Bà bầu uống trà đào được không? Đây là một loại thức uống không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với cơ thể nhạy cảm như bà bầu thì thức uống này có thực sự tốt.
1. Tìm hiểu về nguồn gốc của trà đào
Trà đào thực chất là một loại thảo dược được chế biến chủ yếu từ vỏ hoặc lá của cây đào. Các thành phần có trong trà đào có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lý. Ngoài ra, quả đào cũng là một nguyên liệu cần thiết có trong nước trad tạo nên một loại nước có hương vị vô cùng thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Cũng chính vì thế mà nhiều người đã thắc mắc rằng mẹ bầu uống trà đào được không.
Hiện nay, trà đào là thức uống đã dần trở nên phổ biến và được bán nhiều tại các quán nước. Hơn nữa, các loại túi trà đào cũng được bày bán nhiều tại các siêu thị. Hàm lượng calo và carbohydrate có trong trà đào cũng rất ít. Ngoài ra, thức uống này không chứa chất béo và đường. Vì vậy, đây là một thức uống rất phù hợp cho những người đang giảm cân.
2. Dinh dưỡng trong trà đào
Trước khi tìm hiểu mẹ bầu uống trà đào được không, bạn nên biết các dinh dưỡng có trong loại thức uống này. Tương tự như các loại hồng trà thông thường, trà đào đang bán trên thị trường cũng chứa một số thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, mỗi cốc trà đào khoảng 0,24 lít chỉ chứa 2 calo và 1g carbohydrate.
Ngoài ra, trà đào không chứa đường, chất béo hay chất xơ thực phẩm. Muốn tăng hàm lượng calo cho mỗi cốc trà đào, tuỳ theo khẩu vị mà người dùng có thể cho thêm đường, sữa, mật ong hay kem cheese.
3. Các lợi ích mà trà đào mang lại cho sức khỏe
Trước khi tìm hiểu xem bà bầu uống trà đào được không, chúng ta cùng điểm qua một số lợi ích quan trọng của loại thức uống này:
3.1. Giải độc cho cơ thể
Trong trà đào có chứa hàm lượng chất xơ, kali công dụng là giúp nhuận tràng, hỗ trợ lưu thông đường ruột và hạn chế gặp các vấn đề thường gặp đối với hệ tiêu hoá như táo bón, viêm loét dạ dày, đại tràng,… Không những thế, trà đào còn hỗ trợ cho gan loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể, từ đó giúp cho hoạt động chức năng của gan hoạt động hiệu quả hơn.
3.2. Tăng sức đề kháng
Trà đào có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác nhân gây bệnh nhờ các thành phần như kẽm, vitamin C, axit ascorbic. Hơn nữa, các chất này còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và làm chậm quá trình oxy hoá. Do đó mà đây chính là lý do trà đào được nhiều người yêu thích.
3.3. Ngăn ngừa ung thư
Trong trà đào không chỉ chứa axit chlorogenic mà còn chứa hàm lượng vitamin A nên vì thế mà có khả năng chống lại sự hình thành của một số tế bào ung thư như ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng hay ung thư phổi.
3.4. Tốt cho tim mạch
Những thành phần chứa trong trà đào như Kali, lycopene, lutein góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển hóa carbohydrate. Đồng thời giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng rối loạn tim mạch.
3.5. Bảo vệ mắt
Hàm lượng beta-carotene có trong trà đào có khả năng bảo vệ võng mạc, giúp duy trì thị lực tốt và bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Đặc biệt, khi kết hợp với chất zeaxanthin và lutein có công dụng ngăn ngừa tình trạng quáng gà và mất thị lực ở người cao tuổi.
3.6. Giúp xương chắc khỏe
Uống trà đào còn có công dụng giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp và răng nhờ có hàm lượng lớn canxi, florua và photpho. Do đó, nếu uống trà đào thường xuyên thì có thể giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng loãng xương hay bệnh sâu răng.
3.7. Giảm căng thẳng thần kinh
Trà đào còn có một công dụng thần kỳ nữa là giảm căng thẳng thần kinh. Thành phần magie có trong thức uống này có khả năng xoa dịu căng thẳng, từ đó kiểm soát hiệu quả chứng bệnh trầm cảm. Vì thế, hay xuống trà đào khi bạn thấy có dấu hiệu trầm cảm hoặc căng thẳng thần kinh.
3.8. Kiểm soát cân nặng
Hàm lượng chất béo và calo trong trà đào rất thấp nên không làm tích tụ chất béo. Đồng thời, lượng đường tự nhiên và phenolic có trong trà đào không làm lượng đường trong máu tăng cao nên đây là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn giảm cân, đặc biệt là chị em phụ nữ.
3.9. Trị các chứng ho, suyễn
Trong trà đào chứa các thành phần là emuslin và amygdalin có khả năng giảm ngứa cổ họng và ổn định đường hô hấp. Các hoạt chất này cũng sẽ giúp bệnh nhân mắc các chứng bệnh ho, suyễn giảm ho hiệu quả.
3.10. Ngăn ngừa thiếu máu
Quả đào chứa rất nhiều chất sắt, vậy nên khi uống trà đào lượng hemoglobin thì trong cơ thể sẽ được tái tạo để tạo hồng cầu và ngăn ngừa chứng thiếu máu. Ngoài ra, trong quả đào còn chứa chất ức chế quá trình tập kết tiểu cầu. Điều này sẽ giúp chống đông máu rất hiệu quả.
3.11. Tốt cho da
Hàm lượng vitamin C có trong trà đào sẽ giúp cho bạn có được một làn da khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý việc uống trà đào quá thường xuyên sẽ gây nóng cho cơ thể.
3.12. Ngăn ngừa bị táo bón
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà đào có thể ngăn ngừa bệnh táo bón. Bởi thức uống này là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ. Chính vì lý do đó mà loại trà này được khuyến khích sử dụng đối với người bị bệnh gút hoặc thấp khớp.
3.13. Chứa chất oxy hoá cao
Trà đen hay trà xanh có trong trà đào đều có đặc tính chống oxy hoá, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc một số loại ung thư.
4. Bà bầu uống trà đào được không?
Đối với người bình thường khi uống trà đào hầu như không gây ra tác dụng phụ nào. Nhưng nếu uống quá nhiều trà đào trong một thời gian ngắn thì có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể trong một thời gian uống trà đào thì bạn nên ngừng uống lại. Vì rất có thể bạn đã dị ứng với trà đào.
Đối với phụ nữ đang mang thai, việc bà bầu uống trà đào được không là không nên. Vì thức uống này có công dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hoá, các mẹ bầu tốt nhất không nên sử dụng để hạn chế những tác hại có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Lưu ý thêm: Mẹ bỉm đang cho con bú cũng không nên uống trà đào.
5. Bà bầu uống nhiều trà đào có tác hại gì?
Việc bà bầu uống trà đào được không còn phụ thuộc vào liều lượng mà các mẹ uống mỗi lần. Nếu nghén quá thèm trà đào thì có thể uống với một lượng ít. Trường hợp nếu uống quá nhiều, bạn sẽ gặp phải những tác hại sau đây:
-
Dễ bị mất ngủ: Sau khi uống trà đào dễ bị mất ngủ vì caffeine trong trà ức chế sản sinh ra hormone melatonin dẫn đến các cơn buồn ngủ.
-
Cơ thể mệt mỏi: Mẹ bầu mất ngủ lâu ngày sẽ khiến cho các cơ quan trong cơ thể không thể đào thải hết độc tố. Cơ thể sẽ đau nhức, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Thiếu ngủ mãn tính còn làm cho mỡ thừa xuất hiện nhiều hơn, sự chuyển hóa glucose trong máu bị rối loạn.
-
Rối loạn tiêu hoá: Trong trà đào có chứa hợp chất tanin gây kích ứng các mô trong cơ quan tiêu hoá, khiến mẹ bầu có cảm giác đau dạ dày, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá.
-
Nguy cơ sảy thai, sinh con non tăng cao: Nếu tiêu thụ quá nhiều chất caffeine trong trà đào sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ và dễ sinh non.
-
Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ: Tại các quán đồ uống trà đào thường có nhiều đường sẽ khiến cho mẹ bầu dễ bị tiểu đường. Đây là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm mà các mẹ cần đề phòng.
Do đó khi đã biết bầu uống trà đào được không, bạn nên tránh xa thức uống này.
6. Bà bầu cần lưu ý gì khi uống trà đào?
Sau khi biết được bầu uống trà đào được không, nếu mẹ vẫn muốn uống trà đào đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì cần phải chú ý đến những trường hợp sau đây:
-
Khi mẹ bầu bị nóng trong người, khô môi, khô rát cổ họng thì không nên ăn đào miếng ngâm hoặc uống trà đào.
-
Mẹ bầu đang trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên uống trà đào.
-
Tuyệt đối không được uống trà đào khi mẹ bầu có dấu hiệu xuất huyết thai kỳ.
-
Khi đói mẹ bầu cũng không nên uống trà đào vì sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Lưu ý: Trong trường hợp mẹ chưa biết bầu uống trà đào được không đã lỡ uống trà đào và gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn sẽ được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các dấu hiệu dị ứng nguy hiểm đến sức khoẻ.
7. Các loại trà thay thế trà đào tốt cho bà bầu
Sau khi biết được bà bầu uống trà đào được không, mẹ cũng nên biết hững loại trà có để thay thế trà đào khi đang mang thai. Trong thời gian mang bầu, nếu như việc uống trà đào có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé thì hãy tìm hiểu một số loại trà an toàn và lành mạnh sau đây:
-
Trà hoa cúc: Đây là một trong những loại trà có thể thay thế khi mẹ biết bầu uống trà đào được không. Nét đặc trưng của loại trà này là có hương thơm rất đặc biệt, khi uống có thể kết hợp thêm với vỏ quýt, vỏ cam rồi cho vào nước sôi là có thể dùng được ngay. Trà hoa cúc có công dụng giảm thiểu tình trạng mất ngủ, sưng phù, giúp thư giãn tinh thần và đầu óc.
-
Trà lá mâm xôi đỏ: Đây là loại trà thảo mộc được làm từ lá của cây mâm xôi, có tác dụng làm săn chắc tử cung và giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế uống trà này trong 3 tháng mang thai đầu tiên vì nó có thể gây co bóp tử cung.
-
Trà bạc hà: Có công dụng trị chứng ốm nghén, đầy hơi và ợ nóng. Vì vậy, sau khi biết bầu uống trà đào được không, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng loại này.
-
Trà tinh dầu chanh: Mẹ bầu nên uống vào các sáng sớm để giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc. Sau khi biết đáp án cho câu hỏi bầu uống trà đào được không, nếu bạn vẫn muốn thưởng thức vị trà, hãy thử loại đồ uống này.
-
Trà gừng: Đây là thảo mộc được sử dụng rộng rãi để chống lại cảm giác buồn nôn hoặc ốm nghén do mang thai. Do đó, bạn có thể đổi sang loại này nếu như biết bầu uống trà đào được không mà vẫn muốn thử.
Xem thêm:
-
Uống Trà Atiso Túi Lọc Có Tốt Không? Uống Bao Nhiêu Là Đủ?
-
Tổng Hợp Các Loại Trà Tốt Cho Sức Khoẻ, Thần Dược Nên Dự Trữ Ngay Tại Nhà
Có thể thấy rằng, trà đào không chỉ là thực phẩm thơm ngon mà nó còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trả lời cho câu hỏi bà bầu uống trà đào được không là không nên vì nó ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bỉm đang cho con bú cũng không được khuyến khích sử dụng thức uống này.