Cách nấu bò kho miền Tây là một bí kíp ẩm thực khiến rất nhiều người phải trầm trồ, thán phục bởi hương vị riêng biệt và vô cùng thơm ngon. Nếu bạn tò mò làm thế nào để người miền Tây có món bò kho hấp dẫn như vậy, thì phải tham khảo ngay bí kíp nấu món bò kho từ chính người dân nơi đây tiết lộ.
1. Nguồn gốc của món bò kho
Đã từ rất lâu, bò kho trở thành một món ăn truyền thống, được truyền lại từ đời này sang đời khác. Bởi lẽ, thịt bò không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Không ai biết chính xác món bò kho có từ bao giờ, nhưng nhiều người lưu truyền rằng món ăn này đã có mặt ở Sài Gòn vào những năm 1950 thời kỳ Pháp thuộc. Theo đó, món bò kho đúng gốc và chuẩn vị Sài Gòn ban đầu bắt nguồn từ cách nấu của người Hoa. Sau dần, dân ta biến tấu, thêm bớt chút hương vị để tạo độ sánh và sệt cho nước sốt.
Thuở đó, người Sài Gòn rất ưa chuộng thói ăn rong, ăn trên những con phố và người bán cũng rất biết tận dụng những gánh hàng, xoong nồi để bày biện ở những góc phố, lề đường. Với hương vị thơm ngon, nóng hổi khi ăn cùng bánh mì và hủ tíu, món bò kho đã nhanh chóng được người dân địa phương và khách nước ngoài yêu thích.
Đến nay, bò kho đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, trong các mâm cỗ hiếu hỉ ở nhiều nơi và được mọi người nâng niu, trân trọng. Đặc biệt với hương vị bò kho miền Tây, đã khiến nhiều bà mẹ nội trợ muốn tìm hiểu cách nấu bò kho miền Tây từ chính người vùng miền đó tiết lộ.
2. Cách nấu bò kho miền Tây truyền thống ngon khó cưỡng
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu kỹ lưỡng là bước quan trọng trong cách nấu bò kho miền Tây chuẩn vị. Nguyên liệu để làm ra món bò kho miền Tây khá quen thuộc, bạn chỉ cần chuẩn bị một số thực phẩm sau:
-
Thịt bò (nạm hoặc gân): 1 kg
-
Cà rốt: 3 củ
-
Hành tây: 1 củ
-
Dừa tươi: 2 trái
-
Tỏi: 1 củ to
-
Đại hồi: 3 nhánh
-
Sả: 2 nhánh
-
Quế: 1 miếng
-
Bột năng: 1 thìa
-
Dầu điều: 2 thìa canh
-
Đường: 1 thìa canh
-
Cà ri: 1 thìa canh
-
Nước tương: 1 thìa canh
-
Nước mắm: 6 thìa canh
-
Bột nêm: 2 thìa canh
-
Bột gia vị bò kho: 2 thìa canh
-
Rau thơm: diếp cá, ngò gai, húng quế, húng lủi
-
Trang trí: ớt đỏ, tiêu sọ, lá chanh
-
Dùng kèm: bánh mì, hủ tíu, cơm, bún
Xem thêm: Nguyên Liệu Nấu Bò Kho Gồm Những Gì? Gia Vị Bò Kho Những Gì?
1.2. Sơ chế nguyên liệu
Bước đầu tiên trong cách nấu bò kho miền Tây chính là sơ chế nguyên liệu. Điều này giúp các thực phẩm được làm sạch, được tẩm ướp hương vị vừa phải để món ăn hoàn hảo nhất.
Giai đoạn 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Bước 1: Làm sạch thịt bò bằng cách chà sát gừng và muối vào thịt để khử mùi hôi. Tiếp đến, rửa lại với nước sạch và thực hiện như vậy liên tục khoảng 2 – 3 lần cho đến khi thịt bò được làm sạch nhớt và bụi bẩn.
-
Bước 2: Cho thịt bò đã rửa sạch vào chần qua với nước sôi và để nghỉ trong khoảng từ 3 – 5 phút, rồi vớt ra để ráo nước.
-
Bước 3: Thái thịt bò thành từng miếng hình chữ nhật hoặc vuông với kích thước từ 2 – 3 cm hoặc phù hợp với sở thích của gia đình. Lưu ý, nếu có người già và trẻ nhỏ, bạn nên thái nhỏ miếng thịt để nhanh nhừ và dễ ăn hơn.
-
Bước 4: Gọt vỏ và rửa sạch rau củ. Sau đó, cắt cà rốt, hành tây thành các khúc vừa ăn. Đập dập rồi băm nhỏ hành khô, gừng, sả, tỏi.
-
Bước 5: Cho hoa hồi, quế vào rang để tạo hương thơm trong khoảng 5 phút.
Giai đoạn 2: Tẩm ướp thịt bò
-
Bước 1: Chuẩn bị thịt bò đã được làm sạch và thái nhỏ vừa ăn.
-
Bước 2: Trộn đều thịt bò với 2 thìa bột gia vị bò kho, 2 thìa cà phê muối, 2 thìa đường, ½ thìa hạt tiêu, dầu điều đỏ. Sau đó, để nghỉ khoảng 5 phút rồi cho tiếp ½ thìa tỏi, gừng và hành băm vào rồi trộn đều các gia vị lại với nhau.
-
Bước 3: Để nghỉ trong khoảng 1 tiếng giúp thịt bò được ngấm đều gia vị. Đừng quên cho một thìa dầu ăn và trộn đều cho thịt mềm hơn.
1.3. Các bước nấu
Tùy vào từng vùng miền, từng khẩu vị trong mỗi gia đình mà món bò kho có các cách nấu và nguyên liệu khác nhau. Bạn có thể tham khảo cách nấu bò kho miền Tây chuẩn vị như sau:
-
Bước 1: Cho dầu ăn vào nồi, bỏ phần tỏi hành băm nhuyễn và phi đều cho đến khi có màu vàng đẹp và thơm.
-
Bước 2: Cho phần thịt bò đã tẩm ướp gia vị vào xào, đảo đều tay cho đến khi thịt săn lại và có mùi thơm đặc trưng. Sau đó, cho thêm chút dầu điều để tạo màu cam đỏ giúp thịt trông hấp dẫn. Bỏ tiếp phần xả đã được thái nhỏ vào và trộn đều để thịt có màu đẹp mắt và thơm hơn.
-
Bước 3: Sử dụng khoảng 200 – 250ml nước dừa và đổ vào nồi thịt. Lưu ý, mực nước dừa chỉ xâm xấp mặt thịt để tránh bị loãng gia vị. Tiếp đến, cho thêm hoa hồi vào đun sôi, để nhỏ lửa trong khoảng 15 phút rồi vớt hoa hồi ra.
-
Bước 4: Cho tiếp khoảng 4 thìa bột năng vào bát nước lọc khuấy đều. Sau đó, đổ từ từ vào nồi thịt cho đến khi nước dùng sền sệt lại.
-
Bước 5: Nêm thêm gia vị lại cho vừa miệng rồi đổ cà rốt vào. Tiếp tục đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút hoặc đến khi cà rốt chín vừa mềm vừa ngọt
Lưu ý: Trong quá trình nấu, khi nồi thịt bò đã sôi thì chỉ để nhỏ lửa. Chú ý canh thời gian nấu vừa phải để phần thịt bò và cà rốt vừa chín mềm.
1.4. Thành phẩm
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, quen thuộc cùng công thức nấu chuẩn vị là bạn có ngay một nồi bò kho thơm ngon, sánh quyện. Từng miếng bò ngon mềm, phần thịt ninh nhừ, phần gân giai giòn ăn cùng với cà rốt, húng lủi, ngò gai, rau diếp cá khiến bất kỳ ai cũng không thể cưỡng lại được.
Đặc biệt, món này có thể ăn cùng với cơm, bánh mì, hủ tíu hoặc cũng có thể pha chế thêm để nấu mì, nấu bún vừa ngon ngọt vừa đậm vị.
3. Lưu ý trong cách nấu bò kho miền Tây truyền thống giúp thịt bò không bị hoi
Một trong những công đoạn khó nhất khi sơ chế thịt bò đó chính là làm sạch giúp thịt không bị hoi. Điều này vừa giúp món bò kho có hương vị đúng chuẩn vừa tránh được những vị lạ khó ăn.
Bạn hãy tham khảo một số lưu ý trong cách nấu bò kho miền Tây truyền thống để thịt bò không bị hoi như:
-
Làm kỹ thịt bò ở bước sơ chế. Bạn có thể dùng nước cốt gừng, rượu trắng pha loãng để thay thế cho nước muối giúp thịt được làm sạch hơn.
-
Trước khi nấu, bạn nên ngâm qua thịt với nước dứa và đun trong khoảng 2 – 3 phút. Sau đó, rửa thịt lại với nước lạnh và bóp muối.
4. Lợi ích khi ăn bò kho miền Tây
Món bò kho miền Tây với nguyên liệu chính là thịt bò cùng các gia vị và rau củ đi kèm như: cà rốt, hành tây, sả, quế, nước tương, nước mắm, cà ri,… nên có hàm lượng dinh dưỡng là khá cao. Theo như tính toán của các chuyên gia, cứ 100g bò kho sẽ cung cấp khoảng 350 – 400 calo.
Ngoài ra, khi ăn bò kho miền Tây còn cung cấp nhiều lợi ích khác cho cơ thể như:
-
Tăng cường sức khỏe hệ cơ bắp: Trong thịt bò có chứa nhiều axit linoleic giúp tham gia vào quá trình xây dựng và duy trì hệ cơ bắp. Đồng thời, lượng lớn protein, magie, sắt và các chất chống oxy hóa khác giúp tăng cường khả năng phục hồi và tăng trưởng cơ bắp.
-
Tăng cường hệ miễn dịch: Với nguồn protein và Vitamin B6, Vitamin B12 dồi dào, thịt bò giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời góp phần chuyển hóa nhanh các chuỗi amino acid cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
-
Phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm: Lượng Vitamin B12 trong thịt bò giúp chuyển hóa các axit amin có hại thành những phân tử vô hại. Từ đó giúp giảm béo, giảm các bệnh về tim mạch, xuất huyết não, loãng xương,… Ngoài ra, Selen trong thịt bò hữu cơ có thể giúp gan hoạt động tốt hơn, giảm tỷ lệ phát sinh ung thư đại tràng.
-
Bổ sung sắt cần thiết cho máu: Thịt bò có chứa hàm lượng lớn sắt, nhiều hơn cả thịt cá, thịt gà,… giúp tái tạo hồng cầu, giảm tình trạng thiếu máu trong cơ thể.
5. Tham khảo thêm cách nấu bò kho miền Nam
Để thay đổi khẩu vị, ngoài cách nấu bò kho miền Tây, bạn có thể học cách nấu bò kho miền Nam cho gia đình.
5.1. Nguyên liệu
Món bò kho miền Nam có nguyên liệu và cách làm khá giống với cách nấu bò kho miền Tây. Trong đó, có các nguyên liệu như:
-
Thịt bò (nạm bò hoặc dẻ bò): 500g
-
2 củ cà rốt, 1 củ hành tây
-
Nước cốt dừa/sữa tươi/sữa đặc
-
Rượu trắng
-
Gia vị: 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa canh sa tế, 1 – 2 thìa canh dầu điều, 3 thìa canh bột gia vị bò kho, 1 thìa canh bột năng.
-
Tẩm ướp: 1 miếng gừng, 3 – 4 củ sả, 2 tai hoa hồi và 1 miếng quế nhỏ
5.2 Các bước nấu
Sau khi đã chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, bạn có thịt bò thái miếng vừa ăn, cà rốt thái nhỏ, gừng, sả, tỏi, hành băm nhỏ,… thì có thể nấu theo các bước sau:
-
Bước 1: Xào thịt bò đã ướp cho đến khi săn lại. Đổ hành tây và sả đã phi thơm vào nồi thịt bò.
-
Bước 2: Cho nước vào nồi thịt. Chuẩn bị túi lọc hoa hồi, quế và thả vào nồi thịt đến khi sôi. Tiếp tục đổ từ từ bát nước bột năng đã quấy đều.
-
Bước 3: Hạ lửa nhỏ và nấu cho đến khi thịt bò mềm rồi cho cà rốt và sữa đặc vào, tiếp tục nấu trong khoảng 10 phút.
Lưu ý: Nếu nồi thịt bò đã cạn nước mà thịt vẫn chưa mềm, bạn có thể thêm nước dừa tươi hoặc nước ấm vào. Tổng thời gian để nấu xong món bò kho là khoảng 45 phút hoặc hơn tùy vào khẩu vị mỗi gia đình. Ngoài ra, để thịt nhanh mềm hơn, bạn có thể nấu bằng nồi áp suất trong khoảng 25 – 35 phút.
5.3 Thành phẩm
Món bò kho miền Nam có thành phẩm khá giống với bò kho miền Tây. Tuy nhiên, hương vị sẽ có chút khác biệt bởi những gia vị đặc trưng và rau thơm đi kèm. Tùy vào khẩu vị và phong cách ăn uống của từng vùng miền mà món ăn sẽ cho ra những hương vị riêng. Dù vậy, bò kho vẫn là một món ăn thơm ngon, sánh quyện được nhiều người yêu thích.
Xem thêm: Những Món Ăn Miền Nam Phải Thử? Món Thứ 5 Được Đánh Giá Là Món Ăn Vặt Ngon Nhất
Bò kho là một món ăn truyền thống vô cùng thơm ngon của ông bà ta từ thời Pháp thuộc. So với các cách nấu khác, cách nấu bò kho miền Tây có hương vị thơm ngon của nước dừa, sự mềm ngọt của thịt bò hòa cùng hương thơm của các gia vị khác quen thuộc. Tất cả tạo nên một món ăn hấp dẫn, thơm ngon khiến bất kỳ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.
thịt bò