Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Những ai không nên dùng kỷ tử là điều mà nhiều người quan tâm. Kỷ tử là dược liệu phổ biến trong Đông Y với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Năm bắt được cách dùng cũng như đối tượng sử dụng phù hợp sẽ giúp kỷ tử phát huy tác dụng hiệu quả.

1. Kỷ tử là gì?

Kỷ tử là vị thuốc Đông y phổ biến với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đây là loại cây thuộc họ Cà và có nhiều tên gọi khác nhau là khủ khởi, câu khởi. Ở Việt Nam, có 2 loại kỷ tử quen thuộc, được sử dụng nhiều nhất là câu kỷ tử và hắc kỷ tử. Hai loại này được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.

Cây kỷ tử mọc thẳng đứng với thân cao từ 50 – 150cm. Lá cây có dáng dài thuôn trông giống lưỡi mác, không có cuống và mọc xen kẽ. Hoa của kỷ tử có màu tím đỏ đặc trưng, thường mọc ngay dưới lá.

Quả của cây kỷ tử là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc. Quả kỷ tử khi chín có màu đỏ cam hoặc đỏ tươi, kích thước khá nhỏ khoảng 0,5 – 2 cm và hình dạng thon dài, vỏ ngoài nhăn nheo. Khi sờ vào cảm giác mềm và mọng nước. Trong quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, B1, B2, C, magie, manga, sắt, kẽm và các dưỡng chất khác bao gồm cả chất đạm, chất béo, chất xơ và tinh bột.

Theo Đông y, quả kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có công dụng chống gió, bồi bổ gân cốt, bổ thận,… Với giá trị dinh dưỡng và những đặc tính như vậy, kỷ tử được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Kỷ tử được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y

2. Tác dụng của kỷ tử với sức khỏe

Trước khi biết được những ai không nên sử dụng kỷ tử hãy cùng điểm qua lợi ích khi sử dụng loại quả này. Kỷ tử được biết đến là vị thuốc dân gian hiệu quả, với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Một số tác dụng của kỷ tử phải kể đến: Chống lão hóa, cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân và cả tăng cường sinh lý.

2.1. Cải thiện trí nhớ

Chất betaine có trong kỷ tử khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành choline, có tác dụng phục hồi và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, kỷ tử có hàm lượng vitamin và khoáng chất tương đối dồi dào giúp cải thiện tinh thần, tăng thêm phần minh mẫn.

2.2. Chống lão hóa

Trong kỷ tử chứa nhiều vitamin C, chất xơ nhưng lại ít chất béo, có tác dụng hỗ trợ hạn chế nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, kỷ tử còn chứa Zeaxanthin, có khả năng chống lão hóa da, chống ung thư và bảo vệ gan một cách hiệu quả. Sử dụng kỷ tử thường xuyên có thể cải thiện làn da, mang lại làn da mịn màng và tươi trẻ.

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Kỷ tử có tác dụng chống lão hóa

2.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Kỷ tử có chứa một chất được biết đến với tên gọi là polysaccharides, có tác dụng kích thích, cân bằng hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, hỗ trợ chống lại virus và vi khuẩn, hạn chế tình trạng ốm vặt do thay đổi thời tiết.

2.4. Giảm cân

Một trong những tác dụng thú vị của kỷ tử là hỗ trợ giảm cân. Là loại quả có hàm lượng calo thấp, chứa nhiều chất xơ. Khi sử dụng kỷ tử giúp cơ thể có cảm giác no lâu, không gây tăng cân. Chị em nào có mong muốn giảm cân có thể uống trà kỷ từ như một phương pháp giữ dáng hiệu quả.

2.5. Tăng cường sinh lý

Kỷ tử còn được biết đến với tác dụng cải thiện sức khỏe sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Loại quả này giúp tăng nồng độ testosterone, có lợi trong việc cải thiện khả năng tình dục ở nam giới, tăng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng, hỗ trợ chữa hiện tượng di mộng tinh có thể gặp ở nam giới.

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Kỷ tử giúp tăng cường chức năng sinh lý

2.6. Tác dụng khác của kỷ tử

Bên canh những tác dụng của kỷ tử với cơ thể đề cập trên, loại quả này còn được coi là một dược liệu hiệu quả trong việc bảo vệ thị lực, hạn chế các triệu chứng cận thị, lão thị.

Với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chức năng sinh lý, kỷ tử rất thích hợp để những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém, thường xuyên bị suy nhược cơ thể sử dụng.

3. Những ai không nên dùng kỷ tử?

Kỷ tử có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên loại quả này có tính nóng, dễ sinh nhiệt, do đó bạn cần chú ý sử dụng kỷ tử phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, không phải ai cũng có thể sử dụng loại quả này. Bạn cần tìm hiểu những ai không nên dùng kỷ tử để xem mình có thuộc những trường hợp dưới đây không.

3.1. Người đang bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao

Kỷ tử có tính nóng, ngoài ra còn có khả năng làm ấm cơ thể. Bởi vậy, những người có triệu chứng nóng sốt, cơ địa nhiệt ấm, huyết áp cao không nên sử dụng kỷ tử. Nếu ăn hoặc uống nước kỷ tử trong tình trạng này sẽ khiến triệu chứng của họ tồi tệ hơn.

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Những ai không nên dùng kỷ tử – người bị sốt, thân nhiệt cao

3.2. Người bị tiểu đường

Kỷ tử là loại quả chứa tương đối nhiều đường, vì thế những người bị tiểu đường cần hạn chế sử dụng. Việc dùng kỷ tử có thể xảy ra mất cân bằng đường huyết. Với những người bị tiểu đường nếu muốn sử dụng kỷ tử cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

3.3. Người bị cường dương

Kỷ tử là một vị thuốc Đông Y có công dụng kích thích thần kinh và hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới. Trái lại, sử dụng quá nhiều kỷ tử có thể khiến người bị rối loạn cương dương bị hưng phấn quá mức, tăng chức năng sinh dục, gặp phản ứng xấu và gây hại cho cơ thể.

Với những ai không nên dùng kỷ tử cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các loại thức uống có chứa loại dược liệu này như nước táo đỏ kỷ tử, trà hoa cúc kỷ tử,…

3.4. Người đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác

Với những ai đang mắc các bệnh về huyết áp cao, tiểu đường hay dùng thuốc chống đông máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ có nên dùng kỷ tử không. Do kỷ tử có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc điều trị khác, làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc, thậm chí gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Người đang sử dụng thuốc điều trị không nên dùng kỷ tử

3.5. Ai không nên dùng kỷ tử – Người dị ứng với kỷ tử

Những người bị dị ứng với kỷ tử tuyệt đối không nên dùng loại quả này. Khi sử dụng, nếu bạn thấy các dấu hiệu như nổi mẩn, nổi mề đay, nôn ói hãy lập tức ngừng sử dụng và đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời. Cẩn thận khi sử dụng thực phẩm này kết hợp cùng các nguyên liệu khác trong các món ăn.

Biết được những ai không nên dùng kỷ tử giúp bạn sử dụng loại dược liệu này một cách hợp lý. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng không nên dùng kỷ tử, hãy tránh xa loại dược liệu này.

4. Sử dụng kỷ tử như thế nào là hợp lý?

Cùng với việc tìm hiểu những ai không nên dùng kỷ tử, việc tham khảo cách sử dụng kỷ tử cho hợp lý cũng được nhiều người quan tâm. Bởi loại quả này dù tốt đến mấy cũng không nên quá lạm dụng mà phải sử dụng hợp lý, phù hợp với sức khỏe của mọi người.

4.1. Nên dùng bao nhiêu kỷ tử mỗi ngày?

Theo nghiên cứu, mỗi ngày người trưởng thành có sức khỏe bình thường có thể dùng 8g – 15g kỷ tử. Số lượng này được xem là vừa đủ, có lợi cho sức khỏe, hệ miễn dịch và cung cấp đủ zeaxanthin nhằm chống lão hóa.

Kỷ tử rất phù hợp với những ai có sức đề kháng yếu, sức khỏe kém. Khi bắt đầu dùng kỷ tử cần kiên trì và sử dụng từng ít một trong ngày để khai thác tối đa tác dụng của thực phẩm này.

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Nên sử dụng 8 -15g kỷ tử là phù hợp

Tuy nhiên, kỷ tử cũng là vị thuốc tương đối kén người dùng. Bởi kỷ tử có tác dụng làm nóng cơ thể. Với những ai không nên dùng kỷ tử được đề cập bên trên cần hạn chế sử dụng ở mức tối đa, nếu có nhu cầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4.2. Nên dùng kỷ tử vào thời điểm nào?

Biết được ai không nên dùng kỷ tử mà không tìm hiểu thêm thời điểm sử dụng quả là thiếu sót. Để kỷ tử phát huy công dụng một cách tối đa, bạn cần lựa chọn thời điểm sử dụng phù hợp. Theo các chuyên gia, dùng kỷ tử sau khi thức dậy là phù hợp nhất. Bởi sau khi ngủ, cơ thể chúng ta có thể bị mất nước. Việc uống kỷ tử vào thời điểm này giúp cung cấp năng lượng, hạ huyết áp và thanh lọc gan. Ngoài ra, việc dùng kỷ tử còn giúp bạn tỉnh táo, tập trung trong công việc.

Bên cạnh đó, sử dụng kỷ tử sau khi ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, chiên rán cũng là cách để tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng dồn ứ thức ăn trong dạ dày.

Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Kỳ Tử Cần Nắm Rõ Để Tránh Rước Họa Vào Thân

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Thời điểm dùng kỷ tử tốt nhất là vào buổi sáng

5. Hướng dẫn cách pha trà kỷ tử

Kỷ tử tốt cho sức khỏe, trừ một số trường hợp đặc biệt thuộc nhóm ai không nên dùng kỷ tử.Nếu không thuộc nhóm này, bạn có thể pha trà kỷ tử để uống hàng ngày. Đây là thức uống đơn giản, dễ làm lại tốt cho sức khỏe. Thói quen uống trà kỷ tử giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng, thư giãn tinh thần. Cách pha loại trà này như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 15g kỷ tử
  • Nước đun sôi

Cách thức thực hiện:

  • Kỷ tử rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho kỷ tử vào ấm pha trà hoặc ly nước rồi rót nước sôi vào.
  • Ngâm kỷ tử từ 10 – 15 phút.
  • Rót trà kỷ tử ra và thưởng thức.

Trà kỷ tử đơn giản dễ uống, ngoài cách làm như trên, bạn có thể kết hợp cùng các nguyên liệu khác như hoa cúc, táo đỏ để tạo nên thức uống thơm ngọt, tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Cách Nấu Chè Hạt Sen Táo Đỏ Kỷ Tử Thanh Đạm, Ngọt Bùi, Ai Cũng Có Thể Trổ Tài

Những ai không nên dùng kỷ tử? 5 đối tượng này đặc biệt tránh xa

Cách pha trà kỷ tử đơn giản

Nắm bắt được ai không nên dùng kỷ tử giúp bạn xem xét được bản thân có phù hợp để sử dụng loại thuốc này hay không. Từ đó, đưa kỷ tử vào chế độ ăn uống phù hợp để bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *