Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đa dạng, mỗi vùng miền sẽ có những nét văn hóa độc đáo khác nhau và món ăn ngày Tết cũng vậy. Do đó, dù bạn có làm gì hay ở đâu cũng đừng bỏ qua những món ngon này giúp cái Tết thêm tròn vị ý nghĩa.
1. Các món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ Bắc – Trung – Nam
Ở nước ta, mỗi vùng miền đều có một mâm cỗ Tết mang những nét đặc trưng khác nhau, điều này đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực Tết phong phú và đa dạng chỉ có ở Việt Nam.
1.1. Các món ăn ngày Tết trong mâm cỗ miền Bắc
Trong văn hóa ẩm thực của Hà Nội, người xưa luôn ưa chuộng hình thức nên mâm cỗ ngày Tết cần được chuẩn bị thật kỹ càng và đẹp mắt. Dù có trải qua bao nhiêu thời kỳ khác nhau, các dịp lễ Tết Nguyên Đán ở miền Bắc vẫn giữ được nét truyền thống của người Việt. Dưới đây là những món ngon ngày Tết không thể thiếu trong văn hoá miền Bắc:
Bánh Chưng
Bánh chưng là món ăn có tuổi đời lịch sử lâu dài trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Vì vậy, món ăn này luôn được nhìn thấy trong mọi bữa cơm gia đình miền Bắc vào đầu năm mới. Chiếc bánh tượng trưng cho đất trời và được dùng để bày tỏ lòng biết ơn của Lang Liêu đối với vị Vua Hùng thứ 16.
Xôi gấc
Theo quan niệm cổ xưa, màu đỏ là màu của sự may mắn, tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi. Vì thế, những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là Tết nhất định phải có một đĩa xôi gấc trong các mâm cỗ.
Dưa hành
Trong mâm cỗ của người Việt có rất nhiều món ngon ngày tết, một trong những món ăn dân dã có vị trí đặc biệt trong bữa cơm truyền thống của người miền Bắc đó chính là dưa hành, hay còn gọi là muối chua.
Giò lụa
Trong vị trí trung tâm mâm cỗ ngày Tết, giò lụa dường như là một trong những món ăn không thể thiếu. Theo như văn hoá ẩm thực, giò lụa mang ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, do đó mà món ăn này không thể thiếu trong mỗi bữa cơm đầu năm.
Thịt gà luộc
Tuy món ăn đơn giản nhưng không thể thiếu trong bữa cơm Tết của nhiều người miền Bắc. Vị ngọt, thơm của miếng gà ăn kèm với lá chanh, chấm với nước muối ớt chua chua ngọt ngọt tạo nên một hương vị đặc trưng khó quên.
Nem rán
Bên ngoài vàng ruộm và bên trong nhân thịt, nem rán được xem là món ăn ngày tết độc đáo, hấp dẫn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Bắc. Món ăn này được nhiều người yêu thích và còn được coi là “tinh tuý” của văn hoá ẩm thực Việt Nam.
1.2. Các món ăn ngày Tết trong mâm cỗ miền Trung
Nếu ở miền Bắc, người ta đón xuân bằng cành đào, bánh chưng, thịt gà luộc và dưa hành. Thì đối với miền Trung, người dân cũng rộn ràng đón xuân với cành mai vàng, bánh tét, thịt ngâm mắm, nem chua,…
Bánh tét
Theo dân gian, bánh tét có nghĩa là sự hội tụ của đất trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu như miền Bắc có bánh chưng gói lá dong thì bánh tét miền Trung lại gói bằng lá chuối và ăn cùng củ kiệu.
Nem chua
Nếu có dịp đón Tết ở miền Trung, bạn sẽ được người dân nơi đây chiêu đãi vài ngụm rượu và vị chua chua ngọt ngọt của nem chua. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo và ướp gia vị cho thấm rồi bọc trong lá ổi để vài ngày cho có vị chua, ngọt, cay.
Dưa món
Nếu miền Bắc có món dưa hành vào dịp Tết thì miền Trung lại ăn dưa món. Sự kết hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau như củ kiệu, củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ,… giúp hoà quyện hương vị trong mâm cơm ngày Tết.
Tôm chua
Một món ăn không thể không nhắc tới của người miền Trung khi đến tháng Giêng đó là tôm chua, một đặc sản của Huế. Vị ngọt của tôm, vị béo ngậy của thịt đã tạo nên một “bản giao hưởng của hương vị” hấp dẫn đến mức ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Chả bò
Dù ở bất kỳ gia đình nào, mâm cỗ miền Trung cũng sẽ xuất hiện món chả bò nằm ở vị trí trung tâm. Với đủ vị mặn, ngọt, cay hòa quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen khiến du khách chết mê chết mệt với món này.
Thịt ngâm mắm
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, thịt ngâm nước mắm được xem là món ăn đặc trưng của người miền Trung. Món thịt này có vị mặn ngọt, thường được ăn kèm với dưa chua, củ kiệu chua ngọt hoặc cuốn bánh tráng với rau sống.
Bánh tráng cuốn
Nếu nhắc đến miền Trung mà bỏ qua món bánh tráng cuốn là một sai lầm hối tiếc về sau, đặc biệt vào các ngày lễ Tết. Chỉ với các nguyên liệu như rau sống, thịt ngâm mắm, chả bò cùng với nước mắm pha chua ngọt cũng đã khiến bạn mê đắm với món này.
1.3. Những món ăn ngày Tết trong mâm cỗ miền Nam
Miền Nam là vùng có nền kinh tế phát triển, đa văn hóa nên ẩm thực nơi đây được du nhập và pha trộn từ nhiều nơi. Tuy nhiên, dù có biến tấu đến mấy thì những ngày đầu năm mới cũng không thể thiếu những món ngon ngày tết này:
Thịt kho nước dừa
Trong vô vàn món ngon đậm đà, món Tết truyền thống nổi tiếng nhất của người miền Nam có lẽ là thịt kho nước dừa. Những ngày cận Tết, ngoài việc nấu bánh tét, các hộ gia đình miền Nam thường chuẩn bị một nồi thịt heo khìa nước dừa để ăn trong những ngày này.
Củ kiệu tôm khô
Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét mà kết hợp với tôm khô tạo thành hương vị khó quên. Với vị ngọt ngọt chua chua cũng khiến người con Việt Nam ăn một lần nhớ mãi về sau.
Bánh tét
Khác với miền Trung, bánh tét miền Nam được cải tiến thành hai loại bánh là nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn, ngoài nguyên liệu truyền thống là đậu và thịt mỡ, nhiều nhà hàng còn bổ sung thêm trứng muối và xúc xích để tăng thêm nhiều hương vị khác nhau. Còn đối với bánh ngọt sẽ có nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh,… tạo nên màu sắc bắt mắt người ăn.
Canh mướp đắng nhồi thịt
Đối với mỗi gia đình miền Nam, canh mướp đắng nhồi thịt là món ăn quen thuộc hàng ngày. Và nó còn được dùng trong các dịp lễ Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn vượt qua, cầu mong cho năm mới bình an và thịnh vượng.
Dưa cải chua
Với đặc tính mát và vị giòn thơm ngon, dưa cải chua được nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày Tết. Nguyên liệu chính làm nên dưa cải chua bao gồm cải chua, giá đỗ, hẹ, cà rốt rất bổ dưỡng cho cơ thể trong những ngày ăn nhiều giàu mỡ.
Lạp xưởng
Một trong những món ăn ngày tết phổ biến ở miền Nam mà ai cũng biết đó là lạp xưởng. Lạp xưởng có thể được chế biến theo nhiều cách như luộc, chiên hoặc nướng trước khi ăn. Mùi vị đặc trưng của món ăn khiến ai nhìn cũng thèm.
Xem thêm: Chia Sẻ 4 Cách Nấu Súp Gà Giảm Cân Cho Vóc Dáng Thon Gọn Đón Tết
2. Gợi ý các món ăn chống ngán ngày Tết dễ làm cho cả nhà thưởng thức
Bên cạnh các món ăn ngày tết, chị em cũng nên chuẩn bị cho gia đình những thực đơn món ngon chống chán giúp cân bằng lại khẩu vị. Dưới đây là các gợi ý các món ăn độc lạ giúp thay đổi vị giác trong những ngày đầu năm:
2.1. Gỏi gà củ sen
Đổi mới thực đơn gia đình trong dịp lễ Tết với món gỏi gà củ sen, với sự kết hợp giữa củ sen và chân gà dai dai ướp cùng gia vị chua cay, ngọt ngọt tạo nên hương vị khó quên.
2.2. Gân bò trộn cóc non
Gân bò trộn cóc non đang là món ăn vặt khá hot thời gian gần đây bởi vị cay cùng vị chua ngọt vừa phải khiến ăn quài không chán. Bên cạnh đó, đây là món ăn ngày tết rất thích hợp để chiêu đãi khách, nhấp miếng bia cùng với chút gân gò là thấy nhức nhối liền.
2.3. Gỏi cuốn tôm thịt
Được coi là món ăn bình dân xuất hiện trong các ngày bình thường nhưng đây cũng là món ăn “cứu nguy” dạ dày của bạn trong những ngày Tết ngập tràn các món béo ngậy. Chỉ cần 1-2 cuốn cũng đủ khiến bạn no nê và giúp cân bằng lại vị giác.
2.4. Cá chép om dưa
Món cá chép om dưa vào những ngày Tết tràn đầy dầu mỡ là một ý tưởng không tồi. Đây là món ngon được ưa chuộng bên cạnh các món ăn ngày Tết ở miền Bắc, bên cạnh đó nó còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe mọi người.
2.5. Bắp bò ngâm chua ngọt
Bắp bò ngâm nước mắm chua ngọt ăn cùng củ kiệt trong dịp Tết phải nói là đỉnh của chóp. Từ hương vị cho đến màu sắc cũng đã khiến người mọi người xung quanh phải khen ngon tấm tắc.
2.6. Salad bắp cải cà rốt
Salad bắp cải cà rốt giòn giòn cùng với vị mặn ngọt hòa quyện rất vừa miệng, dễ ăn. Với món này, bạn có thể kết hợp ăn cùng với các món ăn ngày Tết giúp cho bữa cơm gia đình chống nhàm chán trong những ngày đầu năm.
2.7. Thạch trái dừa
Chắc chắn một điều rằng, sau những bữa cơm gia đình ngày Tết thì ai cũng sẽ thèm những món tráng miệng. Để giải khát trong mùa này, thạch trái dừa là giải pháp hiệu quả nhất. Không chỉ người lớn, tất cả trẻ em cũng sẽ mê mệt với món tráng miệng thơm ngon này!
Xem thêm: TOP 15+ Nước Uống Giảm Cân Hiệu Quả Từ Tự Nhiên Đánh Tan Mỡ Bụng Đón Tết
3. Những lưu ý giúp bạn ăn uống lành mạnh trong kỳ nghỉ Tết
Đối với những ngày đầu năm mới, việc có vô số món ăn ngày Tết khiến nhiều người biếng ăn, thậm chí có người béo phì. Bởi vậy, để đón cái Tết Nguyên Đán ý nghĩa nhất bạn nên lưu ý một số bí quyết ăn uống lành mạnh dưới đây.
3.1. Ăn sáng đầy đủ
Tết dù bận rộn đến mấy cũng không nên bỏ bữa sáng, bởi đây là một trong những mẹo đơn giản nhất để đảm bảo sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, mỗi buổi sáng là giai đoạn trao đổi chất trong cơ thể, giúp bạn đốt cháy calo suốt cả ngày.
3.2. Kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày
Dù bạn ăn ở nhà hay đi chơi dự tiệc, hãy chủ động kiểm soát lượng thức ăn mình ăn để đảm bảo ở mức vừa đủ, không dư cũng không thiếu. Lưu ý, việc di chuyển nhiều nơi hoặc đi chúc Tết khiến bạn có xu hướng ăn nhiều bữa hơn mà không hề nhận ra đấy.
3.3. Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ
Trong các ngày đầu năm, người ta thường chuẩn bị những món ăn ngày tết và cầu kỳ hơn bình thường, do đó mà xuất hiện nhiều món dầu mỡ gây ra triệu chứng chướng bụng. Ngoài ra, một số món ăn còn sử dụng tim, gan, thận dễ làm tăng lượng cholesterol trong máu.
3.4. Chú ý đến hàm lượng protein
Với các món ăn ngày tết sẽ thường chứa nhiều chất đạm và chất béo từ các món thịt, cá, giò, chả, nem,… Do đó, việc bổ sung protein không được nhiều người chú ý tới khiến cơ thể mệt mỏi vào những ngày này.
3.5. Không nên lưu trữ nhiều thực phẩm trong nhà
Trong dịp Tết, mọi người thường có xu hướng dự trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh để thuận tiện hơn trong các ngày mùng. Nhưng bạn cần hiểu rằng việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khiến bạn ăn nhiều hơn và có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn.
3.6. Hạn chế ăn uống đồ ngọt
Đối với dịp Tết Nguyên Đán, mọi người thường có xu hướng tiêu thụ quá nhiều đường từ bánh kẹo, nước ngọt, trái cây sấy khô… Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh lý tiểu đường.
3.7. Đảm bảo uống đủ nước
Việc uống đủ nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải và giúp chuyển hóa chất béo nhanh chóng hơn. Vì vậy, việc giữ nước cho cơ thể là điều rất cần thiết để có sức khỏe tốt mỗi dịp Tết đến Xuân về.
3.8. Bổ sung đầy đủ chất xơ
Rau xanh, trái cây là thực phẩm tốt giúp cung cấp nhiều dưỡng chất vitamin cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Lượng chất xơ và nước sẽ giúp bạn no lâu và hạn chế ăn các thực phẩm giàu calo khác. Do đó, để những ngày Tết luôn khỏe mạnh thì việc bổ sung chất xơ là rất cần thiết.
3.9. Hạn chế tiêu thụ muối
Khi nấu nướng và chế biến thức ăn, hãy sử dụng muối hoặc các gia vị có vị mặn một cách tiết chế nhất tránh tình trạng tăng huyết áp mà làm mất cuộc vui. Thay vào đó, hãy chọn rau và trái cây tươi thay vì thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo hoặc muối.
3.10. Hạn chế sử dụng rượu bia
Rượu và đồ uống có cồn thường được phục vụ trong các bữa tiệc đầu năm mới. Tuy nhiên, chúng gây hại nhiều hơn có lợi cho cơ thể do đó mà bạn nên cân nhắc liều lượng của mình để đảm bảo an toàn về mọi mặt nhé.
Ngày nay, tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà món ăn ngày Tết sẽ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều. Và cho dù có đi xa đến đâu, bữa cơm Tết vẫn luôn mang một ý nghĩa thiêng liêng trong tâm hồn của người Việt Nam bạn nhé.