Cháo khoai mỡ thường được các mẹ nấu dặm vì dễ chế biến và cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Cách nấu cháo khoai mỡ cho bé sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn khi me kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Đồng thời cũng giúp cải thiện hương vị món ăn, bé ăn ngon mà không bị ngán.
1. Giá trị dinh dưỡng của khoai mỡ cho bé
Cháo khoai mỡ là một món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Giá trị dinh dưỡng có trong khoai mỡ theo nghiên cứu khoa học như sau: Trong 100g khoai mỡ sẽ có:
- 1g protein
- 4g chất xơ
- 0,1g chất béo
- 140 calo
- 27g carbohydrate
- Vitamin A, C
- Khoáng chất: kali, natri, sắt, canxi
Những lợi ích mà khoai mỡ mang lại cho sức khỏe của bé:
- Chống oxy hóa: Khoai mỡ chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm anthocyanin và Vitamin C giúp bảo vệ các tế bào cơ thể, ngăn ngừa ung thư.
- Hỗ trợ bảo vệ hệ miễn dịch: Các dưỡng chất và khoáng chất có trong khoai mỡ giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột giúp trẻ hấp thu tốt hơn và ngăn tình trạng táo bón của trẻ.
- Năng lượng: Khoai mỡ chứa tinh bột, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào giúp trẻ thoải mái vận động hàng ngày.
- Tốt cho tim mạch của trẻ: Các khoáng chất như kali, natri và calo rất tốt cho tim mạch, giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu. Chất anthocyanin còn ngăn ngừa sự tích tụ cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch để cải thiện lưu thông máu.
2. 6 cách nấu cháo khoai mỡ cho bé siêu hấp dẫn
Cách nấu cháo khoai mỡ cho bé nhìn chung khá đơn giản và thời gian nấu cũng rất nhanh. Bạn có thể lưu lại một số công thức dưới đây để có thêm gợi ý cho thực đơn ăn dặm dành cho bé.
2.1 Cách nấu cháo khoai mỡ
Nguyên liệu nấu:
- 50g gạo sữa
- Gia vị ăn dặm
- 100g khoai mỡ
Cách nấu cháo khoai mỡ cho bé:
- Gạo đã vo sạch rồi cho vào nồi nấu thành cháo.
- Khoai mỡ gọt vỏ, xắt nhỏ rồi đem hấp chín sau đó đem nhay nhuyễn.
- Khi cháo đã chín, mẹ cho thêm khoai mỡ vào trộn đều, nấu thêm 5 phút là có thể thì tắt bếp.
- Mẹ chờ cháo nguội bớt là có thể cho bé thưởng thức ngay rồi đó.
2.2 Công thức nấu cháo khoai mỡ với nấm đùi gà
Nguyên liệu nấu:
- 30g nấm đùi gà
- 1 lòng trắng trứng gà
- 100g khoai mỡ
- 50g cà rốt
Cách nấu cháo khoai mỡ cho bé:
- Gạo ngâm vô sạch rồi bắc nồi nấu cháo.
- Khoai mỡ, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi xắt nhỏ. Sau đó mẹ đem khoai mỡ và cà rốt hấp chín, xay nhuyễn.
- Nấm đùi gà đem ngâm nước muối để loại sạch bẩn rồi xắt hạt lựu thật nhỏ.
- Khi cháo sôi, mẹ cho cà rốt và khoai mỡ vào nấu cùng trong 20 phút.
- Cuối cùng, mẹ bỏ thêm nấm đùi gà vào đun thêm 10 phút thì tắt bếp. Khi nấu mẹ nhớ khuấy đều tay để cháo không bị bén ở đáy nồi.
*Lưu ý: Các cách nấu cháo khoai mỡ ở dưới sẽ phù hợp hơn với các bé từ 7 – 8 tháng tuổi trở đi. Các bé mới 6 tháng chỉ nên ăn rau củ để tập quen với thức ăn dặm.
2.3 Cách nấu cháo khoai mỡ cho bé với trứng
Nguyên liệu nấu:
- 30g gạo sữa
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 100g khoai mỡ
Công thức nấu cháo khoai mỡ cho bé:
- Gạo ngâm vo sạch rồi bắc nồi nấu cháo.
- Khoai mỡ gọt vỏ, xắt nhỏ rồi đem hấp chín cùng lòng đỏ trứng gà.
- Xay nhuyễn khoai mỡ và lòng đỏ trứng gà sau khi đã hấp chín.
- Khi cháo đã chín, mẹ múc cháo ra bát cùng lòng đỏ và khoai mỡ đã xay, trộn đều hỗn hợp là có thể cho bé thưởng thức rồi.
2.4 Nấu cháo khoai mỡ với thịt băm cho bé
Nguyên liệu nấu:
- 50g gạo sữa
- 100g khoai mỡ
- 1 lòng trắng trứng gà
- 50g thịt băm nhuyễn
- Hành tím
- 1 thìa cafe dầu oliu
Công thức nấu cháo khoai mỡ cho bé:
- Gọt sạch vỏ khoai mỡ, rửa đều với nước rồi bằm nhuyễn.
- Phi hành cùng thịt băm nhuyễn xào xơ qua trong vài phút.
- Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nấu thành cháo.
- Khi cháo đã nhừ, mẹ cho khoai mỡ, thịt băm vào nấu sôi cùng.
- Mẹ đun thêm khoảng 30 phút là có thể tắt bếp và cho bé thưởng thức.
2.5 Cháo khoai mỡ nấu tôm cho bé
Nguyên liệu nấu:
- 100g gạo sữa
- 1 lòng trắng trứng gà
- 50g khoai mỡ
- 2 con tôm đã sơ chế
- Hành tím
- Dầu oliu và gia vị
Cách nấu cháo khoai mỡ cho bé:
- Tôm đã sơ chế, mẹ đem tôm đi băm hoặc xay nhuyễn.
- Khoai mỡ gọt vỏ rồi lại bằm nhuyễn.
- Băm nhỏ thành tím rồi cho xào xơ cùng tôm. Sau đó mang tôm băm nhuyễn.
- Đem gạo nấu cháo. Khi cháo chín, mẹ cho thêm tôm cùng khoai đã băm nhuyễn vào nấu cùng thêm khoảng 15 phút là có thể tắt bếp rồi.
2.6 Cách nấu cháo lươn khoai mỡ
Nguyên liệu nấu:
- 50g gạo sữa
- 50g thịt lươn đã sơ chế
- 50g khoai mỡ
- 2 thìa dầu oliu
Cách nấu cháo khoai mỡ cho bé:
- Mẹ cho lươn đã sơ chế vào hấp sơ trong 5 phút rồi cho thêm 1 chút gia vị ăn dặm cho bé.
- Khoai mỡ rửa sạch và băm nhuyễn.
- Gạo vo sạch và đem nấu cháo.
- Khi cháo sôi, mẹ cho thêm khoai mỡ, dầu oliu và thịt lươn vào dằm nhuyễn, đảo đều nấu thêm 20 phút rồi tắt bếp là hoàn thành.
2.7 Cách nấu cháo cua khoai mỡ rau mồng tơi cho bé
Nguyên liệu nấu:
- 80g gạo sữa
- 50g cua đồng đã xay nhuyễn
- 50g khoai mỡ
- 20g thịt heo xay nhuyễn
- 2 – 3 lá rau mồng tơi
Cách nấu cháo khoai mỡ cho bé:
- Lá mồng tơi rửa, xay nhuyễn.
- Gạo vo sạch, đem nấu cháo trắng.
- Mẹ trộn đều lại thịt cua và thịt heo đã xay nhuyễn lại với nhau. Mẹ có thể cho thêm 1 chút gia vị ăn dặm cho bé vào đây.
- Khi cháo sôi, mẹ cho thêm khoai mỡ, cũng hỗn hợp thịt cua đã trộn ở trên vào cháo và đảo đều tay.
- Sau khoảng 20 phút, mẹ có thể tắt bếp và chuẩn bị cho bé thưởng thức được rồi.
>>>Xem thêm: Cách nấu cháo gạo xay vừa ngon vừa dễ làm cho bé, ăn là ghiền
3. Những lưu ý khi nấu cháo khoai mỡ cho bé
3.1 Bé ăn được cháo khoai mỡ khi nào và nên ăn bao nhiêu là đủ
Mặc dù khoai mỡ dễ hấp thu nhưng tốt nhất các mẹ hãy cho con ăn cháo khoai mỡ khi bé bắt đầu tròn 6 tháng tuổi. Với cả bé dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu. Nguồn dưỡng chất tốt nhất và phù hợp nhất cho bé vẫn là dùng sữa mẹ.
Khoai mỡ rất tốt nhưng bạn cũng không nên cho bé ăn quá nhiều trong ngày. Đôi khi người lớn sử dụng quá nhiều khoai mỡ có thể gặp hiện tượng đau đầu, buồn nôn. Vì vậy bạn chỉ nên cho trẻ ăn 1 lượng khoai mỡ vừa phải, không nên quá 300g khoai mỡ/ lần.
3.2 Cách chọn khoai mỡ ngon
Để cháo khoai mỡ mềm, có độ sánh mịn thơm ngon, khi chọn mua khoai mỡ bạn cần lưu ý:
- Nên chọn những củ khoai càng tối màu càng ngon. Hình dáng thuôn dàng, không bị méo mó, lỗ khoét, mọc mắt…
- Bấm thử vào củ khoai, nếu khoai thấy cứng thì chắc chắn củ khoai sẽ chắc và dẻo.
- Tránh mua những củ mềm nhũn, có mùi lạ, quá to hoặc chảy nước nhớt sẽ không ngon.
3.3 Cách bảo quản khoai mỡ được lâu
- Đối với khoai mỡ sống: Để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể bọc giấy báo hoặc bìa ở ngoài để hạn chế dính ẩm vào khoai. Không để ở những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp như tủ lạnh. Tránh để khoai mỡ, cạnh với khoai tây
- Đối với khoai mỡ đã nấu chín, tốt nhất chỉ nên sử dụng trong vòng 2 ngày. Nếu để quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng của khoai, đồng thời kéo theo những biến đổi có hại cho sức khỏe.
>>>Xem thêm: Giảm cân bằng khoai lang rất tốt nhưng đừng dại thực hiện hếu chưa biết những điều này
Ngoài các cách mà job3s gợi ý, mẹ cũng có thể sáng tạo cách nấu cháo khoai mỡ cho bé theo ý riêng của mình đều được. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho con, hãy hỏi qua ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để tránh các thực phẩm chưa phù hợp cho bé, bạn nhé!