Bí quyết nấu lẩu gà thập cẩm nóng hổi cho ngày rét đơn giản, làm là thành công

Bí quyết nấu lẩu gà thập cẩm nóng hổi cho ngày rét đơn giản, làm là thành công

Cách nấu lẩu gà thập cẩm rất đơn giản. Chỉ cần sơ chế nguyên liệu và nấu nước dùng theo đúng công thức sau đây của job3s, bạn sẽ có ngay món lẩu có vị ngọt thanh từ thịt gà rất thích hợp ăn vào những ngày đông lạnh giá. Chắc chắn, đây sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho những bữa cơm gia đình hoặc tiệc đoàn viên.

1. Giá trị dinh dưỡng của lẩu gà thập cẩm

Các gia đình có thể tham khảo cách nấu lẩu gà thập cẩm cho những ngày đông lạnh giá bởi đây là món ăn ngon, cực bổ dưỡng. Thịt gà chín mềm, thơm ngọt kết hợp với các loại rau củ tươi, măng chua hoà quyện hương gừng, sả sẽ chinh phục mọi thực khách ngay từ lần thử đầu tiên.

Giá trị dinh dưỡng của lẩu gà thập cẩm không chỉ tập trung ở phần thịt gà mà còn có vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ. Chúng cung cấp hàm lượng protein cao, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả.

Giá trị dinh dưỡng (trong 100g gà)

Số liệu

Calories

199 kcal

Cholesterol

88mg

Fat

13.1g

Saturated Fat

3.8g

Canxi

12mg

Sắt

1.5mg

Phốt pho

200mg

Vitamin C

4mg

Vitamin PP

8.1g

Vitamin A

120mcg

Vitamin B1

200mcg

Vitamin B2

200mcg

2. Cách nấu lẩu gà thập cẩm

Để nấu lẩu gà thập cẩm, bạn cần chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên, đây đều là những nguyên liệu dễ tìm, quan trọng bạn cần đảm bảo độ tươi ngon để món ăn đạt chất lượng cao.

2.1. Nguyên liệu

Các nguyên liệu chính của món lẩu gà chủ yếu là gà tươi sống, các loại rau củ tươi để ăn kèm. Bạn có thể mua những thực phẩm này ngoài siêu thị hoặc chợ bình dân đều được.

Nguyên liệu

Định lượng

Gà ta

1/2 con (khoảng 700-800g)

Thịt bò ba chỉ Mỹ

500g

Rau ngải cứu

1/2 bó

Rau cải cúc

1/2 bó (có thể thay đổi tuỳ sở thích)

Nấm kim châm

2 bó

Bắp ngô

2 bắp

Củ khoai môn

1 củ

Nấm hương

20g

Hành tím

3-4 củ

Tỏi

5 tép

Sả

3 cây

Gừng

1/2 củ

Hành lá

2 ít

Mì tôm

2 gói

Đậu

2 bìa

Gia vị nấu lẩu

Đường, bột canh, hạt nêm, nước mắm, rượu trắng, dầu ăn

Viên thả lẩu cá, chả cá (tuỳ ý)

Dụng cụ nấu nướng

Nồi lẩu lớn, bếp từ, dao, thớt, đĩa, bát con, muôi thường, muôi thủng, thìa, đũa

Mẹo chọn nguyên liệu ngon:

  • Bạn nên chọn gà tươi làm sẵn, có phần da màu vàng hoặc hồng nhạt, mỏng, sờ tay vào có đàn hồi cao, không bị phù nước.

  • Tuyệt đối không chọn gà có vết bầm tím, tụ máu, có mùi hôi, thịt nhợt nhạt.

  • Rau nên chọn loại còn tươi, không bị dập nát.

  • Măng ngon là loại măng chưa ngâm quá lâu, có vị chua vừa, cây măng chắc, lá măng bám chặt vào thân, không bị rời rạc.

Bí quyết nấu lẩu gà thập cẩm nóng hổi cho ngày rét đơn giản, làm là thành công

​Các nguyên liệu chính cần chuẩn bị để nấu lẩu gà thập cẩm

2.2. Cách nấu lẩu gà thập cẩm chi tiết

Nấu lẩu gà thập cẩm không quá cầu kỳ, quan trọng nhất là khâu chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon và sơ chế gà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn thành công ngay từ thực hiện đầu tiên.

Bước 1: Sơ chế

Khâu sơ chế thịt gà là bước đầu tiên quan trọng giúp đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sơ chế gà ta dưới đây:

  • Thịt gà mua về rửa sạch, nhặt kỹ lông tơ và ngâm trong nước muối loãng khoảng 1 phút. Bạn có thể làm sạch mùi hôi lông bằng chanh muối hoặc rượu gừng đều được.

  • Đem thịt gà rửa lại thêm một lần nữa bằng nước sạch rồi để ráo.

  • Chặt thịt gà thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Sơ chế các loại rau, cắt bỏ gốc, phần sâu rồi rửa sạch, vớt riêng ra rổ, khoai môn gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Nấm hương ngâm nước nóng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo. Hành tím, tỏi, gừng, sả bỏ vỏ đập dập.

Ngô bóc vỏ, bỏ râu rồi cắt các khúc nhỏ dài khoảng 5-7cm, đậu phụ rửa sơ với nước rồi cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn.

Bí quyết nấu lẩu gà thập cẩm nóng hổi cho ngày rét đơn giản, làm là thành công

​Các bước sơ chế gà và một số rau củ

Lưu ý:

  • Thịt gà có thể ướp với 1 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê mì chính để món ăn đậm đà hơn.

Bước 2: Chế biến

Bật bếp và đặt nồi lên, thêm 1 thìa canh dầu ăn vào nồi phi thơm hành tỏi. Khi dầu đã nóng, hành tỏi hơi chuyển vàng thì thêm thịt gà đã ướp vào nồi và xào cho đến khi thịt săn lại và có mùi thơm.

Sau đó, thêm khoảng 1,5 lít nước vào nồi và nêm nếm với 2 muỗng cà phê bột canh. Đun trong khoảng 30 phút nước sôi thì hớt bọt, vớt toàn bộ thịt gà ra đĩa.

Bí quyết nấu lẩu gà thập cẩm nóng hổi cho ngày rét đơn giản, làm là thành công

Ninh thịt gà với nước để làm nước cốt lẩu

Bắc nồi ăn lẩu lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn, phi thơm hành tỏi với gừng, sả, ớt rồi cho nước nấu gà vào, nêm nếm 1 muỗng canh bột canh, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt rồi đun sôi trong 5 phút.

Sau đó, cho nấm hương, ngô ngọt, khoai môn vào nấu. Đến khi các rau củ này chín thì tiến hành đổ thịt gà vào, nhúng các loại rau tuỳ thích.

Bí quyết nấu lẩu gà thập cẩm nóng hổi cho ngày rét đơn giản, làm là thành công

​Thả gừng, sả và một số rau củ vào nấu với nước gà

Lưu ý:

  • Khi nấu nước lẩu, bạn cần chú ý thường xuyên hớt bọt để nước lẩu trong hơn.

  • Bạn có thể cho khoảng 1/2 chén con dấm bỗng để nước lẩu có vị chua dịu, dễ ăn.

Bước 3: Pha nước chấm

Gia vị chấm lẩu gà thập cẩm không cần pha cầu kỳ, chỉ cần 1 chén nước mắm với chút ớt là có thể ăn kèm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng muối mì tôm để pha cùng với ít nước cốt chanh cũng rất ngon.

Bí quyết nấu lẩu gà thập cẩm nóng hổi cho ngày rét đơn giản, làm là thành công

​Gia vị chấm lẩu gà có thể sử dụng bột canh mì tôm với một ít nước cốt chanh

Bước 4: Thành phẩm

Lẩu gà thập cẩm có vị ngọt từ xương và thịt gà, nước lẩu ngọt thanh, chua dịu hoà quyện giữa mùi măng chua và gừng sả rất hấp dẫn. Khi ăn nhúng cùng với rau xanh rất thơm ngon, không bị ngán.

Lưu ý:

  • Khi bắt đầu ăn lẩu, bạn có thể cho 1 ít hành lá và rượu trắng vào nồi để tạo độ bắt mắt và dậy mùi thơm.

Bí quyết nấu lẩu gà thập cẩm nóng hổi cho ngày rét đơn giản, làm là thành công

​Lẩu gà dọn ra bàn ăn kèm với rau và một số món khác tuỳ vào sở thích của mỗi gia đình

Lẩu gà khi hoàn thành có thể ăn ngay, đồ ăn được nhúng vào nồi sẽ ăn trực tiếp. Đồ ăn nhúng lẩu đã chín không nên cất tủ lạnh ăn sau mà chỉ nên bảo quản những thức ăn sống chưa làm chín. Bạn có thể cất riêng trong hộp nhựa, túi đựng thực phẩm rồi để trong ngăn mát tối đa 2 ngày.

3. Lưu ý cần biết khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe

Dưới đây là một số vấn đề trong khi ăn lẩu gà thập cẩm bạn cần chú ý:

  • Không nên ăn lẩu liên tục trong mấy tiếng đồng hồ, để tránh tăng hàm lượng cholesterol và rối loạn đường tiêu hóa.

  • Nếu ăn lâu, bạn cần thay nước lẩu để tránh tăng hàm lượng chất béo, natri, và các chất gây hại cho sức khỏe.

  • Chuẩn bị hai đôi đũa để gắp thức ăn sống và chín riêng biệt, tránh xâm nhập vi khuẩn từ thức ăn sống vào miệng.

  • Tránh uống nước đá lạnh cùng lúc khi ăn lẩu nóng để tránh gây e buốt răng và ảnh hưởng đến đường ruột và dạ dày.

Với những công thức vừa được chia sẻ bên trên, bạn có thể trổ tài nấu lẩu gà thập cẩm ngay trong bữa tiệc tại gia để chiêu đãi bạn bè và người thân. Đặc biệt, món ăn này sẽ thích hợp vào dịp Tết, sau khi bạn đã cảm thấy ngán với bánh chưng, thịt mỡ, giò nhiều đạm và dầu mỡ đấy. Chúc bạn thành công !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *