Mẹ bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý điều này để tránh nguy cơ dị tật thai nhi

Mẹ bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý điều này để tránh nguy cơ dị tật thai nhi

Những thực phẩm mẹ bầu ăn vào cơ thể đều có ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu ăn khoai tây được không? Cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp trong bài viết sau.

1. Thành phần dinh dưỡng của khoai tây

Trước khi tìm hiểu về “Mẹ bầu ăn khoai tây được không?” thì hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của khoai tây. Được mệnh danh là “quả táo quỷ”, khoai tây (tên tiếng Anh là Solanum tuberosum) là một loại củ thuộc họ Cà có nguồn gốc từ Peru và hiện đang được trồng trên toàn thế giới. Loại cây này được ưa chuộng và trồng phổ biến ở Việt Nam.

Củ khoai tây là một loại củ có giá thành rẻ, dễ trồng, dễ chăm sóc và có hàm lượng dinh dưỡng cô cùng cao. Bởi vậy, loại củ này được nhiều người bổ sung vào thực đơn của gia đình như một thực phẩm thơm ngon và bổ sung dưỡng chất hiệu quả.

Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, thành phần dinh dưỡng có chứa trong 100g khoai tây luộc/nấu chín còn nguyên vỏ sẽ bao gồm:

  • Nước: 77%

  • Calo: 87

  • Protein: 1,9 gram

  • Carbs: 20,1 gram

  • Đường: 0,9 gram

  • Chất xơ: 1,8 gram

  • Chất béo: 0,1 gram

  • Các dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin C, vitamin B6, kali, folate, lutein, catechin,…

Trong khoai tây chiếm phần lớn là nước, ngoài ra các thành phần chủ yếu của khoai tây bao gồm protein, carbs và một lượng lớn chất xơ và không chứa các chất béo.

Nhờ những thành phần dinh dưỡng như trên, khoai tây mang lại nhiều những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe người sử dụng nhưng khi mang thai nhiều người băn khoăn bầu ăn khoai tây được không?

Mẹ bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý điều này để tránh nguy cơ dị tật thai nhi

Khoai tây mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng nhưng khi có bầu ăn khoai tây được không

Xem thêm: Luộc Khoai Tây Bao Lâu Thì Chín? Cảnh Báo Tác Hại Khôn Lường Khi Ăn Khoai Tây Sống

2. Giải đáp: Mẹ bầu ăn khoai tây được không?

Mẹ bầu ăn khoai tây được không? Câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn khoai tây được. Bởi trong khoai tây chứa các dưỡng chất cần thiết giúp cung cấp cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn các món ăn từ khoai tây bởi loại củ này sử dụng không đúng cách sẽ gây hại tới sức khỏe của thai nhi. Trong khoai tây có chứa hoạt chất Solanin hay còn gọi là chất kiềm sinh vật. Khi mẹ bầu dung nạp vào cơ thể một lượng lớn hoạt chất này trong thời gian dài sẽ dễ gây ra dị tật và ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem thêm: Mẹ Bầu Ăn Táo Được Không? 4 Lưu Ý Đặc Biệt Khi Ăn Táo Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh

3. Những lợi ích của khoai lang đối với các bà bầu

Giải đáp được những băn khoăn về mẹ bầu ăn khoai tây được không, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung khoai tây vào chế độ ăn cho hợp lý bởi những lợi ích tuyệt vời mà khoai tây đem lại.

3.1. Ăn khoai tây hạn chế thiếu máu ở bà bầu

Trong củ khoai tây có chứa thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, kali,… giúp hỗ trợ và phòng chống tình trạng thiếu máu trong suốt thai kỳ.

3.2. Hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa

Một trong những lợi ích không thể bỏ qua của việc ăn khoai tây là nó giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Đặc biệt thích hợp cho phụ nữ mang thai có tiền sử rối loạn dạ dày. Khoai tây trung hòa axit dạ dày và có lợi cho hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần cân bằng lượng thức ăn nạp vào để tránh những tác động tiêu cực và hạn chế thực phẩm có hàm lượng axit cao.

3.3. Cung cấp nhiều các axit folic cần thiết

Folate (còn được gọi là axit folic khi ở dạng tổng hợp) là một loại vitamin B quan trọng và rất cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh, hình thành nên não và tủy sống của em bé. Hấp thụ đủ folate khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong giai đoạn phát triển.

Mẹ bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý điều này để tránh nguy cơ dị tật thai nhi

Axit folic là hoạt chất có lợi cho quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ

3.4. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch

Các mẹ bầu tiêu thụ khoai tây một cách lành mạnh có thể góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch ở phụ nữ mang thai bởi trong khoai tây có chứa nhiều magie và kali. Đây đều là những dưỡng chất góp phần làm cho sức khỏe tim mạch của các bà bầu tốt hơn.

3.5. Hỗ trợ quá trình làm đẹp hiệu quả

Nếu bà mẹ bổ sung nước ép khoai tây, làn da sẽ trở nên đẹp, đàn hồi và trẻ trung đáng kể. Đây được coi là phương pháp làm đẹp tự nhiên rất hiệu quả. Ngoài ra, khoai tây còn rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh ở bà bầu trong 3 tháng đầu.

4. Mẹ bầu cân lưu ý gì khi ăn khoai tây?

Để khoai tây mang lại tác động tích cực thì quan tâm đến mẹ bầu ăn khoai tây được không là chưa đủ. Bạn cần phải trang bị cho mình một số lưu ý khi ăn khoai tây để tận dụng triệt để tác dụng của loại củ này mà không gây hại đến thai nhi.

  • Khoai tây xanh chứa hàm lượng độc tố tự nhiên cao hơn gọi là solanine có thể gây hại đến mẹ và thai nhi. Tránh ăn khoai tây còn xanh hoặc các phần khoai tây đã chuyển sang màu xanh. Nếu mẹ bầu ăn phải những phần này sẽ dễ gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy vô cùng nguy hiểm.

  • Dung nạp quá nhiều khoai tây non cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thai nhi gây ra dị tật não, khuyết tật bẩm sinh hoặc thậm chí là dị tật não.

  • Tuyệt đối không nên sử dụng khoai tây đã hỏng bởi có thể gây ra nguy cơ bị ngộ độc, gây nguy hại đến mẹ và em bé.

  • Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc thừa cân nên cân nhắc trước khi sử dụng vì trong khoai tây có chứa chủ yếu là tinh bột.

  • Tuyệt đối mẹ bầu không nên ăn chung khoai tây với cà chua bởi chúng sẽ hình thành các cục vón gây khó tiêu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Mẹ bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý điều này để tránh nguy cơ dị tật thai nhi

Kết hợp cà chua và khoai tây gây ảnh hưởng đến tiêu hóa cho các mẹ bầu

Mẹ bầu ăn khoai tây được không? Lời khuyên tốt nhất cho các mẹ bầu chính là hãy hạn chế ăn khoai tây trong quá trình mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Bên cạnh khoai tây, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm nên kiêng những món ăn nào để tốt cho bản thân và em bé để có một thai kỳ thật khoẻ mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *