Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Thích ăn mứt Tết nhưng lo ngại đồ bên ngoài không đảm bảo chất lượng thì hãy học ngay cách làm mứt gừng cực kỳ hợp những ngày giá rét. Với những nguyên liệu dễ kiếm, bạn cũng có thể làm ra món ăn ngon ngày Tết để chiêu đãi khách mà không tốn một giọt mồ hôi.

1. Bất ngờ với công dụng của mứt gừng

Mứt gừng là món mứt quen thuộc ngày Tết được nhiều người yêu thích, đặc biệt là người trung niên và người lớn tuổi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1.1. Giúp giảm tình trạng đau dạ dày

Gừng có chứa một số chất có khả năng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày, giữ ấm như eucalyptol, a-camphen, b-phellandrene, linalool… Từ đó, tình trạng đau dạ dày đã thuyên giảm khi ăn mứt gừng. Ngoài ra, ăn mứt gừng vào ngày Tết còn giúp ấm bụng trong thời tiết lạnh lẽo, đặc biệt ở miền Bắc.

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Ăn mứt gừng giúp ấm bụng, tốt cho hệ tiêu hoá và chắc xương hơn

1.2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Với đặc tính nóng và cay, gừng giúp điều trị các triệu chứng về tiêu hóa như ợ hơi, trào ngược axit, ợ chua… Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, chướng bụng và đặc biệt giảm tình trạng đau bụng ở trẻ em. Vì vậy, gừng là vị thuốc tuyệt vời giúp điều trị và ngăn ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột.

1.3. Ngăn ngừa tình trạng buồn nôn

Tính cay, ấm của gừng sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ khí tích tụ trong ruột và trung hòa axit dạ dày. Bởi vậy, nhiều người trên xe khách thường ăn mứt gừng nhằm giảm cảm giác buồn nôn, nhức đầu. Ngoài ra, bà bầu bị ốm nghén có thể dùng một lượng nhỏ gừng tươi để giảm buồn nôn, khó chịu và giúp ăn ngon miệng hơn.

1.4. Giúp xương chắc khỏe hơn

Gừng có chứa một hợp chất chống viêm mạnh mẽ được gọi là Gingerol. Chất này có tác dụng giảm đau khớp, đặc biệt rất tốt cho người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều mứt gừng tránh công dụng đi ngược lại với mong muốn. Bạn còn ngần ngại gì nữa mà không thực hiện ngay cách làm mứt gừng ngọt thơm cho gia đình.

1.5. Điều trị cảm lạnh

Gừng được biết đến như một loại dược liệu tuyệt vời giúp chữa trị bệnh cảm lạnh. Với đặc tính làm ấm, gừng sẽ làm nóng cơ thể, kích thích mạch máu giãn nở, thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi nhanh hơn, giúp đào thải độc tố và giảm các triệu chứng cảm lạnh. Bên cạnh đó, gừng còn là liều thuốc điều trị bệnh viêm họng và viêm phế quản rất hiệu quả.

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Mứt gừng còn là liều thuốc chữa bệnh cảm ngày, đặc biệt vào các ngày Tết

1.6. Nâng cao sức đề kháng

Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Chính vì thế, mứt gừng giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh mãn tính như huyết áp, bệnh tim, phổi và ngăn ngừa lão hóa.

2. Những cách làm mứt gừng cho ngày Tết thêm tròn vị

Trong những ngày Tết hay những dịp đặc biệt, nếu có một đĩa mứt Tết hấp dẫn để vừa nhâm nhi vừa trò chuyện cùng gia đình thì chắc chắn không khí sẽ vui vẻ và ấm áp hơn nhiều. Dưới đây là các cách làm mứt gừng ngọt thanh khiến ai cũng thích mê mà còn cũng rất đơn giản.

2.1. Cách làm mứt gừng truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt gừng truyền thống

  • 5 củ gừng

  • Đường cát trắng

  • Chanh

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Cách làm mứt gừng khô truyền thống đơn giản chuẩn vị Tết xưa

Hướng dẫn cách làm mứt gừng khô truyền thống

  • Bước 1: Cắt gừng thành từng lát mỏng khoảng 1-2 mm rồi ngâm gừng vào nước cùng ½ quả chanh.

  • Bước 2: Tắt bếp, đem gừng rửa sạch và cho gừng vào nồi đặt lên bếp đun sôi trong 15 phút. Tắt bếp, lấy gừng ngâm với nước đá lạnh khoảng 10 phút thì rửa sạch và để ráo nước.

  • Bước 3: Tiếp tục cho gừng và vắt nước cốt chanh vào nồi nước đun sôi trong 15 phút. Sau đó, vớt gừng ra tô và thêm 200g đường rồi trộn đều ướp trong 4 tiếng.

  • Bước 4: Đem hỗn hợp đun trên lửa vừa cao, khi nước đường bắt đầu đặc lại thì giảm lửa và nhớ đảo gừng liên tục để tránh bị cháy. Khi đường khô và kết tinh thành bột màu trắng dính vào miếng gừng là mứt gừng đã hoàn thành.

Thành phẩm

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được lớp đường trắng ngọt ngào bao phủ bên ngoài kết hợp với vị cay the của gừng. Đây là món ăn cực kỳ thích hợp trong dịp Tết, vừa giúp giữ ấm cơ thể mà còn tốt cho sức khỏe.

2.2. Cách làm mứt gừng lát đỏ độc lạ

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt gừng đỏ

  • Gừng

  • 2 quả chanh

  • 3-5 quả củ dền

  • Đường, muối

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Cách làm mứt gừng đỏ độc đáo giúp Tết thêm nổi bật

Hướng dẫn cách làm mứt gừng đỏ đẹp mắt

  • Bước 1: Gừng gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng lát rồi ngâm vào nước có pha 1 thìa muối và nước cốt chanh. Củ dền gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn rồi đem đi ép lấy nước.

  • Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho gừng vào đun cho tới khi sôi thì vắt 1 quả chanh vào. Tiếp theo, vớt gừng đã thái lát ra, rửa lại bằng nước sạch, sau đó tiếp tục luộc gừng khoảng 10 phút trên lửa vừa thì tắt bếp, đem đi rửa sạch lần nữa và để ráo.

  • Bước 3: Trộn đều gừng, nước ép củ dền và 500g đường vào tô rồi đậy lại hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại qua đêm. Sau đó, đặt chảo lên bếp rồi cho gừng đã ngâm vào chảo đun trên lửa nhỏ, liên tục đảo đều đến khi đường kết tinh lại là hoàn thành.

Thành phẩm

Mứt gừng có màu đỏ tự nhiên đẹp mắt từ củ dền, vị cay the của gừng và vị ngọt của đường cực kỳ thơm ngon. Hãy vào bếp và thể hiện kỹ năng làm món mứt gừng lạ mắt này để chiêu đãi những người thân yêu nhé!

2.3. Cách làm mứt gừng dẻo

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt gừng dẻo

  • Gừng

  • 2 quả chanh

  • Đường, muối

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Cách làm mứt gừng thơm dẻo chỉ với vài bước đơn giản dưới đây

Hướng dẫn cách làm mứt gừng miếng dẻo đẹp mắt

  • Bước 1: Gừng gọt vỏ, cắt lát hoặc miếng vừa ăn (tuỳ thích) rồi cho vào tô nước muối ngâm khoảng 24 tiếng để gừng bớt cay.

  • Bước 2: Vớt gừng ra, vắt cho ráo nước, sau đó tiếp tục cho vào tô nước có pha nước cốt của 1 quả chanh và ngâm khoảng 6 tiếng và rửa sạch 5-6 lần với nước.

  • Bước 3: Đặt nồi lên bếp, thêm nước ngập nồi rồi đun sôi gừng khoảng 10 phút. Sau đó, đem gừng rửa lại bằng nước sạch, đun sôi lại lần thứ hai trong khoảng 10 phút thì tắt bếp để ráo nước.

  • Bước 4: Cho 300g đường trộn đều với gừng cho đến khi đường tan rồi ướp khoảng 5-8 tiếng.

  • Bước 5: Đun gừng trên lửa nhỏ, thêm khoảng 150ml nước lọc với lửa nhỏ khoảng 25 phút đến khi đường khô thì tắt bếp là hoàn thành.

Thành phẩm

Mứt gừng lát có mùi thơm đặc trưng, ​​vị ngọt the không quá cay giúp ngày Tết thêm ấm áp. Ngoài công dụng dùng trong dịp Tết, mứt gừng còn được dùng cho các mẹ bỉm tã để làm ấm bụng hoặc những người bị chứng khó tiêu giúp dễ chịu hơn.

2.4. Cách làm mứt gừng mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt gừng mật ong

  • Gừng

  • Đường phèn

  • Chanh, mật ong và vani

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Cách nguyên liệu cần thiết để làm món mứt gừng mật ong ấm bụng

Hướng dẫn cách làm mứt gừng mật ong

  • Bước 1: Gừng cắt lát và đem đi đun sôi tương tự như cách truyền thống, rửa sạch rồi để ráo nước.

  • Bước 2: Cho gừng vào tô, thêm đường, vani và mật ong trộn đều cho đến khi thấm.

  • Bước 3: Cho toàn bộ mứt vào chảo và đảo đều cho đến khi mứt khô hoàn toàn.

Thành phẩm

Vị ngọt ngọt của mật ong đã làm cho món mứt gừng ngày Tết dễ ăn hơn, không quá cay trẻ nhỏ cũng có thể ăn được. Hãy vào bếp và trổ tài với món này để trưng bày chiêu đãi ngày Tết bạn nhé.

Xem thêm: Trà Gừng Có Tác Dụng Gì? Cho Thêm Nguyên Liệu Này Uống Tốt Hơn Cả Thảo Dược

3. Hướng dẫn gừng tươi và lưu ý khi làm giúp mứt gừng thêm ngon

Khi thực hiện các cách làm mứt gừng, bạn nên chọn những củ gừng tươi, không quá già mà cũng không quá nóng và không có quá nhiều nhánh để dễ bóc vỏ hơn.

Một số lưu ý giúp mứt gừng giữ được hương vị lâu hơn và đảm bảo độ ngon của mứt:

  • Không đun với lửa to: Bạn tuyệt đối không nên dùng lửa lớn vì sẽ khiến mứt bị cháy hoặc không khô hoàn toàn, khiến đường không kết tinh.

  • Đo lường thành phần: Tỷ lệ đường và mứt lý tưởng là 1 đường 2 gừng, nếu làm nhiều hơn thường khó thành công hơn.

  • Cắt gừng phù hợp: Bạn cũng có thể cắt gừng mỏng hơn hoặc dày hơn theo sở thích của mình. Ngoài ra, mứt gừng còn một số kiểu dạng khác như hình vuông, hình chữ nhật,… mà bạn có thể tham khảo.

4. Cách bảo quản mứt gừng đúng cách để giữ trọn hương vị

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Cất trong bình thuỷ tinh và đậy nắp tránh tiếp xúc với không khí sẽ giúp mứt gừng giữ được lâu hơn

Bên cạnh các cách làm mứt gừng, bạn cũng nên tham khảo cách bảo quản sau đây để mứt gừng giữ được hương vị thơm ngon nhất:

  • Cho vào lọ thủy tinh: Cho mứt gừng vào lọ thủy tinh nhớ đậy nắp kín giúp ngăn không khí lọt vào và bảo quản mứt tốt nhất.

  • Bảo quản nơi khô ráo: Đặt hũ mứt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao, điều này sẽ giúp mứt gừng giữ được độ ẩm và không bị khô hoặc nát.

  • Bỏ trong ngăn mát tủ lạnh: Nếu muốn bảo quản mứt lâu hơn, bạn có thể đặt hũ mứt vào tủ lạnh với nhiệt độ từ 10-15 độ C, không chỉ giúp mứt tươi lâu hơn mà còn tăng thời gian bảo quản.

  • Những lưu ý khi sử dụng: Chỉ lấy ra một lượng vừa đủ để ăn và tránh để mứt tiếp xúc nhiều với không khí. Không cho mứt thừa trở lại lọ sau khi lấy ra để tránh làm giảm chất lượng cũng như độ tươi của mứt.

5. Ăn mứt gừng có giúp giảm cân không?

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng, nếu chỉ có gừng mà không có các chất phụ gia khác thì gừng có tác dụng giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, khi chế biến thành mứt có quá nhiều đường, khả năng giảm cân và duy trì cân bằng cân nặng của gừng sẽ giảm tới 2/3.

Với những người muốn duy trì cân nặng ổn định thì nên ăn mứt gừng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, có một phương pháp giúp bạn ăn mứt gừng mà không lo béo, đó là cách làm mứt gừng giảm cân tại nhà.

Xem thêm: Uống Nước Gừng Mật Ong Hàng Ngày Có Tốt Không?

6. Ăn mứt gừng nhiều có tốt hay không?

Dù là dược liệu để chữa bệnh nhưng gừng vẫn có thể có những tác dụng nghiêm trọng đối với sức khỏe khi sử dụng nhiều quá mức mà ít người biết đến, cụ thể như sau:

Cách làm mứt gừng thanh ngọt thơm nồng, nhâm nhi ấm lòng ngày Tết

Hạn chế ăn mứt gừng quá nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ trong ngày Tết

6.1. Gây loãng máu

Ăn quá nhiều gừng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu diễn ra chậm hơn và thậm chí có thể gây loãng máu. Có thể nói đây là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với người đang bị bệnh tiểu đường.

6.2. Rối loạn nhịp tim

Dùng gừng với liều lượng cao có thể gây tim đập nhanh hoặc tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng quá nhiều gừng trong thời gian dài, đặc biệt nhiều người thường uống rượu ngâm gừng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.

6.3. Làm khô da và ngứa rát

Da khô và ngứa cũng là một trong những tác dụng phụ của việc sử dụng quá nhiều sản phẩm từ gừng. Tình trạng này thường bắt đầu ở vùng mặt và sau đó lan sang các vùng khác trên cơ thể, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da.

6.4. Gây dị ứng

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có khả năng gây ra một số phản ứng như khó thở, tắc nghẽn đường thở, sưng môi và lưỡi, phát ban hoặc nổi mề đay. Nếu rơi vào những trường hợp này, bạn cần ngừng sử dụng gừng và đến bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời nhé.

Chỉ vài thao tác đơn giản, những cách làm mứt gừng ngọt thanh trên đây luôn được nhiều chị em áp dụng để chiêu đãi khách trong dịp Tết này. Không chỉ là món ăn tuổi thơ của người dân Việt Nam, mứt gừng còn chứa đựng nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà bạn nên chuẩn bị sẵn giúp cái Tết Giáp Thìn thêm ý nghĩa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *