Cách nấu chè thập cẩm miền Trung thực ra không khó. Tuy nhiên 3 miền Bắc – Trung – Nam mỗi miền một vẻ, phương thức chế biến cũng mang nét riêng biệt. Lưu lại ngay công thức để có thể trổ tài chiêu đãi người thân mỗi khi cần.
1. Chè miền Trung khác những vùng khác ở điểm nào?
Nói đến chè miền Trung, đặc sắc nhất mà không vùng nào khác có, chính là sự kết hợp giữa món mặn và món ngọt trong chè bột lọc heo quay. Phần nhân có màu sắc bắt mắt, vị thịt heo bên trong vừa phải không quá mặn hay ngọt. Một món ăn đặc sản nghe khá lạ và sẽ có phần kén người ăn nhưng khi đã ăn rồi bạn sẽ không bao giờ quên hương vị này.
Một trong những khác biệt chính của chè miền Trung so với các vùng khác là sự lựa chọn thành phần phong phú và đa dạng. Ngoài các thành phần thông thường như đậu xanh, đậu đen, thạch dừa và mít, người dân miền Trung còn thêm vào những thành phần độc đáo riêng của mình như khoai môn, hạt sen, thạch lá dứa, sầu riêng,… Điều này mang lại cho chè thập cẩm miền Trung một hương vị độc đáo mà không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu khác.
Bạn đã sẵn sàng chinh phục bất kỳ ai với công thức nấu chè miền Trung chuẩn nhất chưa? Đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé.
2. Cách nấu chè thập cẩm miền Trung chuẩn vị
Cách nấu chè thập cẩm miền Trung đơn giản, dễ thực hiện với những nguyên liệu gần gũi, nhưng luôn có những bí kíp ít ai biết khi thực hiện để tạo nên những ly chè có hương vị riêng biệt và ngon đúng điệu.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Đậu đỏ: 200gr
-
Đậu xanh: 200gr
-
Bột năng: 100gr
-
Bột nếp (hoặc bột mì): 100gr
-
Đậu phộng: 50gr
-
Nước cốt dừa: 1 lọ
-
Bột trà xanh: 2gr
-
Bột rau câu dẻo: 1 gói
-
Dừa già tươi: 50gr
-
Dừa tươi nạo sợi: 50gr
-
Đường trắng: 250gr
2.2. Quy trình thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Đầu tiên, đãi sạch đậu xanh, đậu đỏ, ngâm nước từ 2 – 4 tiếng trước khi nấu.
-
Dừa tươi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn để làm phần nhân của các hạt trân châu.
Bước 2: Nấu đậu xanh, đậu đỏ
-
Sau đó, cho đậu xanh, đậu đỏ vào 2 nồi khác nhau, thêm vào mỗi nồi 1 ít muối, đổ vào 0,5 lít nước. Nấu trong khoảng 10 – 15 phút thì đậu sẽ chín mềm.
-
Khi đậu chín, cho 1 muỗng bột năng vào trong bát nước hòa tan rồi cho từ từ vào trong nồi đậu xanh.
-
Tiếp đến, cho thêm 50g đường vào cùng, khuấy đều cho hỗn hợp sánh đặc.
-
Tương tự, cho 50g đường vào trong nồi đậu đỏ, khuấy đều.
Bước 3: Làm trân châu
-
Cho bột năng và toàn bộ số đường cát còn lại vào âu. Lúc này, cho ít nước sôi vào trong âu, dùng muỗng khuấy đều. Khi hỗn hợp nguội bớt, dùng tay nhào bột thật đều sao cho bột năng tạo thành một khối mịn.
-
Kế đến, lấy phần bột năng nhỏ, ấn dẹt rồi cho cùi dừa vào giữa, vo tròn. Sau đó, lăn viên trân châu qua bột năng để tạo vỏ bột áo bên ngoài.
-
Cuối cùng, cho tất cả trân châu vào luộc trong nước sôi khoảng 20 phút, tắt bếp và ủ thêm khoảng 20 phút. Sau đó, vớt trân châu ngâm nước lạnh cho nguội hẳn.
Bước 4: Làm thạch rau câu
-
Kế đến, cho 0.5 lít nước vào nồi, hòa cùng 1 gói bột rau câu dẻo. Sau đó, Cho bột trà xanh vào khuấy đều với nước sôi, rồi đổ từ từ vào rau câu, khuấy thêm 2 phút rồi tắt bếp. Sau đó, đổ hỗn hợp rau câu vào khay, đợi nguội bớt rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
-
Sau khi rau câu đóng khuôn, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Cho đậu đỏ, đậu xanh, trân châu, nước cốt dừa, bỏ thêm đá bào vào ly là có thể thưởng thức. Tùy khẩu vị có thể cho thêm lạc rang và dừa sợi đã chuẩn bị để tăng kích thích vị giác. Đây là cách nấu chè thập cẩm miền Trung rất dễ làm!
Mách bạn tips nhỏ trong cách nấu chè thập cẩm miền Trung:
-
Để tiết kiệm thời gian, trong quá trình nấu đậu xanh, đậu đỏ, bạn nên làm thạch rau câu để vào ngăn mát tủ lạnh đợi đông khuôn.
-
Để có được thành phẩm là một ly chè mang hương vị tươi mát, các cần chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, đặc biệt là đậu xanh, đậu đỏ.
-
Trong khâu làm trân châu dừa, không nên cho quá nhiều nước khi nhào bột vì sẽ làm hỗn hợp bị nhão.
3. Cách làm chè thập cẩm mang hương vị Huế thơ
Nói đến chè miền Trung thì không thể không nhắc đến chè xứ Huế. Không khác nhiều so với cách nấu chè thập cẩm miền Trung, nhưng chè thập cẩm vị Huế đặc biệt mang phong vị truyền thống cố đô khiến người thưởng thức trải nghiệm đầy đủ cung bậc gia vị.
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Đậu đỏ: 100g
-
Đậu xanh: 100g
-
Đậu đen: 100g
-
Đậu phộng rang: 100g
-
Quả dừa: 1/2 quả
-
Bột dừa: 20g
-
Bột nếp, bột năng: 50g/ loại
-
Đường trắng: 200g
-
Lá dứa tươi: 5 lá
-
Sữa tươi: 200ml
-
Bột baking soda: 20g
3.2. Các bước chế biến tại nhà
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
-
Đậu xanh: Đậu xanh đem ngâm với nước ấm trong vòng 1 tiếng rồi đem đậu xanh nấu chín. Khi đậu còn nóng thì thêm đường vào cho vừa ngọt trộn đều cho tan đường.
-
Cùi dừa: Cùi dừa chia làm 2 phần, 1 phần cắt hạt lựu nhỏ làm nhân bột lọc,1 phần nạo sợi để rắc lên trên cùng.
-
Đậu đỏ, đậu đen ngâm với nước ấm cho mềm đậu.
-
Lạc rang cần đều tay không để bị cháy, sau đó xát nhỏ làm vỡ đôi, vỡ ba cho vừa ăn.
Bước 2: Sên đậu xanh
-
Sau khi đậu xanh đã được nấu chín thì chia làm 3 phần. Lấy một phần đem xay nhuyễn rồi trộn với sữa tươi. Sên trên lừa nhỏ cho đến khi đậu không còn dính chảo, vo tròn thành từng viên nhỏ tầm 2 cm. Cách nấu chè thập cẩm miền Trung khác lạ nằm ở khâu này.
-
Phần đậu còn lại chưa tán nhuyễn để nấu chè với bột năng.
Bước 3: Nấu đậu đen, đậu đỏ
-
Cho đậu đỏ và nồi với chút muối và baking soda để hầm cho nhanh nhừ. Thêm đường vào cho vừa ngọt với khẩu vị của gia đình.
-
Tương tự với đậu đỏ, cũng đem đậu đen hầm nhừ. Nên hầm riêng 2 loại đậu vì chúng có độ chín khác nhau.
Bước 4: Nấu chè trôi nước, bột lọc
-
Đổ bột năng ra 1 tô lớn, sau đó cho nước sôi vào đảo đều rồi nhào bột mịn. Nặn bột thành những viên tròn vừa ăn, cán dẹt và cho cùi dừa vào giữa, bọc lại.
-
Sau đó thả bột lọc vào luộc trong nước sôi. Bột chuyển sau màu trong và nổi lên trên mặt nước là đã chín.
-
Chè trôi nước: Nhồi bột nếp thành khối mịn, chia bột thành những cục nhỏ tầm 4 cm. Cán dẹt bột và cho nhân đậu xanh vào giữa, vo thành viên tròn vừa ăn. Chè trôi nước cũng là điểm đặc trưng trong cách nấu chè thập cẩm miền Trung.
Bước 5: Làm nước cốt dừa
-
Cho lá dứa vào đun sôi lấy màu xanh của lá. Sau đó vớt lá dứa ra, cho dừa bột, đường sữa tươi và chút muối vào. Khuấy đều tay đến khi sôi thì tắt bếp. Điểm riêng trong cách nấu chè thập cẩm miền Trung là tự nấu nước cốt dừa.
Sau khi đã hoàn thiện các công đoạn này, cho lần lượt từng nguyên liệu ra ly, thêm đá bào vào trộn đều. Thưởng thức thành phẩm là ly chè thập cẩm Huế ngon mát khó cưỡng. Đây cũng là một trong những cách nấu chè thập cẩm miền Trung được nhiều người ưu ái lựa chọn.
4. Cách nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi chuẩn vị
Trong các cách nấu chè thập cẩm miền Trung, chè thập cẩm Quảng Ngãi cũng là một loại chè ngon đặc biệt mà bạn ít nhất nên thử một lần. Mỗi loại chè mang hương vị khác nhau được chế biến khéo léo, nêm nếm vừa vặn, khiến bạn càng ăn càng cuốn.
4.1. Nguyên liệu cần có
-
Đậu đỏ: 250gr
-
Đậu xanh: 250gr
-
Bột năng: 125gr
-
Bột nếp (hoặc bột mì): 125gr
-
Đậu phộng: 75gr
-
Nước cốt dừa: 250ml
-
Bột trà xanh: 2,5gr
-
Bột rau câu dẻo: 1 gói
-
Cơm dừa tươi: 75gr
-
Đường phèn Quảng Ngãi: 350gr
4.2. Hướng dẫn quy trình thực hiện
Bước 1: Nấu đậu đỏ
-
Đậu đỏ rửa sạch, ngâm nước khoảng 4 – 5 tiếng cho hạt đậu nở đều, khi đun sẽ chín nhanh hơn.
-
Cho đậu đỏ đã ngâm vào cùng 1lít nước, bật nhỏ lửa và đun cho chín mềm. Khi đậu đã mềm, thêm đường phèn vào nấu thêm 15 – 20 phút rồi tắt bếp, cho đậu đỏ ra bát.
Bước 2: Nấu đậu xanh
-
Đem ngâm đậu xanh với nước ấm khoảng 45 phút – 1 tiếng để đậu nở mềm.
-
Cho nước ngập khoảng 1 đốt ngón tay nấu cùng đậu xanh đã ngâm đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, nấu thêm 10 – 15 phút cho đến khi đậu chín mềm thì bỏ thêm 50g đường đun cùng.
-
Lúc đó, ta pha 1 thìa bột sắn dây + 1/2 chén nước, đợi khi đậu xanh chín thì đổ nước bột sắn vào từ từ rồi khuấy đều.
Bước 3: Làm bột lọc bọc dừa
-
Dừa tươi cắt hạt lựu nhỏ. Cho bột sắn dây và bột nếp vào âu, thêm đường trắng.
-
Từ từ cho nước sôi vào bát bột năng, nhào bột thành một khối dẻo, mịn, không dính tay. Cho dừa tươi đã thái vào bên trong giữa những cục bột nhỏ, gói chặt, vo thành viên tròn.
-
Đun trong nước sôi đến khi trân châu chín, chuyển sang màu trong, có thể nhìn thấy nhân dừa thì vớt ra, ngâm vào bát nước lạnh khoảng 3 phút thì vớt ra ngoài. Bột lọc bọc dừa là thành phần không thể thiếu trong cách nấu chè thập cẩm miền Trung.
Bước 4: Làm thạch rau câu
-
Cho 750ml nước cùng 1 gói bột rau câu dẻo, thêm bột trà xanh và khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn.
-
Khi nấu phải khuấy đều và liên tục để bột rau câu không bị vón. Đổ rau câu ra khuôn để vào ngăn mát tủ lạnh 1 – 2 tiếng cho cứng thạch sau đó cắt miếng vừa ăn..
Bước 5: Rang đậu phộng
-
Cho đậu phộng vào chảo rang thơm, sau đó vo sạch vỏ và giã nhỏ khoảng 1/3 hạt bình thường.
Bỏ đậu đỏ, đậu xanh, thạch rau câu, bột lọc dừa, đá bào vào ly và rưới chút nước cốt dừa, rắc thêm đậu phộng rang, dừa tươi nạo bên trên là có thể thưởng thức ngay 1 ly chè thập cẩm Quảng Ngãi chuẩn vị!
Xem thêm: Cách Nấu Chè Thập Cẩm Miền Bắc Chuẩn Nhất, Không Cần Khéo Tay Vẫn Đúng Vị Xưa
Trên đây là 3 cách nấu chè thập cẩm miền Trung, mỗi cách mang một đặc trưng riêng. Bạn hãy chọn cho mình một cách phù hợp để chiêu đãi những người thân thương nhé! Những ly chè thơm dẻo, ngọt mà không ngán, đảm bảo “đốn tim” bất cứ ai thử qua!