Cách nấu chè thập cẩm có khó như bạn vẫn thường nghĩ? Chè thập cẩm được coi là một trong những món chè quốc dân tại Việt Nam với công thức chế biến siêu đơn giản. Nắm rõ được những công thức nấu chè thập cẩm cực chuẩn sau kể bạn không giỏi nấu nướng cũng có thể tự tin thực hiện thành công.
1. Nguyên liệu nấu chè thập cẩm
Chè thập cẩm là món chè được yêu thích cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Mỗi vùng miền lại có nguyên liệu đa dạng và cách chế biến hấp dẫn khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung những nguyên liệu chính không thể thiếu khi thực hiện cách nấu chè thập cẩm bao gồm:
- Các loại đậu nấu chè gồm có đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ,… Mỗi loại đậu khoảng 100g, ngâm nở trước khi luộc chín. Đậu chín mềm là được.
- Khoai môn, khoai lang: 100g mỗi loại gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn rồi hấp chín. Nghiền nhuyễn khoai và trộn cùng với bột năng.
- Bột báng, bột năng: 50g mỗi loại để nặn viên bánh nhỏ.
- Đường phèn: 200g đường và 100g nước cốt dừa để nấu nước chè.
- Các loại hạt rang: Vừng, lạc, đậu phộng rang giòn để rắc lên trên.
- Dừa bào sợi dùng để trang trí và ăn kèm chè tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.
2. 4 cách nấu chè thập cẩm ngon mềm, hấp dẫn
Chè thập cẩm luôn là món ăn vặt, tráng miệng được nhiều người yêu thích với nhiều loại nguyên liệu và vị ngọt thanh mát dễ chịu. Hương vị của từng loại nguyên liệu kết hợp lại cùng với loại nước cốt dừa béo hoặc ngọt từ đường, sữa sẽ tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Lưu ngay cách nấu chè thập cẩm ngon mềm cho từng vùng miền vào ngay số tay ẩm thực của bạn nhé.
2.1. Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc
Chè thập cẩm miền Bắc mang hương vị đặc trưng không lẫn nơi nào. Sự hòa quyện giữa các nguyên liệu và phần nước cốt dừa beo béo đảm bảo ai thưởng thức cũng tấm tắc khen ngon.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 100gr đậu đỏ
- 1 củ khoai lang
- 1 củ khoai môn
- 50g bột báng
- 200ml nước cốt dừa
- 100gr thạch rau câu
- Đường, dừa khô, đậu phộng rang
Cách nấu chè
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Khoai lang, khoai môn mua về gọt vỏ, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.
- Vo sạch đậu đỏ, ngâm trong 3-4 tiếng.
- Ngâm bột báng trong khoảng 1 tiếng trước khi nấu.
Bước 2: Nấu chè
- Cho đậu đỏ đã ngâm cùng 1 lít nước vào nồi, đun sôi rồi hạ lửa vừa, ninh cho đậu mềm.
- Cho đường vào theo khẩu vị, đun thêm 2-3 phút rồi tắt bếp, để nguội.
- Ninh riêng khoai lang, khoai môn cho đến khi mềm, cho đường vào theo khẩu vị.
- Luộc chín bột báng, vớt ra ngâm nước lạnh 10 phút rồi để ráo.
Bước 3: Thưởng thức
- Cho đá bào, lần lượt đậu đỏ, khoai lang, bột báng vào ly.
- Rưới nước cốt dừa lên trên. Rắc thêm đậu phộng, thạch, dừa khô.
2.2. Cách nấu chè thập cẩm miền Nam
Nhắc đến các món ăn được yêu thích khi du lịch miền Nam không thể không nhắc đến chè thập cẩm. Vị chè ngon ngọt cùng hoa quả tương mát lưu luyến du khách thập phương mỗi khi có dịp thưởng thức. Cách nấu chè thập cẩm miền Nam không quá phức tạp, thậm chí rất dễ thực hiện.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 200gr đậu đỏ
- 150gr cốm khô
- 2 trái bắp
- 5 quả chuối chín
- 10 lá dứa
- Nước cốt dừa
- Đường cát hoặc đường phèn
- Bột năng, bột báng, bột bắp, bột rau câu
- Các bước nấu chè
Bước 1: Ninh đậu đỏ
- Đậu đỏ vo thật sạch và ngâm 6-8 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho đậu vào nồi với 400ml nước, 1⁄2 muỗng cà phê muối. Ninh cho đậu mềm rồi cho đường vào theo khẩu vị, khuấy đều.
- Hòa bột năng với nước ấm, đổ từ từ vào nồi đậu, khuấy đều. Nấu với lửa nhỏ cho đến khi nước sôi lại thì tắt bếp.
Bước 2: Nấu chè bắp, chuối
- Bắp lột vỏ, bào nhỏ phần thịt. Luộc cùi và râu lấy nước dùng. Cho bắp bào và đường vào nấu chín. Cho bột bắp, bột năng đã pha vào, khuấy đều đến khi sánh lại.
- Chuối xắt miếng vừa ăn rồi nấu tương tự như bắp.
Bước 3: Nấu chè cốm
- Rửa cốm, ngâm 10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho lá dứa, đường, muối vào nước nấu sôi rồi thả cốm vào nấu chín.
- Đổ từ từ bột năng đã pha vào, khuấy đều đến khi sánh lại.
Bước 4: Làm rau câu
Hòa bột rau câu với nước, cho đường vào rồi đun sôi. Đổ vào khuôn để đông lại.
Bước 5: Hoàn thành món chè và thưởng thức
- Cho đá và các loại chè vào ly theo khẩu vị.
- Chan nước cốt dừa lên trên, thêm rau câu vào trộn đều và thưởng thức.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Xanh Thơm Bùi, Ăn Hoài Không Ngán Theo Công Thức Chuẩn
2.3. Cách nấu chè thập cẩm theo kiểu miền Trung
Miền Trung là quê hương của rất nhiều món chè thập cẩm nổi tiếng như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… Bạn có thể học ngay cách nấu chè thập cẩm mang hương vị miền Trung tuyệt ngon chỉ với vài bước đơn giản bước sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 300gr đậu đỏ
- 300gr đậu xanh
- 200gr đậu phộng rang
- 100gr bột nếp
- 150gr bột năng
- 300gr đường
- 200ml nước cốt dừa
- 300ml sữa tươi
- 5 lá dứa tươi
- 1 quả dừa rám
Các bước nấu chè
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu đỏ: Rửa sạch, loại bỏ hạt lép, các hạt hỏng. Ngâm đậu trong nước khoảng 8 tiếng để khi nấu được mềm hơn, sau đó vớt ra và để ráo nước.
- Đậu phộng: Rang chín đậu phộng trong chảo khô. Đậu vàng ươm thì tắt bếp, để riêng ra.
- Dừa: Bào lấy phần thịt cơm dừa. Chia đôi phần cơm thành 2 phần. Phần 1 bào thành sợi nhỏ. Phần 2 cắt miếng vuông nhỏ, lăn đều trong bột chiên giòn.
Bước 2: Nấu chè
- Cho đậu đã ngâm vào nồi. Thêm 1 lít nước và đun cho đậu mềm. Nêm 200gr đường và nấu thêm 5 phút nữa cho tan đường. Vớt bỏ túi đậu, để riêng.
- Nấu chín đậu xanh cùng nước. Tán nhuyễn nước đậu. Vo viên tròn nhỏ.
- Nhào 200gr bột nếp với 150ml nước ấm. Viên tròn và luộc chín trong nồi nước sôi.
- Cho 1 hộp sữa tươi và 100gr đường vào nồi, đun sôi. Thêm 1 nhánh vani, khuấy đều.
- Cho nước, lá dứa đun sôi. Thêm nước dừa, đường, sữa đặc vào nấu thêm lần nữa.
Bước 3: Thưởng thức
- Trộn các nguyên liệu vào ly: đậu đỏ, đậu xanh, bánh nếp, sữa đường.
- Rắc thêm ít dừa bào và đậu phộng đập dập lên trên. Nếu muốn ăn lạnh có thể cho thêm ít đá, khuấy đều và thưởng thức.
2.4. Cách nấu chè thập cẩm An Giang
Chập thập cẩm An Giang làm siêu lòng biết bao thực khách bởi vị thanh mát, ngon ngọt, bùi béo của các nguyên liệu và nước cốt dừa. Nếu chưa có dịp khám phá vùng đất này, bạn có thể thực hiện theo cách nấu chè thập cẩm An Giang sau đây để có thể thưởng thức dư vị thơm ngon ngay tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 2 quả chuối chín
- 30gr bắp ngô ngọt
- 100gr cốm khô
- 300gr đường
- 100gr bột mì
- 100gr bột năng
- 50gr bột báng
- 50gr bột thạch rau câu
- 200ml nước cốt dừa
Các bước nấu chè
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch đậu đỏ, loại bỏ hạt lép và hư. Ngâm đậu đỏ trong nước ấm khoản 30 phút cho nở mềm. Vớt ra để ráo nước.
- Bắp bỏ vỏ, bỏ phần râu và hạt. Rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Chuối gọt vỏ, cắt khoanh, mỗi khoanh dày 1 cm.
- Trộn đều 100g bột mì và 50g bột năng, nhào nhuyễn rồi viên tròn.
- Ngâm bột báng trong nước lạnh 10 phút, vớt ra để ráo nước.
- Ngâm cốm khô cho nở, vớt ra rổ để ráo nước.
Bước 2: Nấu chè
- Cho đậu đỏ và 1 lít nước vào nồi đun khoảng 30 phút cho đậu chín nhừ. Cho 2 muỗng cà phê đường, đun sôi lại.
- Đun chín bắp với nước. Cho nước bột năng pha vào, đun đặc lại. Cho 50ml nước cốt dừa, sôi lại rồi tắt bếp.
- Cốm nấu tương tự như bắp.
- Đun chuối với nước sôi. Thêm bột, đường, nước cốt dừa, nấu lại lần nữa rồi tắt bếp.
- Bột năng, bột mì luộc trong nước sôi cho đến khi các viên bột chín và nổi lên thì vớt ra, ngâm nước lạnh.
- Hòa rau câu với 100ml nước, cho đường vào, sôi lại rồi đổ khuôn.
Bước 3: Thưởng thức
- Trộn các loại chè ra bát. Rưới nước cốt dừa, rắc đậu phộng thêm vị. Có thể cho thêm đá chút bào vào ly chè và thưởng thức.
3. Kinh nghiệm nấu chè thập cẩm thơm ngon, tròn vị
Cách nấu chè thập cẩm không khó nhưng để nấu ngon, tròn vị, thưởng thức một lần nhớ mãi thì bạn nên bỏ túi một số mẹo sau:
- Chọn nguyên liệu tươi ngon có chất lượng tốt, đặc biệt là các loại đậu, hạt. Bạn nên mua các loại đậu đỏ, đậu xanh có hạt to, đều và không bị sâu mọt.
- Để món chè thêm phần hấp dẫn, bạn có thể cho thêm các loại thạch như thạch dâu, thạch cà phê, thạch dừa. Việc kết hợp nhiều hương vị sẽ làm món ăn thêm đa dạng và hấp dẫn hơn.
- Có thể kết hợp thêm bánh trôi làm từ bột nếp, đậu xanh để tăng thêm hương vị cho món chè.
- Sau khi nấu xong bạn nên bảo quản chè trong tủ lạnh, tối đa chỉ nên để 1-2 ngày để đảm bảo độ ngon bùi của chè.
- Mỗi miền sẽ có cách nấu chè thập cẩm khác nhau. Vậy nên, bạn có thể linh hoạt bớt hoặc thêm các nguyên liệu theo sở thích cá nhân và gia đình.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Trắng Thơm Ngon Và Cực Đơn Giản Người Vụng Cũng Làm Được
4. Lưu ý thời gian bảo quản chè thập cẩm ăn ngon, lâu dài
Để bảo quản chè thập cẩm được lâu mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Sau khi nấu chè xong, nên tách riêng phần nước cốt dừa ra khỏi phần nhân chè. Bởi vì nước cốt dừa rất dễ bị ôi thiu, làm hỏng mùi vị của cả nồi chè.
- Cho chè vào hũ thủy tinh hoặc hộp kín và cất ngay vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Nhiệt độ phù hợp nhất là dưới 5 độ C giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hỏng chè.
- Thời gian bảo quản lý tưởng nhất cho chè trong tủ lạnh là 1-2 ngày. Quá 3 ngày chè sẽ bắt đầu bị mất đi hương vị, có mùi ôi thiu khó chịu.
Cách nấu chè thập cẩm ngon cho từng vùng miền không quá phức tạp như bạn nghĩ phải không nào. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ và nấu theo công thức chia sẻ ở trên bạn đã ngay ly chè thơm mát, giải nhiệt cực đã. Chúc bạn vào bếp thành công với món chè hấp dẫn này.