Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều cách nấu cháo giải cảm cho người lớn được lưu truyền rộng rãi. Các loại cháo này rất thích hợp với những người mới ốm dậy hoặc người đang bị cảm cúm, khi khẩu vị bị thay đổi, cần những món cháo dễ tiêu, dễ thưởng thức và giàu dinh dưỡng.
1. Vì sao bị cảm cúm nên ăn cháo?
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường hô hấp, thường xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, đau họng. Điều này khiến cho người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, thậm chí là buồn nôn. Nhờ đặc tính mềm, dễ nuốt, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng mà cháo đã trở thành món ăn lý tưởng cho người bị cảm cúm.
Các công dụng tuyệt vời của cháo có thể kể đến như:
-
Kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn: Khi bị cảm cúm, người bệnh thường cảm thấy đắng hoặc nhạt miệng. Các loại cháo nhuyễn mềm lúc này sẽ là một lựa chọn hoàn hảo thay cho cơm khô cứng.
-
Tốt cho hệ tiêu hóa: Do cơ thể mệt mỏi, nên hệ tiêu hóa của người bệnh thường bị suy giảm, ăn cháo sẽ giúp giảm tải áp lực lên dạ dày.
-
Bù nước cho cơ thể: Người bị cảm cúm thường hay đi kèm với sốt cao khiến cho cơ thể nhanh bị mất nước. Cháo với thành phần 60% là nước, sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và bù nước nhanh chóng.
-
Tăng cường hệ miễn dịch: Ngoài lượng tinh bột và nước có trong cháo, bạn có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu hay món ăn kèm khác để bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cháo như tía tô, hành lá, cháo gà, cháo thịt bò, cháo cá hồi,…
Xem thêm: Mách Bạn Cách Nấu Cháo Thịt Bò Khoai Tây, Bệnh Mấy Cũng Khoẻ Ngay
2. Cách nấu cháo giải cảm cho người lớn từ tía tô
Tía tô là một loại thảo dược dân gian, được dùng trong y học cổ truyền từ lâu đời, giúp hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp, giảm ho khó thở và điều trị cảm lạnh rất tốt. Cùng tìm hiểu xem cách nấu cháo giải cảm cho người lớn từ tía tô thế nào cho đúng bạn nhé!
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
30gr lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ
-
50gr gạo tẻ vo sạch
-
1 quả trứng gà
-
Nước mắm
-
Hành lá
2.2. Hướng dẫn cách nấu cháo giải cảm cho người lớn từ tía tô
- Cho gạo đã vo sạch vào nồi với khoảng 500ml nước, bật bếp đun ở lửa lớn cho đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục nấu cháo.
- Khi cháo sôi, bạn vớt bỏ phần bọt trên mặt, nếu thấy nước cạn thì cho thêm một lượng nước tùy theo bạn muốn ăn cháo đặc hay cháo loãng.
- Sau khoảng 25 phút nấu cháo, bạn nêm thêm một chút nước mắm ngon tùy theo khẩu vị, rồi tiếp tục nấu thêm 5 phút cho cháo chín nhừ rồi tắt bếp.
Bạn múc cháo ra bát, cho thêm lòng đỏ trứng gà, tía tô và hành lá vào đảo đều, rồi thưởng thức bát cháo tía tô nóng hổi ngay thôi!
3. Cách nấu cháo giải cảm cho người lớn từ gừng
Gừng là một loài thực vật quen thuộc thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Củ gừng thường được dùng để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng buồn nôn và chống lại bệnh cúm, cảm lạnh thông thường.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
150gr gạo tẻ vo sạch
-
100gr thịt heo băm nhỏ
-
5gr gừng thái sợi mỏng
-
10gr hành lá rửa sạch, cắt nhỏ
-
1 củ hành tím thái lát mỏng.
3.2. Hướng dẫn cách nấu cháo giải cảm cho người lớn từ gừng
- Thịt heo đã được băm nhỏ bạn ướp với một chút hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu, sau đó cho lên bếp xào sơ với hành tím cho dậy mùi.
- Cho gạo đã vo sạch vào nồi đun ở lửa lớn cùng với 500ml nước. Sau khi nước sôi vặn nhỏ lửa và tiến hành vớt bọt trên bề mặt. Nếu thấy nước cạn, bạn có thể thêm lượng nước tùy theo sở thích ăn cháo đặc hay loãng.
- Sau khoảng 30 phút, cháo đã nhuyễn nhừ, cho thịt băm vào khuấy đều, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bạn múc cháo ra bát, cho thêm gừng thái sợi và hành lá vào đảo đều rồi ăn ngay lúc nóng để phát huy công dụng giải cảm hiệu quả nhất nhé!
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Nhừ Bằng Nồi Cơm Điện Cực Dễ, Đảm Bảo Không Bị Khê Khét
4. Người bị cảm cúm nên lưu ý gì khi ăn cháo?
Những bệnh nhân bị cảm cúm thường sẽ rất mệt mỏi, cơ thể của họ bị hành hạ bởi những triệu chứng của bệnh, đặc biệt là chán ăn. Vậy nên, để phát huy tối đa hiệu quả của cháo, khi cho người bệnh ăn, bạn cũng nên lưu ý thêm những điều sau:
-
Hãy lựa chọn loại cháo phù hợp, ngoài 2 loại cháo gợi ý ở trên bạn có thể tham khảo thêm một số loại khác như: Cháo cá, cháo gà, cháo đỗ, cháo bí đỏ,…
-
Nên ăn cháo lúc còn nóng để đảm bảo hiệu quả giải cảm, nhưng cũng cẩn thận kẻo bỏng miệng hoặc tổn thương niêm mạc thực quản.
-
Không nên ăn một lần quá nhiều cháo, chỉ ăn từ 1-2 bát và chia nhỏ làm nhiều bữa để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
-
Không nên ăn cháo với dưa chua. Dưa chua sẽ làm tăng tiết axit dạ dày, dễ gây viêm loét và đau dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của người bệnh.
Các loại cháo là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị cảm cúm, không chỉ vì có thể giảm nhẹ triệu chứng mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Cách nấu cháo giải cảm cho người lớn giúp bạn có thực đơn phong phú khi chăm sóc người bệnh, lưu ngay khi cần bạn nhé!