Cách nấu chè thập cẩm Hà Nội chuẩn vị khá đơn giản. Đây là món chè truyền thống với hương vị ngọt ngào, thanh mát, sự kết hợp của các loại đậu giúp món tráng miệng này vừa ngon vừa bổ dưỡng. Thực hành ngay công thức để nấu cho mình nồi chè hấp dẫn, đậm đà.
1. Chè thập cẩm Hà Nội có hương vị thế nào?
Chè thập cẩm Hà Nội là món ăn vặt khá phổ biến và được nhiều người yêu thích. Món chè này khi thưởng thức nóng hay lạnh đều rất ngon. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món tráng miệng này ở hầu hết các quán chè tại Hà Nội. Tuy nhiên, bạn cũng có thể học cách nấu chè thập cẩm Hà Nội ngay tại nhà với công thức khá đơn giản.
Khi thưởng thức món chè này, hương vị đầu tiên mà bạn cảm nhận được sẽ là vị béo ngậy thơm ngon của nước cốt dừa. Đồng thời những nguyên liệu như: Đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, khoai lang,… sẽ giúp món chè thêm vị ngọt bùi. Tất cả khi hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị rất lạ khiến người dùng khó có thể quên được.
2. Nguyên liệu cần chuẩn bị để học cách nấu chè thập cẩm Hà Nội
Theo cách nấu chè thập cẩm Hà Nội, những nguyên liệu mà bạn cần phải chuẩn bị bao gồm:
-
200g đậu đỏ
-
2 củ khoai lang
-
¼ củ khoai môn
-
200g bột báng
-
100ml nước cốt dừa
-
200g đường
-
4 lá dứa
-
1 ống vani
Lưu ý: Nếu muốn món chè ngon miệng, bạn nên chọn những hạt đậu đỏ tròn, chắc hạt. Khoai thì cần phải tươi, dáng tròn, bóp nhẹ không quá cứng để đảm bảo độ ngọt.
3. Cách nấu chè thập cẩm Hà Nội chuẩn vị
Chè thập cẩm Hà Nội không những ngon miệng với hương vị ngọt thanh thêm chút béo ngậy mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Cách nấu món chè này cũng không quá khó khăn với các bước như sau.
3.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu đỏ sau khi mua về đãi sạch và ngâm trong nước lạnh khoảng 5 – 6 tiếng. Ngâm nước trước sẽ giúp đậu mềm, dễ nấu hơn.
- Bột báng đem đi rửa sạch, ngâm nước 30 phút trước khi nấu.
- Khoai lang, khoai môn rửa thật sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó, ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hết mủ và không bị thâm. Rửa lại cho khoai sạch nước muối.
- Lá dứa rửa thật sạch rồi bó lại để nấu và vớt ra cho dễ. Áp dụng đúng cách nấu chè thập cẩm Hà Nội, thành phẩm sẽ có hương thơm tự nhiên hơn.
Lưu ý: Khi ngâm đậu, các hạt đậu hư, lép sẽ nổi lên trên mặt nước. Do đó, bạn nên loại bỏ những phần đậu này giúp cho chè ngon hơn.
3.2. Bước 2: Làm bột báng
Lấy bột báng cho vào nồi nước để luộc khoảng 15 – 20 phút. Khi thấy bột báng đã chuyển sang màu trắng trong suốt thì tắt bếp. Trong quá trình nấu nhớ đảo đều cho bột không bị dính dưới đáy nồi.
Vớt bột báng đã được nấu chín ra, cho vào tô nước lạnh để bột dai và không bị dính lại với nhau. Ngâm được 10 phút thì vớt bột báng ra để ráo. Bột báng trong cách nấu chè thập cẩm Hà Nội này chính là tạo thêm độ dai, ngon cho món chè.
3.3. Bước 3: Làm chè đậu đỏ
Cho đậu đỏ đã ngâm vào nồi, thêm nước đến sấp mặt đậu thì đem đi đun cho chín mềm. Nêm thêm đường cùng vani vào nồi chè, thử và nếm lại cho đến khi vừa miệng, tắt bếp. Đây là một trong những bước khá quan trọng trong cách nấu chè thập cẩm Hà Nội để có được món chè chuẩn vị, ngon miệng.
3.4. Bước 4: Làm chè khoai môn, khoang lang
Bắc chiếc nồi khác lên bếp, cho khoai lang, khoai môn và lá dứa vào để đun. Khi thấy khoai đã chín mềm, bạn nêm đường rồi tắt bếp.
Lưu ý: Bạn chỉ nên đun khoảng 10 – 15 phút cho khoai chín mềm mà không bị vỡ nát.
4. Thành phẩm sau khi học cách nấu chè thập cẩm Hà Nội
Cuối cùng, cho từng thành phần bột báng, đậu đỏ, khoai vào cốc để thưởng thức. Nếu muốn món chè thơm và ngọt béo hơn bạn có thể cho thêm nước cốt dừa. Ngoài ra, thêm dừa bào sợi cùng đậu phộng sẽ giúp món tráng miệng này hấp dẫn và ngon miệng hơn.
Xem thêm:
- Lưu Ngay Cách Nấu Chè Bưởi Đơn Giản, Ngon Như Cô Bán Chè Ngoài Phố
- Vào Bếp Trổ Tài 5 Cách Nấu Chè Đỗ Đen Đặc Bằng Những Nguyên Liệu Đơn Giản Nhất
5. Cách bảo quản chè thập cẩm Hà Nội
Sau khi học cách nấu chè thập cẩm Hà Nội, bạn cần tham khảo cách bảo quản để giữ được hương vị ngon, như sau:
-
Chè sau khi nấu xong nên thưởng thức ngay là ngon nhất. Trong trường hợp còn thừa nhiều, bạn nên cho chè vào hộp có nắp đậy kín.
-
Nên bảo quản chè trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ vừa phải. Cách này vừa có thể giúp chè tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn mà còn giữ độ tươi ngon hơn. Đặc biệt, với những ai muốn ăn chè lạnh thì có thể thưởng thức ngay khi muốn.
-
Chỉ nên bảo quản chè trong 1 – 2 ngày, nếu để quá lâu chất lượng và độ ngon của chè sẽ bị giảm thậm chí bị hư.
-
Khi bảo quản nên tách từng nguyên liệu thành các hộp riêng để giữ được độ mềm ngon.
-
Không nên hâm nóng chè quá nhiều lần.
6. Một số biến tấu khác của món chè thập cẩm
Ngoài cách nấu chè thập cẩm Hà Nội, bạn còn có thể tham khảo thêm một số cách nấu chè của Huế hoặc miền Trung sau đây:
6.1. Chè thập cẩm miền Nam
Miền Nam khá nổi tiếng với nhiều loại bánh dân dã cùng nhiều món chè ngọt ngon. Nếu bạn đã học được cách nấu chè thập cẩm Hà Nội và muốn thực hiện thử cách nấu của miền Nam thì có thể tham khảo quy trình sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
200g đậu đỏ
-
150g cốm khô
-
2 quả bắp
-
5 quả chuối chín
-
1 ít đường cát
-
1 ít muối
-
1 hũ nước cốt dừa
-
10 lá dứa
Lưu ý: Chuối nên chọn loại chín vừa chứ không quá sượng cũng không chín quá để đảm bảo chất lượng của món chè. Đây cũng chính là một trong những nguyên liệu khiến món chè này mang hương vị khác so với cách nấu chè thập cẩm Hà Nội.
Cách nấu chè thập cẩm miền Nam
Bước 1: Nấu đậu đỏ
Quy trình nấu đậu đỏ cũng tương tự như cách nấu chè thập cẩm Hà Nội. Đậu đỏ rửa sạch và ngâm qua đêm hoặc 6-8 tiếng trước khi nấu. Sau khi ngâm xong thì vớt đậu ra, rửa sạch thêm lần nữa, để ráo. Đem đậu đỏ vừa xử lý cho vào nồi cùng nước nóng để hầm đậu chín mềm. Đậu sau khi được hầm chín thì cho thêm đường vào tùy theo độ hảo ngọt của bạn.
Bột năng mang đi hòa tan với nước, khuấy đều để đảm bảo bột không bị đọng lại ở phía dưới. Đổ từ từ hỗn hợp bột vào nồi chè, tiếp tục khuấy và đun cho đến khi chè chín và hỗn hợp sánh lại.
Bước 2: Nấu chè bắp
Bắp sau khi đã lột vỏ, nhặt sạch râu bắp bên trong và rửa lại cho thật sạch. Dùng dao tách phần hạt ra riêng. Đun sôi nước cùng cùi bắp để làm nước dùng.
Sau khi nước sôi vớt cùi bắp ra, thêm bắp đã tách trước đó vào nấu khoảng 15 phút, thêm đường vào để khuấy tan ra. Cho hỗn hợp bột năng vào trong nồi chè, khuấy đều cho đến khi chè chín.
Bước 3: Nấu chè cốm
Mang cốm đi rửa sạch, ngâm cùng nước trong 10 phút cho cốm nở, vớt ra để ráo.
Thêm 2 bó lá dứa vào nồi, đổ thêm 500ml nước đun sôi. Khi thấy nước đã sôi, vớt lá dứa ra thêm đường vào khuấy tan. Cho cốm đã ngâm vào nồi nấu đến khi cốm chín đều. Tiếp theo thêm bột năng đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi chín.
Bước 4: Làm rau câu
Đổ bột rau câu vào nước đun sôi, thêm đường vào hòa tan. Sau đó cho rau câu ra khuôn và để nguội.
Bước 5: Trình bày thành phẩm
Bạn cho một ít đá bào vào bát, sau đó múc lần lượt từng loại chè đã nấu ở trên vào. Cuối cùng thêm rau câu và nước cốt dừa. Nếu muốn món chè thơm ngon hơn, bạn có thể thêm một chút dừa khô (mua sẵn tại siêu thị, cửa hàng tạp hoá) hoặc dừa tươi nạo sợi (mua sẵn tại chợ địa phương).
6.2. Chè thập cẩm Huế
Chè thập cẩm Huế chinh phục người dùng bởi hương vị ngọt thanh cùng sự đa dạng về các topping. Nếu bạn đã học được cách nấu chè thập cẩm Hà Nội thì món tráng miệng mang đặc trưng xứ Huế này cũng không quá khó làm, quy trình chế biến như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
300g đậu đỏ
-
300g đậu xanh
-
200 đậu phộng rang
-
100g bột nếp
-
150g bột năng
-
1 quả dừa rám
-
5 lá dứa
-
300g đường
-
200ml nước cốt dừa
-
300ml sữa tươi
-
1 hộp sữa đặc
Cách nấu chè thập cẩm Huế
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Đậu cần được vo thật sạch, loại bỏ những hạt hư rồi ngâm qua đêm cho mềm. Đậu phộng để nguyên hạt rồi rang chín. Dừa nên tách và lấy cơm ra, một nửa cơm mang đi bào sợi nhỏ một nửa cắt thành hạt lựu, lăn qua bột năng và đem đi luộc chín.
Bước 2: Nấu đậu
Tương tự như cách nấu chè thập cẩm Hà Nội, đậu đỏ cần được ngâm và hầm cho đến khi chín mềm. Cho thêm lượng đường vừa ăn vào nồi chè, khuấy cho tan đều rồi tắt bếp.
Đậu xanh cho vào nồi hầm đến khi chín nhừ, lấy ra tán nhuyễn, để nguội và vo thành từng viên nhỏ. Lấy bột nếp đi nhào cho quánh lại, vo thành viên rồi đem đi luộc chín, để nguội.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
Bắc nồi có chứa hỗn hợp sữa và đường lên bếp nấu sôi đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp. Thêm ống vani vào rồi tiếp tục khuấy đều.
Cho lá dứa vào nồi cùng 300ml nước, nấu sôi. Tiếp đến, cho nước dừa, đường cùng ½ muỗng cà phê muối, hỗn hợp sữa vừa đun vào nồi. Liên tục khuấy cho hỗn hợp này tan hoàn toàn và nấu sôi lại lần nữa thì tắt bếp.
Cuối cùng, bạn chỉ cần cho đậu đỏ, đậu xanh, viên bánh nếp cùng hỗn hợp nước cốt dừa vào bát, thêm một chút dừa bào sợi, đậu phộng lên trên và thưởng thức.
Có thể nói, cách nấu chè thập cẩm Hà Nội không quá khó khăn. Hãy tìm kiếm, chọn lọc những nguyên liệu chất lượng để món tráng miệng sau khi hoàn thành có hương vị thật ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể đa dạng món ăn gia đình với các cách nấu chè thập cẩm khác nhau mà job3s đã gợi ý ở trên. Chúc bạn thành công ngay từ lần nấu đầu tiên và cùng người thân, bạn bè thưởng thức!
Xem thêm: Tìm việc làm Hà Nội mới nhất, việc làm 24h Hà Nội