Bật mí những tác dụng của đậu bắp: Lợi ích thứ 3 không phải ai cũng biết

Bật mí những tác dụng của đậu bắp: Lợi ích thứ 3 không phải ai cũng biết

Những tác dụng của đậu bắp được kể đến như hỗ trợ giảm cân, đẹp da, giảm mụn, cải thiện hệ tiêu hóa,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng vị thuốc quý này cũng như biết thời điểm phù hợp nên uống đậu bắp.

1. Những tác dụng của đậu bắp ít ai biết

Đậu bắp không chỉ có hương vị thơm ngon và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, mà người ta còn ví đậu bắp vị thuốc quý có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy tác dụng của đậu bắp là gì?

Bật mí những tác dụng của đậu bắp: Lợi ích thứ 3 không phải ai cũng biết

Đậu bắp vị thuốc quý cho sức khỏe

1.1 Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Đậu bắp rất giàu vitamin B, vitamin K, Kali, sắt, kẽm, magie… những chất này đều có tác dụng hỗ trợ tạo ra nhiều tế bào hồng cầu cho cơ thể. Việc tiêu thụ 100g đậu bắp trong 3 – 4 bữa ăn/tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.

Đối với những bệnh nhân đang bị thiếu máu việc uống nước ép đậu bắp thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình tái tạo máu. Bạn cũng có thể chế biến chúng thành các món khác như: luộc, xào, nấu canh…

1.2. Tác dụng của đậu bắp trong việc cải thiện hệ tiêu hóa

Chất nhầy trong đậu bắp được cấu tạo bởi 2 hoạt chất là collagen và mucopolysacarit. Đây là 2 chất có tác dụng tạo môi trường cho các vi sinh vật có lợi cho đường ruột giúp tăng cường hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, chất nhờn trong loại quả này cũng có công dụng bôi trơn đường ruột và giảm các triệu chứng táo bón và đầy hơi. Trong đậu bắp còn có vi khuẩn probiotics được sánh ngang tầm với sữa chua.

1.3. Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Việc ăn đậu bắp thường xuyên còn có tác dụng phòng chống được bệnh loãng xương. Vì trong đậu bắp có chất nhầy giúp bôi trơn các khớp xương. Ngoài ra các vitamin k, B9 có trong đậu bắp giúp hạn chế tình trạng mất canxi. Hàm lượng magie giúp cải thiện tình trạng căng cơ bắp chân, tay hiệu quả.

1.4. Đậu bắp có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch

Tác dụng của đậu bắp rất quan trọng trong việc cải thiện hệ miễn dịch. Nó giúp phòng và chống các bệnh như: cảm lạnh, cúm. Thực phẩm này ngoài chứa các chất vitamin c, chất chống oxy hóa và các chất xơ giúp cân bằng hệ vi sinh ruột cũng như hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại các vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng.

1.5. Hỗ trợ làm đẹp da, giảm mụn

Nếu ăn đậu bắp 3 – 4 ngày/tuần bạn sẽ nhận thấy làn da của bạn được cải thiện rõ rệt. Các chất oxy hóa trong loại quả này sẽ giúp làm sạch máu, giảm mụn trứng cá và các vấn đề về da do tạp chất trong máu gây ra khiến làn da của bạn sẽ trở nên mịn màng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đậu bắp để làm đẹp trực tiếp trên da. Việc xay nhuyễn đậu bắp sau đó đắp chúng 2 lần/tuần để mang lại làn da tươi sáng và mềm mịn cho bản thân.

1.6. Tác dụng của đậu bắp trong việc giảm triệu chứng hen suyễn

Vitamin C và chất chống oxy hóa có trong đậu bắp làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và các vấn đề về đường hô hấp. Nếu bạn hoặc người thân đang có vấn đề về hen suyễn thì hãy thêm loại món ăn này vào bữa ăn hàng ngày nhé!.

1.7. Hỗ trợ phát triển thai nhi

Trong giai đoạn phát triển ống thần kinh, thai nhi cần rất nhiều chất vitamin B và chất xơ. Nếu mẹ bầu duy trì sử dụng đậu bắp thường xuyên từ tháng t4 trở đi thai nhi sẽ phát triển rất khỏe mạnh. Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp còn giúp thai phụ hạn chế tình trạng táo bón.

1.8. Đậu bắp hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Trong đậu bắp chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng no lâu hơn tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, đậu bắp còn chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất mà chúng còn có lượng calo thấp, ít đường hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân.

1.9. Tác dụng của đậu bắp trong việc giảm cholesterol

Người ta ví đậu bắp vị thuốc quý vì nó chứa rất nhiều chất xơ hòa tan có tác dụng rất lớn trong việc giảm cholesterol trong máu. Không chỉ vậy dưỡng chất polyphenol trong loại quả này còn giúp kháng viêm, bảo vệ tim mạch rất phù hợp với những người thực hiện chế độ ăn giảm cholesterol hay cần cải thiện sức khỏe tim mạch.

Xem thêm:

“Nhân Sâm Xanh” Đậu Bắp Và Những Điều Đặc Biệt Lưu Ý Khi Dùng Cho Bà Bầu

Nên Uống Rau Diếp Cá Mấy Lần 1 Tuần Để Giảm Cân, Chống Béo Phì

Hướng dẫn chọn đậu bắp – Vị thuốc quý dành cho sức khỏe

Bật mí những tác dụng của đậu bắp: Lợi ích thứ 3 không phải ai cũng biết

Hướng dẫn chọn đậu bắp ngon

Để đảm bảo tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe được tốt nhất, bạn nên chọn các loại đậu bắp tươi ngon. Đậu bắp ngon không quá non và quá già sẽ có kích thước khoảng 10 cm và còn lớp lông mao mỏng không bị thâm đen và có màu xanh tươi.

Bạn hãy chọn những loại quả khi bóp vào sẽ cảm nhận được độ mềm vừa phải và không bị khô. Đậu bắp dài thường bị dập, héo và không giữ được màu xanh bóng đẹp mà đã chuyển sang màu xanh sẫm.

Những người không nên ăn đậu bắp

Có thể nói đậu bắp vị thuốc quý với sức khỏe và nó đã được chuyên gia công nhận, nhưng không phải ai cũng nên ăn loại quả này cụ thể những đối tượng sau không nên sử dụng thực phẩm này:

  • Người có vấn đề về đường tiêu hóa: Đậu bắp có chứa fructans có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người đang gặp vấn đề về đường ruột.
  • Người bị sỏi thận: Trong đậu bắp có chứa hàm lượng oxalate cao làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người từng mắc loại bệnh này.
  • Người bị đau nhức xương khớp: Chất solanine có trong đậu bắp sẽ gây ra các bệnh về đau khớp, viêm khớp, viêm kéo dài.
  • Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu: Hàm lượng vitamin K có trong đậu bắp có thể làm ảnh hưởng đến người đang sử dụng thuốc loãng máu.

Bật mí những tác dụng của đậu bắp: Lợi ích thứ 3 không phải ai cũng biết

Người bị đau nhức xương khớp không nên ăn đậu bắp

Thời điểm nên uống đậu bắp

Ngoài các bữa ăn bạn cũng có thể sử dụng nước đậu bắp. Thời điểm tốt nhất giúp nước đậu bắp phát huy tác dụng là uống trước bữa sáng 30 phút. Lúc này khi dạ dày chưa có thức ăn nên sẽ được bổ sung 1 lớp chất nhầy giúp bôi trơn dạ dày và đường ruột.

Để đậu bắp vị thuốc quý bạn nên uống nước ngâm đậu bắp 2 – 3 lần/tuần xen kẽ với các bữa ăn. Tránh lạm dụng quá nhiều nước đậu bắp vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải của thận. Lưu ý nếu bạn đang trong quá trình điều trị bằng thuốc vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tránh gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *