Mách bạn cách nấu xôi chè gừng ngọt thơm, ấm nồng hương vị truyền thống

Mách bạn cách nấu xôi chè gừng ngọt thơm, ấm nồng hương vị truyền thống

Nhiều người vẫn còn loay hoay chưa biết cách nấu xôi chè gừng sao cho chuẩn vị để cúng gia tiên mỗi dịp ngày rằm, mùng một hoặc lễ Tết. Đừng lo chỉ vài bước chế biến đơn giản này, bạn đã có ngay món xôi chè vừa ngon ấm bụng mời cả nhà thưởng thức, đảm bảo ngon miễn chê đó.

1. Lợi ích khi của xôi chè gừng đối với cơ thể

Cách nấu xôi chè gừng truyền thống sử dụng nguyên liệu chính quen thuộc là gạo nếp và gừng. Đây là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nên khi kết hợp đã mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời. Có thể kể đến một số lợi ích như:

Mách bạn cách nấu xôi chè gừng ngọt thơm, ấm nồng hương vị truyền thống

Xôi chè gừng là món ăn dân dã quen thuộc, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng

  • Lượng dưỡng chất dồi dào giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể
  • Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa tốt, cải thiện chứng táo bón

  • Vị cay của gừng có tác dụng trị đầy hơi, khó tiêu, chữa cảm lạnh, đau bụng

  • Gừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng, tăng miễn dịch chống lại các bệnh về tim mạch, phổi, cao huyết áp

  • Ăn xôi chè gừng giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt, ốm nghén, say tàu xe

  • Món ăn này có chứa gừng mang đến hiệu quả chống viêm tự nhiên, giúp cải thiện các vấn đề đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy.

Xem thêm: Uống Nước Gừng Mật Ong Hàng Ngày Có Tốt Không?

2. Mẹo chọn nguyên liệu trong cách nấu chè xôi gừng ngon

Khâu quan trọng nhất trong quy trình chế biến một món ăn ngon là lựa chọn nguyên liệu chất lượng. Cách nấu chè xôi gừng từ xưa đến nay luôn rất chú trọng vấn đề này. Bí quyết lựa chọn cụ thể như sau:

  • Cách chọn gạo nấu xôi

Bạn quan sát gạo để chọn hạt to, bóng mẩy, tròn đều, có màu trắng đục không bị chà xát kỹ quá, không bị gãy vụn. Nếu có thể bạn hãy nếm thử vài hạt để xem độ dính của nhựa gạo và cảm nhận vị thơm nhẹ tự nhiên. Gạo nấu xôi ngon ưu tiên gạo mới, không dùng loại bị đồ lông, ẩm mốc hoặc có mùi lạ do đã để quá lâu ngày.

  • Cách chọn mua gừng

Bạn nên chọn gừng còn tươi ngon, củ nguyên vẹn, ruột có màu vàng đậm, nhiều xơ và không bị cắt dở hay xây xước, không lựa loại gừng vỏ đã bị khô héo và củ ngả màu. Gừng càng nhỏ càng thơm ngon vì gừng loại to thường có độ bóng đẹp nhưng bên trong nhiều nước, độ cay kém.

3. Chia sẻ 5 cách nấu xôi chè gừng được yêu thích nhất

Cách nấu xôi chè gừng truyền thống rất đơn giản và nhanh gọn. Tuy nhiên, theo thời gian, món ăn này dần biến tấu bằng cách kết hợp với một số nguyên liệu khác nhằm đáp ứng sở thích và khẩu vị của nhiều người hơn. Dưới đây là 5 công thức được yêu thích nhất.

3.1. Cách làm xôi chè gừng truyền thống

Nguyên liệu cần có:

  • Gạo nếp: 200gr

  • Đường vàng hoặc đường phèn: 150gr (có thể dùng mật mía để thay thế)

  • Gừng tươi: 1 củ

  • Gừng thẻ: 50g

  • Mè trắng, dầu mè, đường, muối

Cách nấu xôi chè gừng chuẩn vị truyền thống:

Mách bạn cách nấu xôi chè gừng ngọt thơm, ấm nồng hương vị truyền thống

Xôi chè gừng mang hương vị truyền thống, ngọt thanh, đẹp mắt

  • Vo gạo nếp cho sạch bụi bẩn và ngâm gạo qua một đêm hoặc ít nhất 6 giờ, nếu dùng nước ấm thì chỉ cần 4 giờ
  • Rửa lại gạo với nước rồi vớt ra để nơi khô ráo

  • Trộn gạo với một chút muối, bắc bếp hấp xôi trong khoảng 30 phút

  • Khi xôi chín thì xới đều lên rồi rưới vào hai thìa dầu mè để xôi được bóng đẹp, mềm dẻo và thơm hơn

  • Tiếp tục đảo đều vào nấu khoảng 10 phút nữa là tắt được bếp

  • Gừng rửa sạch, gạo vẻ và giã nguyễn để hương vị và mùi thơm của gừng tiết ra nhiều hơn

  • Cho đường vàng cùng gừng thẻ vào 400ml nước, đun sôi cho đến khi tan hết

  • Vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút cho nước đường sánh và có màu nâu đẹp mắt thì cho thêm ½ gừng vừa giã vào nấu cùng nước đường

  • Mè trắng đem rang vàng thơm để trang trí cho xôi chè

  • Đợi nước đường sôi lại lần nữa, cho xôi vào đảo đều cho ngấm

  • Khi xôi chè gừng đạt được độ dẻo bóng, ươn ướt thì cho nốt phần gừng còn lại vào đảo cùng khoảng 2 phút thì tắt bếp

  • Chuẩn bị khuôn tạo hình xôi chè, cho mè trắng đã rang xuống đáy khuôn sau đó múc xôi chè vào chèn chặt xuống, ép thành hình khối mong muốn

  • Tách xôi chè ra khỏi khuôn và đặt bày ra đĩa

Không khó để hoàn thành cách nấu xôi chè gừng theo kiểu truyền thống. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì đây là công thức phù hợp nhất. Món chè giữ được mùi vị ngọt thanh, cùng nếp vàng dẻo óng ánh.

3.2. Cách nấu xôi chè gừng sữa tươi

Nguyên liệu cần có:

  • Gạo nếp: 100gr

  • Sữa tươi không đường: 200ml

  • Gừng tươi: 1 củ

  • Đường, muối

  • Bột nghệ hoặc bột vỏ bưởi: 1 thìa nhỏ

Cách làm xôi chè gừng sữa tươi:

  • Chuẩn bị gạo nếp từ đêm hôm trước, rửa sạch đem ngâm đến sáng hôm sau sử dụng, hoặc dùng nước ấm để ngâm gạo trong khoảng 4 tiếng cho gạo nở dễ xôi mềm

  • Vớt gạo để ráo nước thì trộn với một thìa muối nhỏ để nghỉ cho gạo ngấm đậm vị, sau đó bắc bếp lên hấp xôi trong khoảng 30 phút.

  • Sơ chế gừng bỏ vỏ, rửa kỹ với nước cho hết đất cát, thái sợi nhỏ mỏng rồi trùng qua nước sôi để loại bỏ bớt mùi cay

  • Đun đường với 200ml nước lọc, khuấy cho tan thì thêm gừng sợi vào đun nhỏ lửa tầm 5 phút.

  • Lọc loại bỏ sợi gừng, đổ sữa tươi không đường vào khuấy đều để hòa tan hỗn hợp

  • Cho một ít bột vỏ bưởi hoặc bột nghệ vào hỗn hợp trên để tạo màu đẹp mắt, đun sôi khoảng 5 phút là có thể thưởng thức cùng với xôi.

Để tăng thêm vị ngon thanh mát của món xôi chè gừng sữa tươi, bạn cùng gia đình có thể cho vài viên đá lạnh.

3.3. Cách nấu xôi chè gừng cốt dừa và đậu phộng

Nguyên liệu cần có:

  • Gạo nếp ngon: 150gr

  • Nước cốt dừa: 200ml

  • Đậu phộng: 100gr

  • Gừng tươi: 1 củ

  • Đường, muối

Chi tiết cách nấu xôi chè gừng cốt dừa và đậu phộng:

Mách bạn cách nấu xôi chè gừng ngọt thơm, ấm nồng hương vị truyền thống

Xôi chè cốt dừa đậu phộng thơm bùi khó cưỡng

  • Rửa sạch gạo nếp rồi ngâm nước chừng một đêm hoặc tối thiểu là 6 tiếng, ngâm trong nước ấm chỉ cần khoảng 4 tiếng để gạo nở, khi hấp sẽ mềm dẻo
  • Gừng tươi gạo vỏ rồi rửa sạch, cắt thành từng sợi mỏng

  • Đậu phộng rang chín, chà bỏ vỏ, ⅔ giã nhỏ

  • Dùng nước cốt dừa đun sôi cùng đường, vặn lửa nhỏ khuấy đều trong khoảng 2 phút, tiếp đo cho gừng sợi vào đảo đều tay

  • Vớt gạo đã ngâm, để cho ráo nước rồi trộn cùng một thìa muối nhỏ, đem đi hấp chín khoảng 35 phút.

  • Xới xôi chín ra khay trộn đều cũng nước cốt dừa đã nấu

  • Cho thêm đậu phộng đã giã nhuyễn vào trộn đều, đậy kín cho xôi ngấm các loại hương vị tầm 10 phút là có thể thưởng thức

  • Khi ăn bày ra đĩa, rắc thêm một ít đậu phộng chưa giã cho đẹp mắt

Xôi chè gừng cốt dừa và đậu phộng quá cầu kỳ, độ dẻo thơm vừa tới của gạo nếp, độ béo ngậy của nước cốt dừa, vị cay ấm nồng của gừng kết hợp với vị bùi bùi của đậu phộng khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngon.

3.4. Cách nấu xôi chè gừng đậu đỏ

Nguyên liệu cần có:

  • Gạo nếp: 250gr

  • Gừng tươi cắt sợi nhỏ: 1 củ

  • Đậu đỏ: 100gr

  • 50g đường

  • Đường, muối

Cách làm xôi chè gừng đậu đỏ

  • Ngâm trước gạo nếp khoảng 8 tiếng để gạo nở đều, vớt ra trộn cùng một chút muối cho xôi đậm đà

  • Đem gạo đi hấp trong lửa vừa chừng 30 phút là xôi chín dẻo

  • Ngâm đậu đỏ trước 4 tiếng cho mềm rồi nấu chín cùng 500ml, tách riêng hạt đậu và nước

  • Đun nước đậu đỏ sôi rồi cho gừng thái sợi khuấy đều, cho xôi đã chín vào trộn cùng

  • Phần hạt đậu nấu cùng đường thì đun khoảng 5 phút cho hạt đậu ngấm

  • Lấy một lượng lượng xôi làm phẳng, múc một ít đậu đỏ vào làm nhân và viên tròn lại, cho vào hấp chừng 5 – 10 phút là có thể đặt ra đĩa để thưởng thức.

Vậy là bạn đã học xong cách nấu xôi chè gừng nhân đậu đỏ ngọt bùi, thơm ngon lại tốt cho sức khỏe. Cách làm khá đơn giản nên hãy thử trổ tài chiêu đãi cả nhà ngay nhé!

3.5. Cách nấu xôi chè gừng trân châu

Nguyên liệu cần có:

  • Gạo nếp: 1 chén ăn cơm

  • Gừng thái sợi nhỏ: 1 củ

  • Trân châu (có thể tự làm)

  • Đường, muối

Công thức nấu xôi chè gừng nhân trân châu:

  • Sau khi ngâm gạo nếp chừng 8 tiếng thì vớt gạo ra, cho thêm chút muối đảo đều rồi đem đi hấp chín trong khoảng 30 phút.

  • Đun 500ml nước với đường, khuấy đều rồi cho thêm gừng thái sợi vào

  • Xôi đã chín trộn với ⅔ nước đường gừng vừa nấu và để nguội

  • Trân châu đem luộc cho đến khi có độ trong, nổi lên là đã chín

  • Xới xôi ra bọc trân châu sau đó hấp tiếp khoảng chừng 5 – 10 phút thì tắt bếp

  • Lấy xôi chè ra đĩa, rưới một chút nước đường còn dư lên trên bề mặt và ăn ngay khi còn ấm.

Xôi chè gừng có thêm nhân trân châu giòn giòn dai dai làm tăng thêm sự mới lạ và hấp dẫn nên nhanh chóng trở thành món ăn được rất nhiều người yêu thích.

4. Một số lưu ý khi nấu xôi chè gừng

Ngoài các bước chính trong từng công thức, bạn hãy ghi chú lại một số mẹo nhỏ trước, trong và sau khi thực hành cách nấu xôi chè gừng để đảm bảo thành công:

Mách bạn cách nấu xôi chè gừng ngọt thơm, ấm nồng hương vị truyền thống

Cách nấu xôi chè gừng quan trọng ở độ dẻo dính và điều chỉnh gia vị

  • Không thể thiếu một chút muối trộn cùng gạo nếp trước khi hấp để xôi được đậm đà hơn
  • Lần đầu chưa thạo có thể xôi sẽ bị khô, bạn chỉ cần rưới đều một chút nước nóng rồi xới tơi lên và tiếp tục nấu là xôi sẽ mềm ngon

  • Đảo đều tay trong quá trình cho xôi vào nước đường, chớ đun quá lâu sẽ khiến xôi chè bị nhão hoặc bị khô khi tạo hình ở khuôn. Bạn chú ý độ ướt vừa đủ thì món ăn sẽ ngon

  • Tùy vào khẩu vị của gia đình bạn có thể điều chỉnh tăng giảm gia vị cho phù hợp

  • Xôi chè gừng nấu xong nên thưởng thức ngay, nếu không ăn hết trong ngày thì bạn hãy múc ra từng bát nhỏ rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và bảo quản trong tủ mát 2 – 3 ngày, khi ăn chỉ cần hâm nóng cho xôi chè mềm dẻo lại.

Mỗi cách nấu xôi chè gừng đều không quá cầu kỳ, công phu. Nguyên liệu chuẩn bị dễ tìm kiếm, các bước thực hiện nhanh gọn lại đơn giản. Chỉ cần dành ra một chút thời gian, bạn có thể bổ sung thêm món mới vừa ngon vừa bổ cho cả gia đình, hoặc bày biện chu đáo hơn cho mâm cơm cúng lễ đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *