Trong số các công thức nấu cháo gà ngon, cách nấu cháo cối gà được rất nhiều gia đình yêu thích nhờ hương vị lạ miệng và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt vào những ngày có không khí se lạnh, việc nấu một tô cháo gà nóng hổi, thơm lừng để thưởng thức thì còn gì tuyệt vời hơn. Nếu gia đình bạn có người cần tẩm bổ nhanh hồi phục sức khỏe thì đừng bỏ qua món cháo này nhé.
1. Cháo cối là gì?
Cháo cối là một loại cháo được nấu từ đậu xanh và thịt gà (hoặc vịt), được ướp gia vị (thường là sả) trước khi xào để thịt trở nên săn lại. Điều này tạo nên hương vị đậm đà và thịt gà (hoặc vịt) trong cháo cũng trở nên dai ngon hơn. Cháo cối thường không cần ăn kèm với gỏi, thay vào đó món này sẽ được ăn chung với rau sống hoặc rau nhúng lẩu.
2. Thịt gà có lợi ích gì cho sức khỏe?
Trước khi tham khảo cách nấu cháo cối gà, chúng ta hãy cùng điểm qua những lợi ích của thịt gà đối với sức khỏe. Thịt gà được đánh giá là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh nhất cho cơ thể. Chúng cung cấp một lượng lớn protein, loại chất dinh dưỡng quan trọng tạo nên tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng.
Không chỉ vậy, thịt gà còn chứa nhiều vitamin A và omega-3, giúp duy trì sức khỏe cho mắt và làn da, mang lại làn da trắng sáng. Bổ sung thêm thịt gà vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tăng sự tập trung khi làm việc và giảm mệt mỏi cho đôi mắt.
Theo nhiều nghiên cứu, thịt gà cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin E, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C cùng các khoáng chất như canxi và phốt pho. Các thành phần này không chỉ hỗ trợ sức khỏe mà còn có khả năng phòng ngừa ung thư. Đặc biệt, nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, hãy bổ sung thêm thịt ức gà, vì phần thịt này có ít chất béo, thích hợp cho chế độ ăn kiêng.
3. Cách nấu cháo cối gà đơn giản, dễ làm
Cách nấu cháo cối gà không quá phức tạp như bạn nghĩ. Trước hết, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết cho món ăn và sau đó là bắt tay vào thực hiện theo những bước dưới đây.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau để thực hiện cách nấu cháo cối gà.
-
1 con gà
-
200g đậu xanh
-
100g gạo tẻ
-
300g nấm rơm
-
1 bó xà lách xoong
-
1 bó tần ô
-
Hành lá, ngò rí
-
Tỏi băm
-
Gia vị: Muối hạt, đường/bột ngọt
Xem thêm: Cách nấu cháo cối vịt hương vị miền Tây ngon không cưỡng lại
3.2. Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua gà tươi ngon
Bạn nên ưu tiên chọn những con có kích cỡ và cân nặng vừa phải, không quá nhỏ hoặc quá lớn để tránh gặp phải gà chưa trưởng thành hoặc đã bị bơm nước. Lựa chọn gà có phần thịt màu đỏ hồng tự nhiên, da mỏng, không quá gồ ghề và độ đàn hồi tốt. Tránh mua gà có thịt mềm nhũn, cảm thấy nhớt khi sờ hoặc có nhiều vết bầm và vết máu.
Cách chọn mua nấm rơm
Lựa chọn nấm còn búp, chưa nở, có hình dạng tròn hoặc trụ và mang mùi thơm tự nhiên đặc trưng. Nấm khi sờ và bóp nhẹ có cảm giác hơi cứng. Bạn nên mua nấm có kích thước vừa phải và đồng đều để món ăn được ngon và đẹp mắt hơn. Loại nấm rơm có màu đen hoặc xám thường mang lại hương vị ngon hơn so với loại màu trắng.
3.3. Thực hành cách nấu cháo cối gà
Bước 1: Sơ chế gà
Sau khi mua gà, hãy rửa sạch gà với nước. Tiếp theo, kiểm tra xem gà còn lông hay không. Nếu còn, hãy nhổ lông cho sạch, sau đó rửa lại gà với nước 2 – 3 lần nữa và để ráo nước.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
Nấm rơm bạn dùng dao cắt bỏ phần gốc, sau đó rửa sạch nấm và cắt nấm làm đôi.
Hành lá và ngò rí bạn cắt bỏ rễ, rửa sạch và để ráo nước. Tần ô bạn cũng cắt bỏ rễ, xà lách xoong thì ngắt lấy ngọn non, sau đó đem tất cả đi rửa sạch với nước.
Bước 3: Nấu cháo đậu xanh
Bạn cho đậu xanh ngâm nước trong khoảng 45 – 60 phút để làm cho đậu mềm hơn và dễ nấu chín hơn. Sau khi ngâm xong, hãy rửa sạch đậu và để cho ráo nước.
Gạo bạn đem vo sạch.
Đặt một nồi lên bếp, vặn lửa ở mức vừa, sau đó thêm vào nồi khoảng 3.5 lít nước, đổ gạo và đậu xanh đã ngâm vào. Tiếp tục nấu cho đến khi gạo và đậu xanh chín nhừ.
Bước 4: Ướp gà và xào gà
Gà sau khi đã được làm sạch, hãy chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn và cho vào tô. Tiếp theo, thêm vào tô 4 muỗng canh đường, 2 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh muối hạt và 1 muỗng cà phê bột ngọt. Trộn đều tay và ướp khoảng 10 phút để gà thấm gia vị.
Tiếp theo, bắc nồi lên bếp, vặn lửa ở mức vừa, sau đó thêm vào nồi 4 muỗng canh dầu ăn. Chờ đến khi dầu nóng, thêm 2 muỗng canh tỏi băm vào và phi thơm.
Sau đó, cho gà đã ướp vào nồi và xào đến khi thịt gà săn lại thì tắt bếp.
Bước 5: Nấu cháo gà
Sau khi gà đã xào xong bạn hãy cho vào nồi cháo và đun sôi cháo trở lại. Tiếp theo, thêm nấm rơm vào và nấu khoảng 15 phút để thịt gà và cháo chín mềm. Trong quá trình nấu, bạn có thể nêm nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị.
3.4. Thưởng thức món cháo cối gà
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong cách nấu cháo cối gà rồi. Thịt gà nấu chín tới, thơm mềm và có vị ngọt tự nhiên. Đậu xanh nở đều, mềm mịn và ngon ngọt. Khi thưởng thức, bạn hãy nhúng hành lá, ngò rí, tần ô và xà lách xoong vào ăn kèm để bữa ăn thêm ngon miệng và hấp dẫn hơn nhé.
Xem thêm: Bật mí cách nấu cháo gà ngon hết nấc khi kết hợp với nguyên liệu này
4. Các loại rau không nên ăn với thịt gà để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi kết hợp thực phẩm không đúng cách, có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiều vấn đề khác nguy hiểm cho sức khỏe. Việc chế biến thịt gà cùng các loại thực phẩm cũng cần phải cẩn thận, đặc biệt là khi kết hợp với các loại rau. Dưới đây là một số loại rau bạn nên tránh kết hợp với thịt gà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Rau kinh giới
Không nên kết hợp thịt gà với rau kinh giới, vì bạn có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, ngứa ngáy hoặc run rẩy toàn thân. Nguyên nhân chính là do rau kinh giới có vị cay nóng, nên tránh kết hợp với thịt gà – một thực phẩm có tính động phong hỏa mạnh. Trong trường hợp bạn đã ăn phải thịt gà kèm rau kinh giới và xuất hiện các triệu chứng trên, hãy dùng nước cam thảo để giải độc cơ thể.
Rau cải bẹ xanh
Loại rau này có tính ôn, vị cay, khi sử dụng riêng có thể giúp cơ thể giải cảm lạnh, thông đờm và lợi khí. Tuy nhiên, thịt gà cũng có tính ôn nên khi kết hợp cùng nhau, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể lên bất thường. Điều này làm bạn dễ mệt mỏi và bị kiệt sức.
Tỏi và củ hành khô
Tỏi và hành sống cũng rất kỵ với thịt gà. Ở nhiều địa phương, việc chấm thịt gà bằng đĩa muối và vài lát tỏi hoặc hành củ khô là một thói quen phổ biến. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
Nếu bạn bị táo bón hoặc kiết lỵ do việc ăn thịt gà cùng hành và tỏi khô, bạn có thể nấu nước lá dâu uống để cải thiện tình trạng này.
Cách nấu cháo cối gà không chỉ là đem đến một món ăn ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Việc kết hợp giữa đậu xanh, gà cùng các gia vị tạo nên một tô cháo bắt mắt và hấp dẫn. Hương vị đặc trưng của món cháo cối gà này chắc chắn sẽ làm hài lòng khẩu vị của mọi thành viên trong gia đình bạn.