Cách nấu chè nho khô có công thức nấu rất đơn giản. Món này siêu dễ và phù hợp cho mọi dịp lễ Tết bởi lẽ nho khô, ngoài hương vị thơm ngon, còn chứa nhiều dưỡng chất, giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và kiểm soát huyết áp. Nằm lòng công thức sau bạn sẽ có thể tự tin vào bếp chiêu đãi cả gia đình ly chè nho khô chuẩn vị.
1. 2 cách nấu chè nho khô ngon khó cưỡng
Nho khô vốn là loại nguyên liệu phổ biến trong mọi mâm cơm, bàn tiệc của người Việt. Hương vị ngọt ngọt, chua chua của nó đã làm say lòng không biết bao nhiêu thực khách. Hãy khám phá ngay 2 cách nấu chè nho khô mà bạn không thể bỏ lỡ này nhé !
1.1. Cách nấu chè nho khô hạt sen
Chuẩn bị nguyên liệu là bước không thể thiếu để tạo nên cách nấu chè nho khô hạt sen chuẩn vị, nhà nhà đều khen.
Nguyên liệu
-
200 gram hạt sen
-
100 gram nho khô
-
2 lít nước lọc
-
120 gram thốt nốt
Xem thêm: Cách Bảo Quản Hạt Sen Tươi Cả Năm, Không Bị Sượng, Giữ Nguyên Hương Vị Bùi Thơm
Mách nhỏ:
|
Cách chế biến
-
Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch và ngâm hạt sen trong khoảng 1-2 tiếng. Đặc biệt, bạn đừng quên loại bỏ phần tâm sen nếu có để đảm bảo chè không bị đắng nhé.
-
Bước 2: Sau khi hạt sen đã được ngâm, bạn vớt chúng ra và rửa sạch một lần nữa. Tiếp theo, hãy sử dụng một nồi to để ninh hạt sen trên lửa nhỏ cho đến khi chúng chín mềm.
-
Bước 3: Bạn thêm đường thốt nốt vào nồi khi hạt sen đã chín. Chú ý chỉ nên thêm đường khi hạt sen đã chín để tránh làm chậm quá trình nấu và giữ được vị ngon nhất cho món chè.
-
Bước 4: Khi đường đã tan, bạn đổ nho khô vào nồi và tiếp tục đun sôi trong khoảng 15-20 phút cho đến khi nho khô trở nên mềm và tỏa ra mùi ngọt đặc trưng của loại trái cây này.
Hoàn tất thành phẩm
Khi nồi chè đã chín đều, bạn tắt bếp và múc chè ra chén. Nếu muốn, bạn có thể thêm đá để làm món chè thêm mát thanh. Chè nho khô hạt sen là một món giải khát hoàn hảo trong những ngày nắng nóng.
1.2. Cách nấu chè nho khô táo đỏ
Nho khô và táo đỏ cũng là một sự kết hợp tuyệt vời. Bạn hãy thử xắn tay và thử ngay cách nấu chè nho khô táo đỏ bất bại này nhé!
Nguyên liệu
-
50 gram táo tỏ
-
50 gram nho khô
-
250 gram đường trắng
-
0,5 lít nước lọc
Mách nhỏ:
|
Cách chế biến
-
Bước 1: Bước đầu tiên, bạn ngâm táo và nho vào nước ấm trong vòng 5 phút, sau đó nhẹ nhàng vớt ra và rửa sạch bằng nước lạnh, để chúng ráo nước.
-
Bước 2: Tiếp theo, bạn nấu 120g đường với 0,5 lít nước cho đến khi sôi, hớt bọt thật sạch.
-
Bước 3: Hãy đun sôi nước đường, sau đó đặt táo và nho vào nấu sôi và hớt bọt. Bạn nên giảm lửa nhỏ và đun cho đến khi táo và nho nở căng vỏ. Khi đạt tới trạng thái này, bạn nhấc nồi xuống và để nguội.
-
Bước 4: Cuối cùng, bạn đặt thành phẩm vào tủ lạnh trước khi dùng. Bạn sẽ có một bát chè nho khô táo đỏ mát lạnh và ngon miệng để thưởng thức.
2. Những tác dụng tuyệt vời của nho khô đối với sức khỏe
Không phải ngẫu nhiên mà nho khô được người Việt ưa thích đến vậy. Ngoài hương vị ngọt chua đưa miệng, nho khô còn có nhiều dưỡng chất đặc biệt, giúp cải thiện và hỗ trợ sức khỏe con người rất tốt.
-
Cải thiện răng miệng: Nho khô chứa axit oleanolic, một hợp chất thực vật quan trọng giúp bảo vệ răng khỏi sâu và giữ cho chúng khỏe mạnh. Axit oleanolic ngăn chặn sự phát triển của hai loại vi khuẩn gây sâu răng (streptococcus mutans) và gây bệnh nướu răng (porphyromonas gingivalis).
-
Hỗ trợ tiêu hóa: Một trong những lợi ích đáng kể của nho khô là tăng cường hệ tiêu hóa. Vốn giàu chất xơ, nho khô sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón, kích thích nhu động của ruột, giúp loại bỏ độc tố và chất thải từ đường tiêu hóa hiệu quả.
-
Chăm sóc tóc: Nho khô chứa nhiều vitamin B, sắt, kali, và chất chống ôxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và làm cho tóc trở nên chắc khỏe, mềm mượt. Nếu ăn nho khô thường xuyên, nó còn có thể giúp bạn giảm rụng tóc và ngăn chặn chứng hói đầu.
-
Kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ: Việc ăn nho khô hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp đáng kể. Nho khô là nguồn kali điện giải lớn, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nếu bạn bổ sung nhiều kali trong chế độ ăn uống, nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ sẽ được hạn chế.
-
Chống ôxy hóa và ngăn ngừa ung thư: Nho khô chứa nhiều phenolic, có khả năng chống ôxy hóa cao. Chất này đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe bằng cách ngăn chặn sự hình thành gốc tự do. Hiểu đơn giản, tế bào gốc tự do là một yếu tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tự phát của tế bào ung thư và lây lan của bệnh.
-
Hỗ trợ điều trị thiếu máu: Nho khô, với hàm lượng vitamin B, đồng, và sắt cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu. Việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm này có thể giúp điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời kích thích quá trình đông máu nhanh chóng trong quá trình lành vết thương.
-
Bảo vệ sức khỏe mắt: Nho khô, với hàm lượng dinh dưỡng thực vật polyphenoleic cao, là nguồn chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Những chất này đóng vai trò trong việc bảo vệ mắt bằng cách giảm hoạt động của gốc tự do, ngăn chặn thoái hóa cơ bắp và đục thủy tinh thể, đồng thời giữ vững sức khỏe của thị lực.
-
Đem lại làn da tươi trẻ: Chất chống ôxy hóa và resveratrol của nho khô đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho làn da tươi trẻ và khỏe mạnh. Những chất này không chỉ làm chậm quá trình lão hóa da mà còn tạo nên làn da rạng rỡ, căng tràn sức sống.
-
Giúp xương khỏe mạnh: Nho khô giàu canxi, một nguồn dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của xương. Sự có mặt của canxi trong nho khô giúp ngăn ngừa viêm khớp và bệnh gút.
Cách nấu chè nho khô không chỉ là một công thức nấu ăn đơn thuần, nó còn mang đến rất nhiều ích lợi khi chế biến. Một bát chè khô sẽ giúp giải khát và hỗ trợ sức khỏe chúng ta rốt. Vậy tại sao bạn không thử chế biến món chè thơm ngon, bổ dưỡng này ngay cho cả gia đình mình, chắc chắn bạn sẽ nhận được cơn mưa lời khen đó.