Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, bạn có thể thực hiện cách nấu chè chuối khoai môn thành công ngay từ lần đầu tiên. Món tráng miệng là sự kết hợp hoàn hảo giữa khoai môn thơm bùi, chuối sứ dẻo mềm và nước cốt dừa béo ngậy. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn hấp dẫn chinh phục thực khách ngay từ lần thử đầu tiên.
1. Hướng dẫn chọn khoai môn ngon, không bị sượng
Khâu chọn nguyên liệu là bước quan trọng khi thực hiện cách nấu chè chuối khoai môn. Theo đó, để chọn khoai môn ngon, khi chín dẻo thơm, không bị sượng, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
-
Về hình dáng: Nên lựa chọn những củ khoai môn tròn đều, vỏ bề ngoài nên sần sùi, có một lớp đất mỏng. Kích thước của củ nên vừa phải, không quá lớn hoặc quá nhỏ.
-
Về trọng lượng: Khi cầm khoai trên tay, nếu bạn cảm thấy nặng thì không nên mua. Những củ khoai như vậy thường khi nấu chín sẽ mất vị, dễ bị sượng. Ngược lại, nếu cảm giác củ nhẹ thường là củ ít nước, chứa nhiều tinh bột, khi nấu chín sẽ có hương vị bùi và thơm ngon.
-
Về phần mắt: Khoai môn có càng nhiều lỗ trũng càng tốt, khi chín có hương vị thơm ngon, dẻo bùi.
-
Về ruột khoai: Khi chọn khoai đã được sơ chế, bạn hãy kiểm tra phần ruột bên trong. Nếu nhìn thấy nhiều vân tím và màu đỏ đậm, đó là dấu hiệu của khoai ngon.
2. Bật mí cách gọt khoai môn không bị ngứa
Vỏ ngoài của khoai môn thường có nhiều lông có thể tạo ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho da tay. Đồng thời, khoai môn cũng chứa canxi oxalat, một chất có tính chất gây ngứa khi tiếp xúc lâu. Vì vậy, khi thực hiện cách nấu chè chuối khoai môn, bạn cần lưu ý một số mẹo khi sơ chế sau để gọt khoai không bị ngứa:
-
Đeo găng tay khi sơ chế khoai môn để tránh tiếp xúc trực tiếp.
-
Khi nấu khoai môn, thêm 200ml nước và 1 muỗng cà phê muối. Sau khi đun sôi, đổ khoai ra và ngâm trong nước lạnh trước khi lột vỏ, giúp tránh ngứa tay.
-
Nếu mua khoai môn nguyên vỏ, để lớp đất và sử dụng tay khô để gọt vỏ. Sau đó, ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút trước khi chế biến.
-
Sử dụng giấy bạc để gói khoai và đặt vào lò vi sóng nướng sơ qua trong 2 phút giúp giảm nguy cơ bị ngứa khi gọt.
3. Cách nấu chè chuối khoai môn nước cốt dừa
Chè chuối khoai môn nước cốt dừa là món ăn tráng miệng bình dân có mặt tại các bữa tiệc tại gia. Nếu bạn đang tìm công thức nấu món ăn này, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Nguyên liệu chuẩn bị
-
6 trái chuối sứ
-
400g khoai môn
-
1 lon nước cốt dừa
-
3 bịch sữa tươi
-
400ml nước lọc
-
300g đường trắng
-
1/2 chén con bột báng và bột khoai
-
1 ít bột vani
-
1 ít muối
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuối rửa sạch, sau đó luộc chín nguyên vỏ ở lửa vừa trong khoảng 10-15 phút. Vớt ra để nguội rồi lột vỏ, cắt khoanh tròn dày khoảng 1 đốt ngón tay.
- Bước 2: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn rồi luộc chín trong 15 phút.
- Bước 3: Bột báng và bột khoai rửa sạch, ngâm nước 30 phút đến khi nở đều thì vớt ra, rửa lại một lần nước nữa.
- Bước 4: Nấu 600ml sữa tươi với 100g bột cốt dừa, 400ml nước lọc đến khi bột cốt dừa tan thì cho thêm 300g đường trắng vào nấu cùng trong 3 phút thì tắt bếp.
- Bước 5: Cho bột khoai, bột báng vào nồi nấu cùng với nước cốt dừa, sau đó cho chuối sứ, 1/4 muỗng cà phê muối và 1 ống bột vani rồi tắt bếp.
4. Cách nấu chè chuối khoai môn trân châu
Món chè chuối khoai môn sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi được bổ sung thêm hạt trân châu dẻo dai, tạo sự thích thú cho thực khách. Theo đó, trân châu sẽ được làm bằng bột năng, bạn có thể mua loại làm sẵn ở chợ bình dân hoặc các cửa hàng thực phẩm
Nguyên liệu chuẩn bị
-
4 trái chuối sứ
-
250g khoai môn
-
1 chén con hạt trân châu
-
3 nhánh lá dứa
-
400ml nước cốt dừa
-
200g đường phèn
-
8g đường vani
-
Một ít đậu phộng rang giã nhỏ
-
Một ít muối
Cách thực hiện
- Bước 1: Sơ chế khoai môn và khoai. Sau đó, đem cắt khúc nhỏ vừa ăn, luộc với 500ml nước trong khoảng 10 phút.
- Bước 2: Cho 200g đường phèn nấu cùng với 200ml nước lọc, 3 nhánh lá dứa, 400ml nước cốt dừa, 1/2 muỗng cà phê muối đun sôi khoảng 4 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Cho khoai môn, chuối nấu cùng với nước cốt dừa ở bước 2 trong 3 phút đến khi gần sôi thì cho trân châu vào nấu cùng. Khi trân châu chín, cho 8g đường vani vào đảo nhẹ rồi tắt bếp.
- Bước 4: Múc chè ra chén, rắc 1 ít đậu phộng rang lên trên và thưởng thức.
Sau khi thực hiện cách nấu chè chuối khoai môn, bạn có thể thưởng thức ngay hoặc để nguội bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa trong 3 ngày. Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn, chắc chắn, món ăn này sẽ chiều lòng mọi thực khách.
Nhìn chung, cách nấu chè chuối khoai môn khá đơn giản với những ai lần đầu thực hiện. Chỉ cần áp dụng đúng những công thức bên trên bạn sẽ có ngay bát chè thơm ngon, chuẩn vị đủ sức làm siêu lòng bất cứ ai. Chúc bạn vào bếp thành công !
quả chuối
chè