Mầm đậu nành có tác dụng gì? Không chỉ giúp cải thiện vấn đề về nhanh sắc, sinh lý nữ, mầm đậu nành còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác đối với sức khoẻ.
1. Mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành hay còn được biết đến là mầm đậu tương, được nảy mầm từ hạt đậu nành. Thông thường, tùy vào thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm sau khoảng 3 – 7 ngày mầm đậu nành có thể sử dụng được.
Mầm đậu nành có độ dài từ 3 – 7cm, phần thân mềm và mọng nước. Loại mầm đậu này khi lớn lên được gọi là giá đậu nành, giá đậu tương, là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng.
Mầm đậu nành rất giàu chất béo thực vật, chất xơ, vitamin (A, nhóm B, D, K, E,…) và khoáng chất ( Canxi, Sắt, Kẽm, Natri, Magie,…)
Ngoài ra, mầm động nành còn chứa rất nhiều polyphenol tự nhiên, một chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các tổn thương tế bào. Ngoài ra isoflavones – 1 phân lớp của polyphenol rất tốt cho phụ nữ.
Bởi vậy, mầm đậu nành không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe.
2. Mầm đậu nành có tác dụng gì?
Dựa vào những thành phần dinh dưỡng có trong đậu nành, người ta xác định được mầm đậu nành có tác dụng gì. Thực tế cho thấy, sử dụng mầm đậu này đều đặn và đúng cách sẽ phòng ngừa, cải thiện rất nhiều bệnh:
2.1. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt đang diễn ra ngày càng nhiều trên thế giới. Khi thiếu sắt, cơ thể không sản sinh đủ hemoglobin để vận chuyển oxy đến các bộ phận, tế bào cũng như không đào thải khí cacbonic ra ngoài.
Khoa học cho thấy, nếu sử dụng sữa mầm đậu nành thường xuyên sẽ làm tăng ferritin, một loại protein dự trữ sắt trong cơ thể. Ngoài ra, mầm đậu nành còn chứa axit folic, vitamin B,..đây đều là dưỡng chất cần thiết để tái tạo hồng cầu.
Do đó, bổ sung các thực phẩm từ mầm đậu nành thường xuyên cũng là cách để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do sắt.
2.2. Mầm đậu nành có tác dụng gì – Tăng cường sức khỏe tim mạch
Mầm đậu này là thực phẩm không chứa cholesterol, ít axit béo bão hòa, axit béo không no lại có hàm lượng cao do đó sử dụng mầm đậu nành có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đồng thời, trong thực phẩm này lại rất giàu isoflavone giúp làm giảm cholesterol, giảm mỡ máu. Từ đó, hạn chế tình trạng tắc nghẽn động mạch, hình thành máu đông, giảm xơ cứng thành mạch.
2.3. Giảm triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ
Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng độ estrogen của phụ nữ suy giảm dẫn đến các triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi, bốc hỏa, cáu gắt, mất ngủ… Do đó, sử dụng mầm đậu nành được xem là chìa khóa vàng giúp chị em cải thiện tình trạng này.
Theo các chuyên gia, trong mầm đậu nành có chứa các chất phytoestrogen giúp ngăn ngừa và làm giảm các vấn đề về rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh. Ngoài ra, isoflavone có trong mầm đậu nành không chỉ tốt cho tim mạch mà còn giúp cải thiện tâm trạng và giúp ngủ ngon.
2.4. Hỗ trợ xương khớp của nữ giới
Với lượng estrogen suy giảm đáng kể trong giai đoạn mãn kinh, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới loãng xương ở chị em. Thực tế chứng minh rằng, sau thời kì mãn kinh, chất xương của phụ nữ sẽ mất đi khoảng 5% – 10%.
Do đó, bổ sung mầm đậu nành và các chế phẩm từ mầm đậu này giúp tăng hoạt động của các tế bào tái tạo xương nhờ thành phần phytoestrogen dồi dào. Từ đó, cải thiện tình trạng loãng xương, làm cho hệ thống xương khớp hoạt động khỏe mạnh.
2.5. Làm đẹp da
Mầm đậu nành có tác dụng gì đối với sắc đẹp mà chị em rất yêu thích. Theo các chuyên gia, trong mầm đậu nành có chứa Genistein có khả năng bảo vệ làn da, phòng ngừa bệnh ung thư da.
Đồng thời, với hàm lượng vitamin E, vitamin C cùng isoflavone dồi dào, mầm đậu nành có tác dụng ngăn ngừa lão hóa từ bên trong, bảo vệ da trước tác động của bên ngoài.
Xem thêm: Đậu Đen Xanh Lòng Có Tác Dụng Gì? Bất Ngờ Công Dụng Đối Với Người Tóc Bạc Sớm
3. Những lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành
Nắm bắt được mầm đậu nành có tác dụng gì mà không biết những lưu ý sau đây thì cũng thật thiếu sót, có thể dẫn đến nguy hại về sau.
– Là thực phẩm lành tính nhưng bạn chỉ nên sử dụng mầm đậu nành và các chế phẩm từ mầm đậu nành một cách vừa phải. Nếu sử dụng viên uống mầm đậu nành, mỗi ngày chỉ uống tối đa 900mg tinh chất mầm đậu nành mỗi ngày. Tiêu thụ mầm đậu nành quá nhiều có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt, không tốt cho sức khỏe.
– Mầm đậu nành phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhân nên nấu chín mầm đậu nành. Vì trong thực phẩm này có chứa một số enzym gây cản trở hoạt động của quá trình tiêu hóa trong cơ thể.
– Lớp vỏ của hạt đậu nành cần sơ chế đúng cách, bởi trong phần này có chứa nhiều stachyose và raffinose, có thể gây ra tiêu chảy, khó tiêu,… nếu sử dụng quá nhiều.
– Mầm đậu nành được chế biến thành nhiều chế phẩm khác nhau như tinh bột, tinh chất đậu nành, viên uống mầm đậu nành, hoặc thực phẩm hàng ngày để xào, nấu canh, ăn sống,…Bạn có thể lựa chọn những loại mầm đậu nành khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.
– Mầm đậu nành rất tốt, nhưng tuyệt đối không kết hợp với những thực phẩm dưới đây:
+ Mật ong: Mật ong và đậu nành đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc với nhau có thể gây khó thở, đông máu, thậm chí dẫn đến hôn mê bất tỉnh. Người mắc các bệnh về tim mạch đặc biệt cần lưu ý đến điều này.
+ Trứng: Mầm đậu nành kết hợp với trứng có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, các thành phần trong trứng có thể sẽ phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng có trong mầm đậu nành.
+ Đường đỏ: Cũng giống như trứng, đường đỏ kết hợp mầm đậu nành cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Mặc dù rất tốt cho sức khoẻ,nhưng một số đối tượng sau cũng không nên sử dụng mầm đậu nành: Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người đang có khối u mắc các loại như u tuyến vú, u xơ tử cung, u lạc nội mạc tử cung.
Xem thêm: Tác Dụng Của Khoai Lang: Loại Củ Rẻ Như Cho Nhưng Bổ Hơn Sâm Cực Tốt Cho Bà Bầu
Biết được mầm đậu nành có tác dụng gì là điều cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng một cách hợp lý đúng cách để đảm bảo sức khỏe. Vừa tốt cho sức khỏe, lại hỗ trợ làm đẹp, chị em có thể đưa thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.