nó khắc phục được nhược điểm khiến cơm bị biến chất và mất mùi thơm ngon của gạo làm bé chán ăn.
-
Bước 1: Lấy một lượng cơm đã có sẵn vừa đủ phần ăn của bé cho vào nồi nhỏ
-
Bước 2: Thêm một chén nước vào nồi, sao cho nước chỉ phủ kín bề mặt cơm là được.
-
Bước 3: Bật lửa nấu nồi cơm của bé cho đến khi sôi thì đun nhỏ lửa và đậy nắp nồi, đun cho đến khi thấy cơm mềm mịn thì tắt bếp.
2.6. Cách nấu cơm nát cho bé chung một lần với gia đình
Với phương pháp này, phần cơm dành cho bé sẽ mềm mịn phù hợp với khả năng tập ăn thô của bé. Không kém cạnh gì với các phương pháp trên, cách nấu cơm nát chung với gia đình cũng rất đơn giản chỉ với vài bước đơn giản sau:
-
Bước 1: Nấu cơm bằng nồi cơm điện cho cả nhà như mọi khi.
-
Bước 2: Đẩy cơm ở góc nồi sang vị trí khác sao cho gạo ở góc nồi này sẽ thấp hơn phần gạo còn lại, đây là vị trí phần cơm của bé.
-
Bước 3: Bật nút nồi cơm điện và nấu cơm bình thường.
3. Gợi ý 8 thực đơn cơm nát hấp dẫn dành cho bé
Bên cạnh việc học cách nấu cơm nát cho bé, mẹ nên kết hợp với một số món ăn khác để làm phong phú thêm khẩu phần ăn của bé. Nếu đang bí ý tưởng về các khẩu phần ăn của bé, các bậc cha mẹ có thể tham khảo 7 thực đơn cơm nát hấp dẫn dành cho bé dưới đây:
-
Thực đơn số 1: Cơm nát, cà chua nghiền với trứng, canh thịt bằm và nửa trái cam
-
Thực đơn số 2: Cơm nát, tôm xào súp lơ xanh, canh mồng tơi cua đồng và một hộp sữa chua
-
Thực đơn số 3: Cơm nát, lươn đồng xào nghệ, canh bí đỏ mềm và chuối cắt lát nhỏ
-
Thực đơn số 4: Cơm nát, cá hồi phi lê sốt cà chua, canh ngao rau mồng tơi và một múi bưởi
-
Thực đơn số 5: Cơm nát, đậu phụ rán, canh cà rốt tôm băm và xoài chín cắt nhỏ
-
Thực đơn số 6: Cơm nát, thịt gà băm xào nấm, canh trứng cà chua và thanh long cắt nhỏ
-
Thực đơn số 7: Cơm nát, thịt bò bằm xào hành tây, canh rau đay thịt bằm và đu đủ chín cắt nhỏ.
-
Thực đơn số 8: Cơm nát, cá thu chiên, su su xào, canh cua và nước ép chanh dây.
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Bí Đỏ Thịt Bằm Giàu Chất Dinh Dưỡng Cho Bé Phát Triển Toàn Diện
4. Những lưu ý khi thực hiện cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm hiệu quả
Không phải cứ bắt tay vào nấu cơm nát cho bé sẽ luôn cho ra thành quả tốt, các bậc cha mẹ cũng nên quan tâm tới nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên một phần ăn chất lượng và bổ dưỡng nhất cho bé nhé!
4.1. Nên chọn loại gạo nào để nấu cơm nát thơm ngon cho bé
Nhiều bà mẹ nấu cơm nát cho con gặp phải tình trạng bé không chịu ăn hoặc ăn ít, biếng ăn, thậm chí bị táo bón. Một trong những nguyên nhân chính là do mẹ chọn sai loại gạo khiến hạt gạo nấu thành cơm không mịn và đặc như “cơm tiệm”.
Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn nên chọn loại gạo nở vì sau khi nấu, loại gạo này sẽ tạo ra những hạt cơm mềm mịn dễ cho bé ăn. Ngoài ra, để bé không bị ngán, mẹ cần thay đổi loại gạo tốt và phù hợp với lứa tuổi đang trưởng thành của bé như: Gạo tấm, gạo lứt, gạo nếp… Mỗi bé sẽ có sở thích khác nhau nên cách tốt nhất là mẹ hãy liên tục thay đổi để biết con mình thích loại gạo nào nhé.
4.2. Thường xuyên thay đổi thực đơn ăn cơm nát cho bé 1 tuổi
Các món ăn kèm cùng cơm nát trong thực đơn hàng ngày của bé nên được thay đổi liên tục để bé không bị nhàm chán và tăng thêm tính tò mò của bé trong mỗi bữa ăn. Tất cả các món ăn phải được nấu rất mềm và cắt nhỏ cho bé dễ ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu trong mỗi thực đơn: Tinh bột, chất xơ (rau củ quả), protein và chất béo để con phát triển toàn diện nhất.
4.3. Không nên dùng quá nhiều gia vị trong các món ăn
Khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ nên hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị như muối, đường, mắm,… Bởi vì độ tuổi bắt đầu ăn dặm của trẻ em là từ 7 tháng tuổi, nên đường tiêu hoá của bé chưa phát triển hoàn toàn và khỏe mạnh như người lớn.
Trong quá trình nấu cơm nát nói riêng và các món ăn cho bé nói chung, các bậc phụ huynh nên nêm nếm thêm một chút dầu oliu và phô mai dành cho trẻ em. Điều này sẽ tập kích thích vị giác của bé tốt hơn trong các bữa ăn.
5. Bé 1 tuổi có nên ăn cơm nát không?
Trên thực tế, trẻ trên 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm thay vì phải dựa vào sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Bởi vậy, khi trẻ được 1 tuổi, hàm lượng thức ăn sẽ chuyển dần từ lỏng sang đặc mịn, sau đó là rắn để phù hợp với khả năng nhai và hệ tiêu hóa của bé. Với các bé ăn thô tốt và đã làm quen với cơm nát từ trước đó thì từ 1 tuổi bạn có thể cho bé ăn cơm như bình thường.
Cách nấu cơm nát cho bé nghe thì rất dễ nhưng để đảm bảo độ thơm ngọt và mềm mịn của hạt gạo thì không phải bà mẹ nào cũng làm được. Bên cạnh đó, thực đơn cơm nát hằng ngày của bé cũng nên được đầu tư kỹ lưỡng và đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu giúp con phát triển thể chất lẫn tư duy thông minh nhé các mẹ!