Còn gì tuyệt hơn một bát cháo sườn nóng hổi và thơm phức giữa tiết trời se lạnh. Xem ngay cách nấu cháo sườn miền Bắc cực đơn giản dưới đây để trổ tài vào bếp với món ăn thơm ngon và hấp dẫn này.
1. Giới thiệu món cháo sườn miền Bắc
Cháo sườn miền Bắc là một trong những món ăn phổ biến ở Việt Nam, thường xuyên góp mặt trong các bữa ăn gia đình Việt và được ưa chuộng bởi rất nhiều người. Tuy cháo sườn có thể ăn quanh năm, nhưng một món ăn thơm ngon nóng hổi như vậy vẫn ngon nhất khi được thưởng thức vào những ngày trời trở lạnh. Không khó để bắt gặp những hàng cháo sườn ven đường với nghi ngút khói mỗi khi thời tiết chuyển mình vào Đông.
Với kết cấu cháo sánh dẻo cùng hạt gạo nở bung và sườn mềm ngọt, kèm theo đó là bánh quẩy vô cùng bắt vị, cháo sườn miền Bắc dễ dàng chiếm trọn cảm tình của bất kỳ ai đã từng thưởng thức. Không chỉ là một món ăn ngon miệng, cháo sườn miền Bắc còn là sự kết hợp tuyệt vời giữa các nguyên liệu đơn giản để tạo ra một bữa ăn đầy dinh dưỡng cho người dùng. Chính vì thế, cách nấu cháo sườn miền Bắc luôn được chị em nội trợ săn đón để thực hiện ngay tại gian bếp của mình.
Xem thêm: Vào bếp ngay với 10 cách nấu cháo sườn cho bé hấp dẫn, bé ăn là thích
2. Giá trị dinh dưỡng của món cháo sườn miền Bắc
Dưới đây là một số giá trị dinh dưỡng mà cháo sườn mang lại:
- Cung cấp dưỡng chất: Cháo sườn đem lại cho cơ thể nhiều dưỡng chất quan trọng như protein từ sườn, carbohydrate từ gạo, và khoáng chất từ nước dùng.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Cháo sườn là một món ăn nhẹ bụng, dễ tiêu hóa nên rất phù hợp cho những người có vấn đề về dạ dày hoặc đang ốm.
- Tăng cường sức đề kháng: Cháo sườn chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Cung cấp năng lượng: Dầu từ sườn rất tốt cho cơ bắp và có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.
3. Cách nấu cháo sườn miền Bắc
Tham khảo ngay cách nấu cháo sườn miền Bắc dưới đây để có món cháo thơm ngon mời người thân cùng thưởng thức:
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Sườn sụn: 700gr
- Gạo tẻ: 130gr
- Gạo nếp: 70gr
- Đậu xanh cà vỏ: 30gr
- Hành khô: 20gr
- Hành lá: 30gr
- Rau sống ăn kèm: rau mùi, ngò gai, tía tô,…
- Quẩy, hành phi ăn kèm
- Các loại gia vị: tiêu, bột nêm, nước mắm,…
3.2. Sơ chế nguyên liệu
- Vo gạo sạch để loại bỏ hết vỏ trấu và bụi bẩn. Sau đó ngâm gạo với nước sạch trong khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Gạo sau khi ngâm bạn đổ hết nước đi và cho vào máy xay nhuyễn.
- Đậu xanh rửa sạch và ngâm trong khoảng 2-3 tiếng đồng hồ.
- Hành lá rửa sạch rồi xắt nhỏ.
- Hành khô bóc vỏ và xắt nhỏ.
- Rau sống giữ lại lá và ngọn non rồi rửa sạch.
- Sườn cắt miếng vừa ăn và đem rửa sạch. Bắc một nồi nước lên bếp và cho vào 1 muỗng canh muối ăn. Khi nước sôi bạn thả sườn vào chần trong khoảng 2-3 phút rồi vớt ra. Sau đó, bạn có thể ướp sườn với 1 muỗng canh bột nêm và ít tiêu trong khoảng 15 phút để sườn thêm đậm đà.
3.3. Tiến hành nấu cháo sườn miền Bắc
- Bắc một nồi nước sôi và cho gạo đã xay vào.
- Bạn bắc chảo và phi thơm hành khô đã băm. Sau đó, bạn cho sườn vào, nêm bột canh, nước mắm, ít hạt tiêu sao cho vừa ăn. Xào sơ sườn từ 3-5 phút cho sườn thấm gia vị thì tắt bếp.
- Bạn cho sườn vừa xào vào nấu cùng cháo. Trong quá trình nấu cháo, bạn có thể gia giảm lượng nước để cháo không quá đặc hoặc quá loãng.
- Khi cháo sôi, bạn hạ nhỏ lửa và hầm khoảng 2 tiếng cho sườn mềm. Bạn nên khuấy thường xuyên để đáy nồi không bị khét.
- Cuối cùng, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn và cho hành lá cắt nhỏ vào. Bạn tắt bếp và múc ra bát, nêm ít tiêu và cho thêm rau sống, hành phi cùng quẩy ăn kèm rồi cùng thưởng thức bên người thân, bạn bè.
Xem thêm: Cách nấu cháo sườn hạt sen bồi bổ cơ thể với nguyên liệu dễ kiếm
4. Lưu khi chọn nguyên ý liệu khi nấu cháo sườn miền Bắc
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn mua nguyên liệu để nấu cháo sườn ở những nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tránh mua thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn sử dụng.
4.1. Cách chọn sườn để nấu cháo
Sườn để nấu cháo bạn nên chọn sườn sụn vì chúng mềm và dễ ăn. Nếu bạn thích ăn nhiều thịt thì có thể chọn sườn thăn. Sườn tươi ngon sẽ góp phần làm tăng vị ngon của cháo. Nên chọn sườn có các đặc điểm như sau:
- Sườn không có mùi hôi.
- Sườn có màu hồng tươi và không có vân máu.
- Thịt sườn 2 mặt đều dày, khi ấn vào rất chắc.
- Nên chọn những miếng sườn vừa phải không quá to cũng không quá nhỏ.
- Hãy chọn sườn ít mỡ và nhiều thịt.
4.2. Cách chọn gạo để nấu cháo sườn
Để cách nấu cháo sườn miền Bắc này thêm phần thơm ngon, bạn nên chọn cấc loại gạo như gạo tám xoàn, gạo nếp nương, gạo tú lệ, gạo Điện Biên,… Nhưng nếu không tìm được các loại gạo trên, bạn chỉ cần mua gạo có vài đặc điểm như sau là được:
- Gạo có nguồn gốc rõ ràng và còn hạn sử dụng.
- Gạo có mùi thơm đặc trưng, không có mùi mốc hay bị chuột ăn.
- Hạt gạo tròn đều, không bị gãy nát, bề mặt hơi bóng.
5. Bí quyết và mẹo để cháo sườn thơm ngon hơn
- Nên chọn nồi đất hoặc nồi gang để khi nấu cháo chín đều và giữ được hương vị tươi ngon của nguyên liệu.
- Bạn có thể rang gạo trước khi nấu để cháo thơm hơn.
- Lượng nước khi nấu sẽ ảnh hưởng đến độ đặc và loãng của cháo. Tỉ lệ gạo tẻ và gạo nếp sẽ ảnh hưởng đến độ dẻo của cháo. Bạn lưu ý để canh cháo sao cho phù hợp.
Với hương vị thơm ngon và cách chế biến đặc trưng, cháo sườn miền Bắc dần trở thành biểu tượng của nơi đây mỗi khi trời trở lạnh. Thử ngay cách nấu cháo sườn miền Bắc này để mang đến bữa ăn ấm áp cho gia đình vào lần tới.