Mủ trôm có tác dụng gì và những điều đại kỵ để tránh ngộ độc

Mủ trôm có tác dụng gì và những điều đại kỵ để tránh ngộ độc

Mủ trôm được dùng nhiều cả trong ẩm thực lẫn trong y học. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa hiệu quả thì bạn cần biết mủ trôm có tác dụng gì đối với sức khoẻ.

1. Mủ trôm là gì?

Để biết được mủ trôm có tác dụng gì và nên dùng thế nào cho hiệu quả thì bạn cần biết được mủ trôm là gì. Thực chất, mủ trôm chính là nhựa của cây trôm – một loại cây được trồng khá phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, được tiết ra từ vết thương hở trên vỏ.

Trong mủ trôm có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, natri, kali… Cùng với đó là hàng loạt axit amin như lysine, threonine, phenylalanine, isoleucine

Đặc biệt, mủ trôm có chứa tới 37% là axit uronic – hợp chất đường phức polysaccharide cao phân tử. Đây là hợp chất thủy phân ra hàng loạt loại đường duy trì hoạt động của cơ thể như L-rhamnose, D-galactose, trimethylamine…

Mủ trôm có tác dụng gì và những điều đại kỵ để tránh ngộ độc

Để biết được mủ trôm có tác dụng gì và sử dụng như thế nào thì bạn cần biết nó là gì?

Ở nước ta thì cây trôm mọc tự nhiên chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận và sử dụng để khai thác mủ là chính. Mủ trôm nguyên chất có màu trắng ngà và hơi đục, kết cấu đặc tương tự như thạch.

Hình thức của mủ trôm phụ thuộc vào cách khai thác mà có thể ở dạng cục hoặc thanh dài. Khi chế biến hoặc sử dụng thì mủ trôm thường được rửa sạch, ngâm trong nước để nở ra thành hỗn hợp sánh mịn và có độ nhớt nhất định.

2. Mủ trôm có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Không chỉ được sử dụng như một loại nguyên liệu trong ẩm thực, mủ trôm còn được dùng khá nhiều trong y học nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mủ trôm có tác dụng gì đối với sức khỏe?

2.1. Mủ trôm cực tốt đối với hệ tiêu hóa

Một trong những tác động rõ rệt và được đánh giá cao của mủ trôm chính là lợi ích đối với hệ tiêu hóa. Với khả năng làm giãn nở cũng như kích thích nhu động ruột từ đặc tính hút nước mạnh, mủ trôm đem đến nhiều tác động tích cực, đẩy mạnh hoạt động tiêu hóa.

Hàm lượng chất xơ cao trong mủ trôm còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hạn chế táo bón. Nhờ vậy nên mủ trôm được sử dụng như một phương pháp nhuận tràng tại nhà, hoàn toàn tự nhiên và vô cùng an toàn.

Mủ trôm có tác dụng gì và những điều đại kỵ để tránh ngộ độc

Lợi ích đối với hệ tiêu hóa là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi mủ trôm có tác dụng gì?

2.2. Có khả năng làm mát gan, giải độc và cải thiện hệ bài tiết

Trong mủ trôm chứa nhiều nước, chất xơ và hàng loạt khoáng chất cũng như các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Vì thế nên nó được sử dụng như một phương pháp thanh nhiệt, mát gan và cải thiện hoạt động cho hệ bài tiết.

Đặc biệt, các hoạt chất có trong mủ trôm còn rất tốt cho da và hồng cầu, giúp cơ thể khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Xem thêm: Là Loại Nước Detox Rất Tốt Nhưng Hầu Hết Không Biết Tác Hại Của Nước Chanh Mật Ong

2.3 Giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Mủ trôm có tác dụng gì? Giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ là một trong những công dụng nổi bật của mủ trôm. Việc sử dụng mủ trôm với lượng phù hợp hàng ngày một cách đều đặn sẽ thu được hiệu quả bất ngờ. Có được giấc ngủ sâu và ngon cũng là cách để bạn có một cơ thể khỏe khoắn, rạng rỡ hơn mỗi ngày.

Mủ trôm có tác dụng gì và những điều đại kỵ để tránh ngộ độc

Sử dụng mủ trôm đúng lượng và đều đặn giúp giảm stress, cải thiện tình trạng giấc ngủ

2.4. Hỗ trợ giảm cân và chăm sóc sắc đẹp từ bên trong

Theo nghiên cứu từ các tạp chí chuyên về chăm sóc sắc đẹp, mủ trôm có chứa thành phần chống oxy hóa. Nhờ đó có thể làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da luôn sáng mịn, hồng hào và khỏe mạnh.

Đặc biệt, mủ trôm có đặc tính hút nước rất mạnh nên người dùng cần uống nhiều nước sau khi sử dụng. Vì thế nên bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ và tăng hiệu quả giảm cân.

Bên cạnh đó, mủ trôm còn có tác dụng ổn định đường huyết, sử dụng cho người có vấn đề về tim mạch. Nó cũng có thể sử dụng trong lĩnh vực nha khoa nhờ khả năng kết dính, chống viêm tốt.

Xem thêm: Uống Nước Táo Đỏ Kỷ Tử Mỗi Ngày Có Tốt Không? Thời Điểm Vàng Càng Uống Càng Trẻ Khỏe

3. Một số điều cần đặc biệt lưu ý về cách bảo quản và sử dụng mủ trôm

Ngoài câu hỏi mủ trôm có tác dụng gì thì cách bảo quản cũng như lưu ý khi sử dụng cũng là điều cần chú ý. Và để đảm bảo hiệu quả cũng như hạn chế những tác dụng phụ thì bạn cần lưu ý những điểm dưới đây.

3.1. Mủ trôm có thể được bảo quản trong thời gian bao lâu?

Mủ trôm trên thị trường hiện nay đều được bán dưới dạng đã phơi khô và đóng gói sẵn. Tùy từng đơn vị sản xuất và tùy từng loại mà hạn sử dụng cũng như bảo quản sẽ có sự chênh lệch. Đối với mủ trôm đã ngâm nước thì bạn nên sử dụng trong vòng 24h để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

3.2. Những lưu ý khi sử dụng mủ trôm

Để hạn chế tối đa rủi ro cũng như tác dụng phụ thì khi sử dụng mủ trôm cần chú ý các trường hợp dưới đây:

  • Hạn chế tối đa khi sử dụng cho những người đang dùng thuốc đặc trị vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc.

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng vì có thể gây nên những tác động không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

  • Không nên dùng cho những người có khối u trong bụng vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Mủ trôm có tác dụng gì và những điều đại kỵ để tránh ngộ độc

Nên chú ý thời gian bảo quản cũng như cách sử dụng để hạn chế rủi ro

Đem lại nhiều tác động tốt đối với sức khỏe nên không khó hiểu mủ trôm được sử dụng ngày một phổ biến. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc sẽ có được đáp án cho câu hỏi mủ trôm có tác dụng gì cũng như những lưu ý cần biết để nâng cao hiệu quả khi sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *