2 cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà đơn giản mà bạn không thể bỏ qua

2 cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà đơn giản mà bạn không thể bỏ qua

Cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà không hề khó như bạn nghĩ. Chỉ cần sử dụng sữa tươi hoặc bột béo, bạn đã có thể thưởng thức thành phẩm thơm ngọt tại nhà mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.

1. Tìm hiểu về hồng trà

Cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà được nhiều người tìm kiếm dù cho trên thị trường có rất nhiều các loại trà sữa khác. Vậy hồng trà là gì và tại sao lại được nhiều người ưa chuộng đến vậy?

2 cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà đơn giản mà bạn không thể bỏ qua

Tìm hiểu chung về hồng trà

1.2. Hồng trà là gì?

Hồng trà (hay trà đen), có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo văn hóa người Trung, màu đen thường biểu thị cho sự kém may mắn nên họ đổi thành “hồng trà”, có nghĩa là trà màu đỏ. Đây cũng là màu của hồng trà sau khi pha. Hồng trà được lên men từ 100% búp trà xanh sấy khô.

1.3. Nguồn gốc của hồng trà

Loại hồng trà sớm nhất trên thế giới được tạo ra từ từ nhà Minh bởi người nông dân vùng Vũ Di Sơn và được đặt tên là “chính sơn tiểu chủng”. Thậm chí, ở thành phố Vũ Di Sơn, có một dòng họ đã sản xuất dòng trà này được hơn 400 năm.

Đến đầu thế kỷ 19, hồng trà trở thành sản phẩm xuất khẩu chính ở đất nước này, tạo được ấn tượng với bạn bè quốc tế. Hồng trà du nhập vào Việt Nam khá muộn, chỉ từ hơn 10 năm trước nhưng đã nhanh chóng trở thành thức uống “quốc dân”.

2. Cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà và sữa tươi

2 cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà đơn giản mà bạn không thể bỏ qua

Cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà với sữa tươi

Bởi sự phổ biến của nó, ngày càng nhiều người muốn học cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà. Trà sữa truyền thống chuẩn vị là sự kết hợp hài hòa giữa hồng trà và sữa tươi.

2.1. Nguyên liệu cơ bản

Để học cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà và sữa tươi, bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu chính sau đây:

  • Hồng trà (nên sử dụng hồng trà Olong 450) – 50gr.

  • Sữa tươi – 30ml.

  • Sữa đặc (nên chọn sữa Ông Thọ) – 20ml.

  • Nước đường – 30ml.

  • Nước sôi – 1.3 lít.

  • Đá viên (nếu có).

Xem thêm: Bật Mí Những Nguyên Liệu Nấu Trà Sữa Ngon Như Ngoài Quán

2.2. Bước 1: Cách ủ hồng trà chuẩn

Ở bước đầu tiên, bạn cần nấu trà theo tỉ lệ 50gr hồng trà – 1.3 lít nước. Khi nước sôi, bạn cho hồng trà vào đun trong khoảng 3 phút. Sau đó, trà nên được ủ trong vòng 5 phút và lọc qua rây để lấy nước cốt trà.

2.3. Bước 2: Pha hồng trà với sữa tươi

Cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà chuẩn vị sẽ gồm 4 nguyên liệu với tỉ lệ sau: 150 nước cốt trà – 30ml sữa tươi – 20ml sữa đặc – 30ml nước đường.

2.4. Bước 3: Hoàn tất thành phẩm

Để ly hồng trà sữa thêm thơm ngon, bạn nên thưởng thức cùng đá viên và trân chân. Hồng trà sữa chính là sự hòa quyện hoàn hảo của búp trà non và sữa tươi béo ngậy. Đây chắc chắn sẽ là thức uống phù hợp cho các buổi tán gẫu, trò chuyện cùng bạn bè!

3. Cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà và bột béo

2 cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà đơn giản mà bạn không thể bỏ qua

Cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà và bột béo

Ngoài việc sử dụng sữa tươi, bạn cũng có thể thử cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà và bột béo. Đây có thể là lựa chọn mới mẻ của bạn trong các buổi thiết đãi bạn bè, gia đình…

3.1. Nguyên liệu cơ bản

Dưới đây là các nguyên liệu cần thiết để học cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà và bột béo:

  • Hồng trà (nên chọn hồng trà Olong 450) – 100gr.

  • Bột béo – 400gr.

  • Đường (đường trắng hoặc hoa mai) – 350gr.

  • Nước sôi – 1 lít.

  • Đá viên (nếu có).

Bột béo thường là nguyên liệu ít được dùng hơn sữa tươi. Nhưng đây lại là loại bột màu kem dễ tan trong nước, tạo nên độ béo ngậy, sánh mịn cho thức uống của bạn. Một lưu ý khi chọn là bột béo có hai loại: từ sữa bò và từ thực vật (dầu cọ).

3.2. Bước 1: Cách ủ hồng trà chuẩn

Tương tự như cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà với sữa tươi, bạn cũng đun hồng trà sấy khô với nước sôi và lọc lấy cốt trà bằng rây lọc.

3.3. Bước 2: Pha hồng trà với bột béo

Đầu tiên, bạn pha và khuấy đều hỗn hợp gồm 350gr đường với 400gr bột béo, nước cốt trà. Sau đó, bạn lọc qua lọc rây để hỗn hợp được mịn hơn.

3.4. Bước 3: Hoàn tất thành phẩm

Hồng trà sữa nên được uống với một ít đá viên. Hãy lắc đều cốc hồng trà và thưởng thước cùng thạch hoặc trân châu bạn nhé!

4. Những lưu ý khi nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà

Để đảm bảo cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà của bạn có thành phẩm hoàn hảo, hãy lưu ý một số điều sau:

  • Thời gian bảo quản trà sữa tự pha: nên uống trong vòng 3-4 ngày kể từ khi pha xong.

  • Trà sữa sau khi pha cần được để trong ngăn mát tủ lạnh, khoảng 4-6 độ C sẽ giữ được hương vị thơm ngon nhất.

  • Nên ủ trà trong tối đa 10 phút, vì nếu quá thời gian, nhiệt độ của nước chỉ còn 70-75 độ C khiến việc ép trà gặp khó khăn hơn.

  • 80-90 độ C là nhiệt độ hãm trà tốt nhất để giảm độ đắng của trà. Nếu sử dụng nước sôi 100% hoặc hãm trực tiếp khi đun sôi thì vị trà sẽ bị chát hơn bình thường.

  • Không hâm nóng hồng trà, nên uống lạnh kèm topping.

Xem thêm: Trà Sữa Để Được Bao Lâu? Cách Bảo Quản Trà Sữa Dùng Lâu Nhất Mà Vẫn Đậm Vị

2 cách nấu trà sữa truyền thống bằng hồng trà với sữa tươi hoặc bột béo đều rất đơn giản và dễ làm. Chỉ bằng các nguyên liệu dễ tìm như hồng trà, sữa tươi, nước đường… bạn đã có ngay một cốc trà sữa thơm ngon để cùng thưởng thức với bạn bè, người thân.



Trà sữa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *