Thực đơn ăn dặm bổ dưỡng cho bé không thể thiếu khoai lang. Ba mẹ hãy học cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi để đa dạng thực phẩm, dinh dưỡng cho bé. Công thức được chia sẻ bởi các chuyên gia dinh dưỡng, kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác giúp bé phát triển toàn diện.
1. Bé mấy tháng tuổi ăn được khoai lang?
Để thực hiện cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi đảm bảo dinh dưỡng thì các mẹ cần biết độ tuổi phù hợp của bé. Để ăn khoai lang thì bé có thể bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hoá của bé đã phát triển đầy đủ nên có thể xử lý được dinh dưỡng trong cháo khoai lang. Tuy nhiên khi kết hợp những thực phẩm khác như thịt bò, thịt lợn, tôm,… thì độ tuổi hợp lý nhất là 8 – 12 tháng tuổi.
2. Thành phần dinh dưỡng chứa trong khoai lang
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tuyệt vời về chất xơ, vitamin và chất khoáng. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng chứa trong 100 gam khoai lang:
-
Năng lượng: 119 Kcal
-
Protein: 0.8 gam
-
Lipid: 0.2 gam
-
Glucid: 28.5 gam
-
Chất xơ: 1.3 gam
-
Vitamin: A, C, B…
-
Chất khoáng: Kali, Mangan, Đồng, Niacin,..
Khoai lang với 119 Calo cho 100 gam chắc chắn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày của bé.
3. Lợi ích của khoai lang đối với sức khoẻ của bé
Nắm được cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi giúp ba mẹ mang lại những lợi ích cho sức khoẻ của bé dưới đây:
-
Khoai lang là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé với việc cung cấp vitamin C, beta carotene và các chất chống oxy hoá khác giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
-
Chất xơ trong khoai lang giàu vitamin D – vitamin quan trọng cho sự phát triển, chức năng của xương và răng ở trẻ. Đây là dưỡng chất quan trọng trong việc tăng cường hấp thụ canxi, phosphorus trong cơ thể, giúp xương và răng của bé phát triển.
-
Khoai lang là thực phẩm rất tốt cho đường ruột của bé, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ trong khoai lang cải thiện chức năng tiêu hoá, cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, góp phần vào sức khoẻ của hệ tiêu hoá.
-
Khoai lang là thực phẩm duy trì sức mạnh của da, mắt và hệ thống miễn dịch nhờ lượng vitamin A chứa trong.
-
Khoai lang chứa 1 lượng lớn carbohydrate, cung cấp năng lượng cho cơ thể của bé. Đây là 1 trong những nguồn năng lượng tự nhiên, lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện.
4. Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với khoai lang không?
Mặc dù có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ của bé tuy nhiên khoai lang cũng có nguy cơ gây dị ứng. Tuy nhiên rất hiếm gặp nhưng để đề phòng mọi rủi ro, ba mẹ nên quan sát, chú ý các biểu hiện của bé khi cho ăn khoai lang lần đầu. Dưới đây là những dấu hiệu dị ứng khoai lang thường gặp:
-
Nổi mề đay: Xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ trên da theo từng mảng;
-
Khó thở: Trẻ có biểu hiện khó thở, thở hổn hển hoặc thở khò khè;
-
Sưng: Trẻ bị sưng lưỡi và môi, gây khó chịu khi nuốt;
-
Đau bụng: Bé bị đau bụng, có thể đi kèm nôn mửa và tiêu chảy;
-
Suy nhược và chóng mặt: Bé sẽ bị chóng mặt, mệt mỏi do gặp phải các triệu chứng dị ứng.
Khi bé xuất hiện những biểu hiện này, mẹ cần đưa bé đi khám ngay lập tức. Ngoài ra thì ba mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn phần ruột, không dính phần vỏ có thể gây khó tiêu.
5. Cháo khoai lang có thể nấu với gì cho bé ăn dặm?
Để học cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi đảm bảo dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp thêm những thực phẩm khác. Dưới đây là những thực phẩm khi nấu cháo khoai lang được nhiều người lựa chọn:
- Các loại củ như cà rốt, khoai lang,…
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ,…
- Các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà,…
- Các loại quả như bí đỏ, chuối,…
- Phô mai và trứng
6. Cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi
Dưới đây là tổng hợp các công thức cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi với thịt băm, thịt gà, thịt bò, trứng gà và tôm giúp bổ sung dưỡng chất cho bé.
6.1. Cháo khoai lang nấu cùng thịt băm
Thịt lợn là thực phẩm giàu protein, tốt cho bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ngoài ra loại thịt này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như axit amin, phối pho,… Ngoài ra thịt heo cũng có vị ngọt tự nhiên, dễ ăn nên được nhiều mẹ chế biến trong thực đơn ăn dặm cho các bé.
Nguyên liệu:
-
Thịt heo: 60g
-
Gạo tẻ: 30g
-
Khoai lang: 30g
Cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi kết hợp với thịt băm:
-
Bước 1: Rửa sạch thịt lợn, hấp chín rồi xay nhuyễn.
-
Bước 2: Gạo vo sạch, nấu cháo theo tỉ lệ gạo với nước là 1:5.
-
Bước 3: Khoai lang rửa sạch, luộc chín rồi bóc vỏ, nghiền nhuyễn.
-
Bước 4: Khi cháo chín nhừ, các mẹ cho khoai lang và thịt xay vào khuấy đều, đun thêm khoảng 5 phút là xong.
6.2. Cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi với thịt gà
Thịt gà là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ, giúp bé phát triển và tăng trưởng tốt hơn nhờ chứa nhiều axit amin, giúp bé cao lớn và khoẻ mạnh hơn. Học cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi cùng thịt gà để bổ sung protein, đa dạng thực đơn hàng ngày cho bé.
Nguyên liệu:
-
Thịt gà: 50g
-
Khoai lang: 20g
-
Gạo tẻ: 30g
Cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi kết hợp với thịt gà:
-
Bước 1: Thịt gà rửa sạch, luộc chín rồi băm nhuyễn.
-
Bước 2: Khoai lang rửa sạch, luộc chín rồi bóc vỏ, nghiền nhuyễn.
-
Bước 3: Gạo vo sạch, nấu cháo theo tỉ lệ gạo và nước là 1:5.
-
Bước 4: Khi cháo chín nhừ, các mẹ cho thịt gà và khoai lang vào khuấy đều, đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Múc cháo ra bát cho thêm 1 thìa dầu ô liu rồi cho bé ăn.
6.3. Cháo khoai lang thịt bò
Ba mẹ biết cách nấu cháo khoai lang thịt bò giúp cân bằng dinh dưỡng cho bé, không còn bị chướng bụng và khó tiêu của thịt bò bởi lượng chất xơ trong khoai lang.
Nguyên liệu:
-
Gạo tẻ: 50g
-
Thịt bò: 100g
-
Khoai lang tím: 100g
-
Gia vị cho bé ăn dặm
Hướng dẫn chi tiết cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi cùng thịt bỏ:
-
Bước 1: Thịt bò rửa sạch, luộc chín rồi xay nhuyễn.
-
Bước 2: Khoai lang tím rửa sạch, luộc chín, bỏ vỏ rồi xay nhuyễn.
-
Bước 3: Gạo vo sạch, nấu cháo cùng gạo và nước theo tỉ lệ 1:5.
-
Bước 4: Khi cháo chín nhừ, các mẹ cho khoai lang tím xay nhuyễn và thịt bò vào nấu cùng, nêm nếm gia vị cho bé ăn dặm, khuấy đềy rồi đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
6.4. Cháo khoai lang trứng gà
Trứng gà luôn là thực phẩm giàu protein, dễ ăn và luôn phải có trong thực đơn ăn dặm của các bé. Với cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi cùng trứng gà giúp bé tăng cân đều đặn, bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
Nguyên liệu:
-
Khoai lang: 2 củ
-
Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
-
Gạo tẻ: 1 nắm
-
Gạo nếp: 1 nắm
-
Sữa tươi: 1 ly
Cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi cùng trứng gà:
-
Bước 1: Vo sạch gạo tẻ và gạo nếp, nấu chín đến khi mềm theo tỉ lệ gạo và nước là 1:5.
-
Bước 2: Khoai lang rửa sạch, luộc chín rồi bóc vỏ, nghiền nhuyễn. Sau khi khoai được nghiền nhuyễn, mẹ trộn cùng sữa tươi.
-
Bước 3: Khi cháo chín nhừ, mẹ cho vào lòng đỏ trứng gà, khoai lang trộn sữa tươi rồi khuấy đều. Múc cháo ra bát, thêm 1 thìa dầu ô liu cho bé ăn.
6.5. Cách nấu cháo khoai lang tôm
Tôm là một trong những hải sản chứa lượng vitamin cao, đặc biệt là vitamin A và D. Đây là 2 dưỡng chất cần thiết cho xương của trẻ, hỗ trợ hệ tiêu hoá và chức năng ruột. Trong tôm, cua, cá còn chứa một chất có chức năng chống ung thư, đó là chất mucopolysaccharide.
Nguyên liệu:
-
Tôm: 150g
-
Khoai lang: 1/2 củ
-
Gạo tẻ: 20g
-
Dầu ăn dặm cho bé
Cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi cùng tôm:
-
Bước 1: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ đầu rồi cho vào xay nhuyễn.
-
Bước 2: Khoai lang rửa sạch, luộc chín rồi bóc vỏ, tán nhuyễn.
-
Bước 3: Gạo vo sạch, nấu cháo theo tỉ lệ gạo và nước là 1:5.
-
Bước 4: Khi cháo chín nhừ, cho vào khoai lang cùng tôm rồi khuấy đều, nêm nếm gia vị ăn dặm cho bé. Đun tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
-
Bước 5: Múc cháo lên bếp, cho vào 1 thìa dầu ô liu rồi cho bé ăn.
Xem Thêm: Top Các Cách Nấu Cháo Đậu Thập Cẩm Thơm Ngon, Đảm Bảo Ăn Không Chán
7. Một số lưu ý khi nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm
Bên cạnh cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm thì các mẹ cũng cần phải quan tâm đến một số lưu ý khi nấu cháo cho bé ăn dặm sau.
-
Khi nấu cháo cho bé xong, ba mẹ hãy thêm dầu ô liu hay chất béo thực vật cho bé, giúp trẻ hấp thu và tiêu hoá tốt hơn.
-
Chỉ sử dụng gia vị ăn dặm cho bé và nêm nếm vừa phải. Bạn tuyệt đối không dùng mì chính, hạt nêm, nước mắt,… bởi đây là gia vị có hoá chất, bé không thể hấp thu được.
-
8 tháng tuổi thì bố mẹ cho bé ăn từ 2-3 bữa cháo hoặc bột mỗi ngày và nên nấu cháo ăn trong ngày và không nên để qua đêm hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
-
Đối với cháo khoai lang, các mẹ hãy cân đối có thể giảm bớt gạo xuống nhằm cân bằng tinh bột cho bé, thêm những dưỡng chất khác để tốt cho sức khoẻ của bé.
-
Cháo khoai lang các mẹ chỉ nên cho ăn khoảng 2 – 3 lần/tuần. Bởi thực phẩm này ăn nhiều cũng không có lợi cho sức khoẻ bởi sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng. Hãy kết hợp thêm những thực phẩm khác để bữa ăn trở nên đa dạng hơn.
8. Ăn cháo khoai lang có giúp bé tăng cân không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ba mẹ nên bổ sung khoai lang vào thực đơn tăng cân cho bé. Ở giai đoạn tập ăn dặm, khoai lang rất giàu tinh bột và chất xơ (trong 100g khoai lang có 86 kcal năng lượng, 3g chất xơ) vừa có tác dụng tạo năng lượng cho cơ thể, vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt để trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu. Vì vậy nếu kết hợp cháo khoai lang cho thực đơn hàng ngày của bé khoảng 2 – 3 lần thì cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn, dinh dưỡng hấp thu được tốt hơn.
Xem Thêm: Gợi Ý 10 Cách Nấu Cháo Đậu Đỏ Cho Bé, Mẹ Nên Lưu Ngay Để Bồi Bổ Cho Con
Trên đây là tổng hợp công thức các cách nấu cháo khoai lang cho bé 7 tháng tuổi để đảm bảo dinh dưỡng, giúp bé phát triển thể chất. Ngoài những thực phẩm thịt bên trên, các mẹ cũng có thể kết hợp với những thực phẩm khác như rau, củ, yến mạch và phô mai vừa để đảm bảo hương vị, dinh dưỡng cho các bé. Chúc các bạn vào bếp thành công !
khoai lang