Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Nếu bạn đang cảm thấy chán ngán các món ăn nhiều dầu mỡ, đầy thịt thà thừa mứa trên mâm cỗ ngày Tết thì bánh chưng chay là giải pháp hoàn hảo mà bạn không nên bỏ qua. Chỉ mất vài phút bên bếp lửa hồng là bạn đã có thành phẩm ngon tuyệt vời khó ai mà cưỡng lại được.

1. Hướng dẫn cách làm bánh chưng chay ngon bổ rẻ đơn giản tại nhà

Bạn đang ngán ngẩm các món ăn đầy dầu mỡ mùa Tết thì sao không thử trổ tài ngay cách làm bánh chưng chay đơn giản dưới đây.

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Cách làm bánh chưng chay đơn giản tại nhà mà vẫn thơm ngon chuẩn vị Tết

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng chay

Những nguyên liệu cần chuẩn bị trước với khẩu phần là 10 chiếc bánh chưng:

  • 4kg gạo nếp cái hoa vàng

  • 1kg đậu xanh đã bỏ vỏ

  • 50 chiếc lá dong hoặc lá chuối

  • 800g lá rau ngót

  • 50ml dầu ăn

  • Dây lạt

  • Muối, hạt tiêu, bột nêm nấm

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Những nguyên liệu cần thiết để làm bánh chưng chay siêu ngon

Những mẹo chọn nguyên liệu để thành thẩm ngon, dẻo và thơm hơn:

  • Gạo nếp: Nên chọn loại có hạt đều, bóng, căng mọng, có màu trắng và mùi thơm nhẹ. Hoặc bạn có thể chọn loại gạo nếp theo sở thích của mình.

  • Đậu xanh: Cũng chọn giống như gạo nếp, bạn nên chọn loại có hạt đều, ít hạt dẹt, hạt chắc và bên trong có màu vàng tươi.

  • Lá dong hoặc lá chuối: Bạn nên chọn những lá còn tươi, có màu xanh đậm (lá đã già có thể sẽ bị rách khi gói), lá to và rộng.

  • Dây lạt buộc bánh chưng: Nên chọn loại dài, mỏng, để lạt buộc mềm và dai thì có thể đem đi ngâm nước trước khi buộc bạn nhé.

1.2. Các bước làm bánh chưng chay

Sơ chế gạo nếp

Gạo nếp vo sạch rồi ngâm vào nước rau ngót xay khoảng 6-8 tiếng để sau khi luộc bánh có màu xanh đẹp mắt. Sau khi ngâm đủ thời gian, vớt ra, để ráo nước rồi trộn đều cùng với 2 thìa muối và 2 thìa bột nêm chay.

Cách làm nhân bánh chưng chay

Bạn cần ngâm đậu xanh trong nước khoảng 2 – 3 tiếng rồi đem nấu chín. Tiếp theo, trút bỏ hết trong cối và dùng chày giã cho đến khi mịn (nếu trong nồi vẫn còn nhiều nước thì chắt bớt nước). Sau đó cho dầu ăn, muối, tiêu vào trộn đều rồi chia thành 10 khẩu phần bằng nhau.

Sơ chế lá dong hoặc lá chuối

Lá dong cần đem đi rửa sạch và để ráo. Tuy nhiên, để bánh làm ra có thể bảo quản lâu hơn thì nên trụng sơ lá qua nước nóng để khử trùng vi khuẩn và tránh ẩm mốc về sau.

Cách gói bánh chưng chay

Gấp lá thành các góc vuông và cẩn thận đặt chúng vào khuôn (bạn có thể chọn khuôn theo tỷ lệ mình mong muốn). Tiếp theo, dùng chén múc gạo nếp (chỉ khoảng 2/3 chén) cho vào khuôn dàn đều. Bước tiếp theo là cho nhân đậu xanh vào chính giữa rồi phủ thêm một lớp xôi để lấp hết phần nhân.

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Cách gói bánh chưng chay vuông vức, gọn gàng và đẹp mắt

Cuối cùng, bạn dùng tay ấn từ ngoài vào để tạo hình bánh, lấy khuôn ra và dùng dây buộc bánh lại. Bạn nên chú ý khi gói bánh phải ấn thật chắc để bánh không bị bung ra và sau khi luộc bánh sẽ ngon hơn. Bạn cũng có thể gói bánh bằng tay nhưng phải ấn bánh thật chặt nên người gói bánh sẽ khó khăn hơn.

Công đoạn nấu bánh chưng chay

Bạn cho bánh chưng đã gói vào nồi ngay ngắn để tránh bị nát, đổ nước ngập mặt bánh rồi nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 6 – 8 tiếng. Để hạn chế hiện tượng cháy bánh nếu lửa quá lớn, bạn nên lót phần lá gói bánh còn thừa và cuống lá dưới đáy nồi.

1.3. Thành phẩm

Sau khi hoàn thành, bạn sẽ có chiếc bánh chưng chay thơm ngon và vỏ bánh xanh đẹp mắt. Cắn một miếng và cảm nhận hương vị thơm ngon của nếp cùng với vị béo ngậy đậm đà của đậu xanh đã tạo nên “bản hoà tấu” tuyệt vời. Nếu ngán có thể ăn kèm củ kiệu hoặc dưa cải muối, và nếu thích độ giòn của vỏ bánh thì có thể chiên trên lửa nhỏ.

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Bánh chưng chay với vị ngọt của nếp, béo của đậu xanh tạo nên hương vị khó quên

2. Gợi ý 8 loại bánh chưng chay biến tấu cực độc mà cũng cực ngon

Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, người Việt còn có nhiều biến thể độc đáo của bánh chưng chay cho ngày Tết cổ truyền. Nếu bạn đang muốn tạo sự khác biệt và độc lạ cho dịp Xuân này thì hãy thử ngay các món bánh sau đây:

2.1. Bánh chưng chay nhân nấm

Món ăn này rất quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những người ăn chay hoặc ăn kiêng. Gạo nếp trắng sạch vo thật sạch, đậu xanh gọt vỏ thật sạch rồi nêm nếp như bình thường. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở phần nhân sẽ có thêm phần nấm giúp món ăn thêm phần thanh nhã nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng.

2.2. Bánh chưng nếp nương lá riềng

Điện Biên có vị trí địa lý đắc địa, đất đai màu mỡ đã sản sinh ra nhiều sản phẩm thơm ngon và quý hiếm, một trong số đó là bánh chưng chay nếp nương lá riềng. Loại bánh chưng này được làm từ những hạt gạo nếp dài, tròn trịa, mỗi hạt trông như mười hạt nên dù có ninh nhừ đến đâu thì vẫn giữ được hình dáng của hạt gạo.

2.3. Bánh chưng nếp cẩm

Biến thể bánh chưng này còn được gọi với cái tên khác là bánh chưng đen. Đây là món ăn truyền thống của người Tày được làm từ hạt nếp đen của vùng Tây Bắc. Điểm đặc biệt nhất là nó có màu đen độc đáo cùng với hương vị của nếp cẩm thơm ngon, mềm dẻo mà bạn không nên bỏ lỡ dịp Tết này.

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Bánh chưng nếp cẩm bắt mắt và độc đáo bởi màu sắc, hương vị đậm đà

2.4. Bánh chưng ngũ sắc

Biến thể bánh chưng độc đáo này chắc chắn có thể làm thay đổi hương vị và hình thức của bánh chưng ngày Tết. Món ăn này có 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ý nghĩa mang lại may mắn, bình an cho năm mới. Bánh chưng chay ngũ sắc không chỉ độc đáo về màu sắc mà còn có hương vị rất thơm, hòa quyện của 5 hương vị khác nhau nên ăn mãi không ngán.

2.5. Bánh chưng gấc đỏ

Song song với các loại bánh ngày Tết, bánh chưng gấc đỏ cũng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây cũng là loại bánh chay khá lạ và ít nơi làm để bán vì giá thành rất cao. Để gói bánh chưng gấc đỏ, cách gói vẫn như thông thường, vẫn dùng lá dong hoặc lá chuối để gói.

2.6. Bánh chưng cốm

Một món bánh chưng chay khác mà cũng được nhiều người yêu thích đó là bánh chưng cốm. Khi cắt bánh ra, bạn sẽ thấy 4 màu sắc hấp dẫn như màu trắng của gạo nếp, màu vàng của nhân đậu xanh, màu xanh của lá và màu xanh ngọc độc đáo của cốm.

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Bánh chưng cốm bắt mắt với hương vị thuần chay

2.7. Bánh chưng gạo lứt nếp đỏ

Chỉ với các nguyên liệu đậu xanh và gạo lứt nếp đỏ đã cho ra thành phẩm vô cùng thơm ngon phù hợp với những người ăn chay. Món ăn này không chỉ hấp dẫn nhờ hương vị đặc biệt mà còn bởi màu sắc hấp dẫn. Đặc biệt, loại bánh này thường thấy nhất ở vùng cao Điện Biên vì nơi đây nổi tiếng với gạo lứt nếp đỏ.

Xem thêm: Thực Hành Ngay Cách Nấu Chè Con Ong Bằng Mật Mía Để Trổ Tài Vào Dịp Tết

3. Cách bảo quản bánh chưng chay xuyên suốt mùa Tết

Có thể thấy, dù bánh chưng mặn hay chay thì việc bảo quản cũng khiến chị em đau đầu mùa Tết. Để tránh trường hợp phí phạm thức ăn, dưới đây là cách bảo quản bánh chưng đúng cách để giữ được lâu hơn.

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Cách bảo quản bánh chưng chay đúng cách để giữ được lâu hơn

3.1. Bảo quản trước khi mở gói

Trước khi mở gói, nếu muốn bảo quản bánh được lâu thì bạn nên để trong tủ lạnh, tuy nhiên bạn nhớ thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị mốc hay không. Việc bảo quản bánh trong tủ đông có thể để được khoảng 15 đến 20 ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên treo nơi thoáng mát trước khi bảo quản để bánh khô ráo và không còn đọng lại nước.

3.2. Bảo quản sau khi mở gói

Để bảo quản bánh chưng chay sau khi cắt hoặc bóc mở, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bánh và cho ngay vào tủ lạnh. Nếu bánh lấy từ trong tủ lạnh ra, bạn nên đem đi hấp hoặc chiên lại để món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, tránh trường hợp bị ngộ độc thực phẩm thì nên kiểm tra xem bánh chưng chay có bị ẩm mốc hay không nhé.

Xem thêm: Chia Sẻ 4 Cách Nấu Súp Gà Giảm Cân Cho Vóc Dáng Thon Gọn Đón Tết

4. Những câu hỏi thường gặp về bánh chưng chay ngày Tết

Bên cạnh cách nấu bánh chưng, một số người thường hay thắc mắc về món ăn để đảm bảo cái Tết toàn vẹn nhất. Dưới đây là giải đáp cho những câu hỏi thường gặp về bánh chưng chay:

Bất ngờ với cách làm bánh chưng chay ngon dẻo xanh, xem qua là biết làm ngay

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bánh chưng chay ngày Tết

4.1. Giá trị dinh dưỡng của bánh chưng là bao nhiêu?

Bánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời và gắn liền với ẩm thực truyền thống của dân tộc. Dù là bánh chưng chay hay mặn thì một miếng cỡ vừa sẽ nặng khoảng 114g, cung cấp 204 kcal, 5,6g chất béo, 4,7g protein, 33,9g chất đường. Có thể bạn chưa biết, một miếng như vậy thậm chí còn cao hơn một bát cơm trắng,

4.2. Người béo phì có nên ăn bánh chưng ngày Tết?

Mặc dù bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết nhưng đối với người béo phì cần hạn chế ăn món ăn này. Theo chuyên gia bác sĩ khuyên rằng, người béo phì chỉ nên ăn 200-250g carbohydrate (chất đường) mỗi ngày, tương đương 2 miếng bánh chưng chia làm 8 phần. Tuy nhiên, nếu ăn bánh chưng chay thì lượng protein sẽ giảm lại nên cũng không đáng lo ngại.

4.3. Ăn nhiều bánh chưng có sao không?

Với hàm lượng dinh dưỡng cao từ các thành phần bên trong, bánh chưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cơ thể giải nhiệt, bổ sung chất đạm, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi,…

Tuy nhiên, để tiêu thụ được 100g bánh chưng, bạn phải mất 24 phút chạy bộ hoặc 16 phút bơi lội. Thậm chí, lượng tinh bột và chất béo quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng khó tiêu, đau bụng. Ngoài ra, nguồn năng lượng cao của bánh chưng sẽ khiến cơ thể có cảm giác no lâu hoặc chướng bụng dẫn đến tình trạng lười biếng bỏ bữa, gây tổn thương cho dạ dày.

4.4. Bánh chưng bị mốc lá hoặc mốc một góc có còn ăn được không?

Vào tháng 1 mỗi năm, thời tiết thường rất nắng nóng cùng với đó bánh chưng là món ăn có độ ẩm cao, chứa nhiều thịt và mỡ nên rất dễ cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu bánh chưng bị mốc lá thì hãy lột bỏ phần lá hư và góc bánh bị ôi thiu rồi đem phần còn lại bỏ trong tủ lạnh, tốt nhất là nên ăn càng sớm càng tốt. Nếu ăn phải phần bánh bị mốc, ôi chua có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể làm ra chiếc bánh chưng chay thơm ngon, xanh dẻo khiến ai cũng tấm tắc khen ngon đấy. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thực phẩm thì cần bám sát với những lưu ý khi làm bánh tránh dẫn đến những tình trạng không đáng có mà làm mất vui ngày Tết bạn nhé.



bánh chưng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *