Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Cách nấu cháo gỏi vịt ngon, không hôi mặc dù không quá phức tạp nhưng cũng cần có bí quyết riêng. Áp dụng ngay công thức dưới đây, đảm bảo bạn sẽ có nồi cháo vịt bổ dưỡng, ai ăn cũng mê.

1. Cháo gỏi vịt – Đặc sản miền Tây

Cháo gỏi vịt là món ăn đặc sản của người miền Tây và được rất nhiều người yêu thích. Với những hương vị độc đáo, món ăn này đã trở thành một biểu tượng ẩm thực của miền Tây, thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn với nhiều du khách phương xa.

Vịt đồng ở miền Tây được nuôi trong tự nhiên, chúng được ăn lúa và ốc đồng, nên rất mập mạp, thịt ngọt và săn chắc. Thịt vịt được chế biến thành nhiều món như: nướng, luộc, nấu chao… Nhưng món đơn giản và dễ làm nhất đó là cháo gỏi vịt. Với nguyên liệu sẵn có cùng cách nấu cháo gỏi vịt đơn giản, món ăn được nhiều gia đình ở miền Tây nấu đãi khách sau mỗi mùa gặt.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Cháo gỏi vịt – Món ăn bình dân nhưng hấp dẫn và đậm chất miền Tây

2. Cách nấu cháo gỏi vịt ngon, không hôi

Cách nấu cháo gỏi vịt ngon và không còn mùi hôi từ thịt vịt đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới cách chế biến. Vì vậy trước khi tìm hiểu cách nấu cháo gỏi vịt thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và tìm hiểu cách chọn thịt vịt sao cho ngon.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cho món cháo vịt

  • 1 con vịt nặng khoảng 1,8 – 2kg

  • 1,5 chén gạo tẻ và 1/4 chén gạo nếp

  • 1 nắm nhỏ đậu xanh

  • 1- 2 củ gừng

  • 1 trái chanh

  • 3 muỗng canh rượu trắng

  • 1 củ hành tây

  • Hành lá và các loại rau thơm ăn kèm: rau tía tô, húng quế, mùi tàu…

  • Tỏi, ớt, gừng băm.

  • 3 củ hành tím nướng

  • Các loại gia vị: muối, nước mắm, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu,…

Cách nấu cháo gỏi vịt thành công hay không một phần phụ thuộc vào cách chọn nguyên liệu, đặc biệt là thịt vịt. Để lựa chọn thịt vịt ngon, bạn cần quan sát kĩ những đặc điểm sau đây:

Con vịt cần phải ở độ tuổi trưởng thành, lông mọc đều và khi kéo hai cánh lại với nhau, chúng phải chồng lên nhau một cách đều đặn. Đầu của hai cánh vịt cũng phải đan chéo vào nhau, có ức tròn và phao câu đều. Khi cầm lên, vịt nặng tay và phần da bụng, da cổ phải dày.

Vịt ngon cũng phải có thịt chắc, dày, không quá gầy hay quá béo, và không nhiều mỡ. Bạn có thể kiểm tra bằng cách tóm chặt hai đùi cánh nâng lên, sờ thấy hai bên lườn, ức căng lên nở nang rắn chắc thì vịt mới đủ ngon và có nhiều thịt.

Khi mua vịt, tránh những con non mỏ to, mềm hay vịt già mỏ nhỏ và cứng. Ngoài ra, bạn nên tránh chọn vịt cái vì chúng đã sinh đẻ nhiều lần nên thịt sẽ không ngon, vịt đực luôn mang hương vị thơm ngon hơn. Một điểm quan trọng khác để nhận biết vịt cái là bụng dưới của chúng sẽ xệ hơn so với vịt đực.

Khi mua thịt vịt làm sẵn, bạn hãy quan sát kỹ màu da và độ đàn hồi của thịt khi lựa chọn. Bạn nên chọn vịt có da màu vàng nhạt, đều màu và thịt săn chắc, đàn hồi tốt. Tránh chọn thịt vịt đã để lâu, chúng thường sẽ có màu sậm hoặc có vết bầm, thịt mềm nhũn, có mùi hôi ươn và chảy nước.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Cách nấu cháo gỏi vịt ngon đòi hỏi sự tỉ mỉ từ cách chọn nguyên liệu tới chế biến

Nguyên liệu cho món gỏi bắp cải ăn kèm

  • 1/3 cái bắp cải, thái sợi vừa ăn, ngâm trong nước đá để giữ độ giòn

  • 1/2 củ cà rốt, gọt vỏ, dùng dao bào thành sợi mỏng, để riêng.

  • 1/2 củ hành tây, lột vỏ, thái lát mỏng, ngâm trong nước lạnh để giảm mùi hăng.

  • 1 chén nhỏ đậu phộng rang, giã sơ

  • 2 muỗng canh hành khô chiên giòn

  • 1 ít rau răm cắt nhỏ

  • Nước trộn gỏi: 2 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + nửa chén nước + nửa quả chanh + tỏi, ớt, gừng băm

2.2. Cách nấu cháo gỏi vịt

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu cháo gỏi vịt ngon như tiệm bán và không còn mùi hôi của vịt

Bước 1: Làm sạch và khử mùi hôi cho thịt vịt

Trong cách nấu cháo gỏi vịt, sơ chế vịt sao cho hết hôi là một trong những công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến hương vị món ăn sau chế biến. Vì vậy, bạn cần phải thật tỉ mỉ khi thực hiện:

Sau khi mổ và rửa sạch vịt, bạn cần lấy đi phần tuyến nhờn (hay còn gọi là phao câu) ở gần đuôi vịt. Đây là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi khó chịu cho thịt vịt.

Tiếp theo, bạn dùng muối để xát khắp thân vịt, chờ khoảng 10 -15 phút rồi rửa lại. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp gồm rượu trắng, gừng và dấm để xoa đều lên bề mặt và bên trong mình vịt, rồi đem rửa sạch lại lần nữa. Như vậy có thể khử được 80% mùi hôi ở vịt.

Phần mề và lòng vịt cũng cần được bóp với muối, chanh và rượu trắng để khử mùi hôi. Sau khi bóp xong, bạn nhớ rửa sạch lại với nước.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Gừng giúp khử mùi hôi cho thịt vịt

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

– Gạo nếp, gạo tẻ và đỗ xanh đem vo sạch rồi để ráo nước. Sau đó rang gạo trên lửa nhỏ đến khi chuyển sang màu vàng thì tắt bếp

– Hành lá và rau thơm các loại nhặt và rửa sạch.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Nên rang gạo trước khi cho vào nấu cháo

Bước 3: Luộc vịt

– Bạn cho nước vào nồi cùng với 1 củ hành tây bổ làm đôi, 1 nhánh gừng đập dập, 1 củ hành tím nướng lột vỏ, phần gốc của hành lá và mùi. Bạn nêm thêm chút muối và bột ngọt vào nước luộc vịt rồi bật bếp nấu.

– Chờ nước hơi sủi tăm thì cho vịt vào luộc. Tiết và lòng vịt bạn cho vào luộc sau khi đã lấy thịt vịt ra để tránh cho thịt bị đen hay có màu không đẹp. Khi nào nước sôi thì bạn vớt bọt, hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi và luộc khoảng 30-35 phút rồi trở mặt.

– Có thể kiểm tra thịt chín chưa bằng cách dùng đũa xiên vào thịt, nếu không còn nước đỏ là thịt đã chín. Bạn để vịt ngâm trong nước luộc cho đến khi nguội dần để giữ được độ ngon ngọt của thịt. Cuối cùng, bạn vớt thịt vịt ra để nguội, chặt miếng nhỏ vừa ăn.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Khi nào nước sôi thì bạn nhớ vớt bọt và hạ nhỏ lửa

Bước 4: Nấu cháo

Đầu tiên, bạn vớt bỏ những phần hành tây, gừng, gốc rau mùi rồi cho tiết và lòng vịt vào nồi nước luộc vịt. Sau khi những phần đó chín, bạn vớt ra để riêng.

– Tiếp theo, bạn cho gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh đã rang sơ vào nồi nước luộc vịt và ninh cho đến khi cháo chín nhừ. Bạn nêm nếm gia vị vừa ăn theo sở thích của mình và gia đình.

Lưu ý: Khi nấu cháo vịt, bạn cần lưu ý đến độ nở của cháo. Cháo nấu nở vừa phải, không quá đặc cũng không quá loãng sẽ giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Nấu cháo bằng nước luộc vịt

Bước 5: Làm gỏi bắp cải

Nước trộn gỏi: Bạn pha 2 muỗng canh nước mắm, nửa chén nước, 2 muỗng canh đường, tỏi ớt gừng băm, nước cốt chanh vào trong một cái chén rồi khuấy cho tan đều.

– Bắp cải thái sợi, hành tây cắt lát mỏng, cà rốt thái sợi rồi ngâm trong nước đá lạnh cho giòn. Sau đó, bạn vớt ra và trộn với hỗn hợp nước trộn gỏi cùng rau răm thái nhỏ.

– Cuối cùng, bạn cho gỏi ra đĩa, xếp thịt vịt, lòng vịt thái miếng vừa ăn lên trên. Bạn rắc thêm đậu phộng rang giã sơ và hành khô chiên giòn để món gỏi được ngon hơn.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Gỏi bắp cải chua ngọt rất hợp để ăn cùng với cháo vịt béo ngậy

Bước 6: Làm nước mắm gừng để chấm thịt vịt

Bạn cho 2 muỗng canh nước mắm (30-40 độ đạm), 2 muỗng canh đường, nước cốt chanh vào một cái bát. Bạn thêm gừng giã nát, tỏi băm, ớt vào và khuấy tan cho đến khi có được một hỗn hợp nước chấm sền sệt và đậm đà.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Nước mắm gừng chấm vịt giúp món ăn thêm tròn vị

Bước 7: Trình bày

Sau khi đã thực hiện đầy đủ theo cách nấu cháo gỏi vịt, bạn múc cháo ra tô và cho hành lá, tía tô, rau mùi lên trên. Bạn rắc ít hạt tiêu, cho vài lát ớt, rắc hành phi để tăng thêm hương vị. Thịt vịt sắp ra đĩa. Nên dùng cháo vịt kèm với gỏi bắp cải chua ngọt, thịt vịt và nước mắm gừng để có một bữa ăn hoàn hảo. Hãy nhớ rằng, cháo vịt nên được dùng ngay khi nó còn nóng để thưởng thức hương vị tuyệt vời nhất.

Với những bước đơn giản như trên, bạn sẽ có một nồi cháo vịt bổ dưỡng và một đĩa gỏi bắp cải thơm ngon như ngoài hàng và không còn mùi hôi từ vịt.

2.3. Yêu cầu thành phẩm

Cháo gỏi vịt sau khi hoàn thành có mùi thơm dậy vị. Thịt vịt luộc ngon ngọt, chắc thịt chấm cùng nước mắm gừng cay cay vừa miệng. Hạt cháo nở bung mềm. Cháo không quá đặc cũng không quá loãng.

3. Lưu ý khi thưởng thức cháo gỏi vịt

Cháo gỏi vịt không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên khi thưởng thức món ăn này bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

3.1. Cháo vịt kỵ với gì?

Để tránh gây hại cho sức khỏe, bạn không nên kết hợp thịt vịt với những loại thực phẩm như: Tỏi, trứng gà, thịt ba ba, thịt rùa, thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch, quả mận hay các loại quả có tính nóng như: xoài, mít, chôm chôm,….

3.2. Những ai không nên ăn cháo gỏi vịt

Thịt vịt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn thịt vịt một cách thoải mái, đặc biệt là những người có bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý mà người bệnh nên tránh ăn cháo thịt vịt hoặc hạn chế tối đa:

Người bị bệnh gout: Trong thịt vịt chứa nhiều Purin, một chất có thể gây tăng Axit uric trong máu và gây ra các triệu chứng sưng, viêm khớp, đau khớp,…

Người có tiền sử dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với thịt vịt hoặc các thành phần trong thịt vịt, gây ra các biểu hiện như ngứa, phát ban,….

Người có tiêu hóa kém: Thịt vịt có tính hàn, dễ gây đau bụng lạnh, tiêu chảy.

Người có thể chất lạnh yếu: Người có thể chất lạnh yếu dễ bị ảnh hưởng bởi tính hàn của thịt vịt, gây ra các triệu chứng như nhiễm hàn, đau bụng,…

Người đang bị ho: Thịt vịt có vị tanh, dễ kích thích niêm mạc họng và phổi, làm tăng các cơn ho.

Người mới phẫu thuật: Thịt vịt có làm cho vết mổ bị sưng viêm, chậm lành. Do đó, người mới phẫu thuật nên kiêng ăn thịt vịt trong thời gian hồi phục.

Cách nấu cháo gỏi vịt chuẩn vị miền Tây ngon chẳng kém ngoài tiệm

Người đang ho không nên ăn cháo gỏi vịt

Xem thêm:

Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Vịt Khoai Môn Thơm Ngon, Đậm Đà

Cách Nấu Cháo Vịt Đậu Xanh Hạt Sen Hết Sạch Mùi Hôi Lại Bổ Dưỡng Gấp Đôi

Cách nấu cháo gỏi vịt không quá phức tạp. Tuy vậy, quan trọng nhất là bước sơ chế vịt sao cho hết hôi và tanh. Chỉ với vài bước chế biến đơn giản, bạn đã có ngay món ngon đổi bữa cho cả gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *