Thịt là thực phẩm quan trọng giúp bổ xung dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, không phải cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng nào cũng sẽ khiến bé thích ăn và giữ lại được nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Do đó, bạn hãy tham khảo ngay những bí quyết sau đảm bảo việc nấu thịt cho bé sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
1. Cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng bé thích mê
Thịt là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein, sắt, kẽm, vitamin nhóm B … Vì vậy, khi cho bé ăn dặm các mẹ thưởng muốn bổ sung thịt vào cháo cho trẻ. Tuy nhiên, nếu cách nấu thịt cho bé ăn dặm của bạn không đúng trẻ sẽ không muốn ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn.
1.1. Cháo thịt lợn, phô mai
Cách nấu thịt cho bé ăn dặm với phô mai sẽ giúp món cháo thơm ngon, đậm đà hơn. Ngoài ra cháo thịt lợn phô mai còn chứa rất nhiều dinh dưỡng như: Vitamin, khoáng chất… tốt cho sự phát triển của trẻ.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 30g
- Thịt lợn: 20g
- Phô mai: 1 viên
- Bí đỏ: 20g
- Gia vị cho bé
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch, rồi ngâm trong nước ít nhất 30 phút để gạo dễ mềm hơn.
- Thịt lợn rửa sạch, để ráo, thái thành từng miếng và cho vào máy xay nhuyễn.
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ phần hạt và ruột, rửa sạch, thái thành từng miếng vừa ăn.
- Gạo sau khi ngâm cho vào nồi với 1 lượng nước đủ ngập gạo đun sôi.
- Cho bí đỏ nồi nấu đến khi chín thì vớt bí đỏ ra nghiền hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
- Sau khi cháo chín thì cho bí đỏ và thịt lợn đã xay nhuyễn vào nồi cháo khuấy đều cho các gia vị quyện vào nhau.
- Khi cháo đã chín nhừ cho thêm phô mai đảo đều, đun lại khoảng 5 phút cho đến khi cháo sôi lại.
- Nêm thêm 1 chút gia vị ăn dặm của bé, đảo đều tay và tắt bếp. Múc cháo ra bát đợi cho nguội bớt rồi cho trẻ thưởng thức.
1.2. Cách nấu cháo yến mạch, thịt lợn cho bé ăn dặm
Sự kết hợp của yến mạch và thịt lợn sẽ mang lại vị ngọt thơm của thịt và vị béo từ phô mai. Đặc biệt món ăn này còn chứa rất nhiều protein, sắt, kẽm… giúp trẻ phát triển trí não và thị lực. Cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng với yến mạch và thịt lợn khá đơn giản.
Nguyên liệu:
- Yến mạch: 30g
- Thịt lợn: 20g
- Cà rốt: 20g
- Gia vị ăn dặm cho bé
- Hành lá
Cách chế biến:
- Rửa sạch thịt lợn, thái mỏng sau đó băm hoặc xay nhuyễn.
- Ngâm yến mạch trong nước trong khoảng 30 phút đến khi nguyên liệu này nở hết.
- Gọt vỏ cà rốt, sau đó rửa sạch, và thái hạt lựu.
- Đặt nồi lên bếp, cho yến mạch vào nồi cho nước ngập mặt gạo và đun đến khi sôi.
- Khi yến mạch chín, thêm thịt lợn đã xay và cà rốt vào nồi cháo khuấy đều. Đun thêm 10 phút nữa cho cháo nhừ thì nêm thêm 1 chút gia vị của bé rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát và cho bé ăn lúc còn ấm.
1.3. Cháo thịt lợn, cà chua
Cháo thịt heo, cà chua là món ăn quen thuộc dễ chế biến. Cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng với 2 nguyên liệu này khá đơn giản.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 30g
- Thịt nạc lợn: 30g
- Cà chua chín: 10g
- Đầu hành lá
- Gia vị ăn dặm
- Dầu ăn
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo, ngâm với nước khoảng 30 phút.
- Rửa sạch thịt lợn, sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ,
- Cà chua rửa sạch, nhúng qua nước sôi và bỏ phần vỏ của cà chua. Tiếp theo bỏ hạt và thái hạt lựu.
- Cho dầu ăn vào chào đợi nóng và phi thơm hành. Tiếp theo cho cà chua vào xào cho thêm 1/3 bát nước, đun sôi để làm sốt
- Cho thịt lợn vào xào cùng sốt cà chua đến khi cà chua chín mềm.
- Khi cháo đã chín nhừ, đổ từ từ sốt thịt lợn cà chua, khuấy đều khoảng 5 – 7 phút
- Nêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bé, múc cháo ra tô đợi cho nó nguội bớt thì cho trẻ thưởng thức.
1.4. Cháo thịt lợn, củ dền
Củ dền có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin khi kết hợp với thịt lợn nó sẽ có vị ngọt thơm tự nhiên thích hợp cho bé ăn dặm. Cách nấu thịt cho bé ăn dặm này không quá khó bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:
Nguyên liệu:
- Gạo: 40g
- Thịt lợn: 30g
- Củ dền: 20g
- Hành tím
- Dầu oliu
- Gia vị cho bé ăn dặm phù hợp.
Cách chế biến:
- Củ dền, gọt vỏ, rửa sạch thái hạt lựu rồi đem luộc sơ.
- Thịt heo rửa sạch, băm mịn hoặc xay nhuyễn.
- Bắc chảo lên bếp cho thêm đầu và đợi cho dầu nóng thì phi hành và cho thịt heo vào xào cho đến khi săn lại.
- Gạo sau khi vo sạch, cho vào nồi đun đến khi sôi.
- Sau khi cháo sôi cho củ dền vào nồi thêm nước đun đến khi thành cháo chín nhừ (điều chỉnh độ thô của cháo thịt heo tùy thuộc vào từng lứa tuổi của trẻ)
- Nêm thêm gia vị ăn dặm phù hợp với khẩu vị của trẻ
- Sau khi cháo chín nhừ bạn múc ra tô và cho con thưởng thức ngay khi còn ấm.
1.5. Cháo thịt lợn, trứng gà
Cách nấu thịt cho bé ăn dặm kết hợp với trứng gà mang đến một món cháo có hương vị thơm hấp dẫn kích thích vị giác của trẻ.
Nguyên liệu:
- Thịt lợn: 50g
- Gạo tẻ: 30g
- Trứng gà: 1 quả
- Nấm hương: 20g
- Gia vị cho bé ăn dặm
Cách chế biến:
- Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn.
- Ngâm nấm hương trong nước nóng cho đến khi nở, sau đó rửa sạch, băm nhỏ
- Gạo vo sạch, ngâm với nước khoảng 30 phút
- Sau đó cho vào nồi cho nước ngập gạo và ninh nhừ.
- Khi cháo chín nhừ cho thịt heo và nấm hương vào đun cùng, chờ khoảng 10 phút cho đến khi cháo sôi lại.
- Cho lòng đỏ trứng gà vào bát đánh tan, đổ từ từ trứng vào nồi cháo và khuấy đều.
- Khi trứng chín bạn cho thêm 1 chút gia vị vừa ăn cho bé và tắt bếp. Múc cháo ra bát đợi nguội bớt và cho trẻ thưởng thức.
1.6. Cách nấu cháo đậu xanh, thịt lợn
Cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng từ thịt lợn và đậu xanh mà vẫn giữ được vị béo ngậy của thịt lợn vị ngọt thanh của đậu xanh.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 40g
- Thịt lợn: 100g
- Đậu xanh tách vỏ: 50g
- Gia vị cho bé ăn dặm
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo và đậu xanh sau đó tiến hành ngâm trong nước khoảng 30 phút cho nở đều.
- Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ.
- Hành tím băm nhỏ.
- Hành lá thái nhỏ.
- Cho đồng thời gạo và đậu xanh vào nồi đổ 1 lượng nước vừa đủ và nấu đến khi sôi. Khi cháo sôi, hạ lửa nhỏ, vớt sạch bọt.
- Phi thơm hành tím băm, cho thịt lợn vào xào chín.
- Khi cháo chín nhừ, cho thịt vào khuấy đều, tiếp tục đun đến khi sôi lại thì nêm thêm gia vị ăn dặm cho bé rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, cho thêm xíu dầu oliu trộn đều là có thể cho trẻ thưởng thức.
1.7. Cháo thịt lợn, cà rốt
Cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng với thịt heo và cà rốt giàu chất dinh dưỡng, Đặc biệt nó còn có màu sắc đẹp mắt.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 30g
- Thịt thăn lợn: 40g
- Cà rốt: 1/2 củ
- Gia vị nấu ăn dặm
Các chế biến:
- Vo sạch gạo, ngâm nước 30 phút.
- Rửa sạch thịt lợn, xay nhuyễn.
- Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, hấp chín, cắt hạt lựu.
- Khi cháo đã chín nhừ, cho thịt lợn và cà rốt khuấy đều, tiếp tục đun khoảng 5 – 10 phút cho cháo chín mềm nêm thêm 1 chút gia vị rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, chờ cho cháo nguội bớt thì cho trẻ thưởng thức
Ghi Nhớ Ngay Cách Nấu Cháo Trứng Gà Cà Rốt Cho Bé Ngọt Thơm Dễ Ăn
Cách Nấu Súp Gà Cà Rốt Không Đường, Không Mì Chính Vẫn Ngon Hệt Như Ngoài Hàng
1.8. Cháo thịt lợn, hạt sen
Cháo thịt lợn hạt sen là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Cách nấu thịt cho bé ăn dặm từ thịt lợn kết hợp với hạt sen khá đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 30g
- Thịt lợn nạc: 30g
- Hạt sen: 20g
- Gia vị cho trẻ ăn dặm
- Dầu ăn
Cách chế biến:
- Hạt sen bỏ vỏ, tách hạt loại bỏ phần tâm sen sau đó rửa sạch
- Vo sạch gạo, ngâm trong nước khoảng 30 phút cho gạo mềm.
- Rửa sạch thịt, băm nhỏ.
- Cho gạo vào nồi, đổ nước ngập gạo, nấu với lửa vừa đến khi sôi. Cháo chín hạ lửa vớt bọt cho hạt sen và nấu đến khi chín nhừ.
- Đổ ít dầu ăn vào chảo, phi thêm hành xào chín thịt lợn đến khi săn lại.
- Khi cháo hạt sen chín nhừ, thêm thịt lợn vào khuấy đều trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút thì tắt bếp.
- Nêm gia vị cho bé phù hợp với khẩu vị của bé. Sau đó bạn múc cháo ra tô, chờ cháo nguội và cho trẻ thưởng thức.
1.9. Súp bí đỏ thịt bò cho bé
Súp bí đỏ thịt bò là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Cách nấu thịt cho bé ăn dặm sẽ có vị ngọt thanh của bí đỏ, vị béo ngậy của thịt bò đầy bổ dưỡng cho bé.
Nguyên liệu:
- Thịt bò 10gr
- 1 quả bí đỏ
- Hành tây: 1/2 củ
- Dầu ô liu
Cách chế biến:
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ đi phần hạt và ruột sau đó rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
- Hấp chín bí đỏ, xay nhuyễn
- Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ.
- Cho bí đỏ vào nồi, đổ nước ngập mặt bí đỏ, nấu sôi.
- Khi bí đỏ sôi, hạ lửa nhỏ, ninh nhừ.
- Phi thơm hành tây băm, cho thịt bò băm vào xào chín. Nêm thêm gia vị vừa ăn cho bé.
- Múc cháo ra bát sau đó đợi cho nguội bớt là có thể cho bé ăn.
1.10. Nui xoắn sốt thịt bò ăn dặm
Nui xoắn là một loại thực phẩm giàu carbohydrate, cung cấp năng lượng cho bé hoạt động. Khi kết hợp với thịt bò sẽ cung cấp thêm protein dồi dào, giúp bé phát triển cơ bắp và thể chất.
Nguyên liệu:
- Thịt bò 100gr
- Nui xoắn: 50 gam
- Cà chua 1 quả
- Tương cà
- Ngò tây khô
- Hành tây cắt hạt lựu nhỏ
- Hành tím 2 củ
- Dầu mè Thuyền Xưa
- Mật mía
Cách chế biến:
- Ngâm nui khoảng 30 phút với nước lạnh. Sau đó luộc chín nui rồi chần qua nước lạnh. Sau đó cho thêm một ít dầu mè.
- Chần cà chua qua nước sôi rồi lột vỏ ngoài cắt nhỏ. Thịt bò băm nhuyễn.
- Cho dầu vào chảo chờ dầu nóng phi thơm hành tím, rồi cho thịt bò vào xào qua, thêm cà chua vào rồi xào tiếp.
- Cuối cùng cho nui vào chảo thịt bò sốt cà, trộn đều cho nui thấm sốt.
- Múc lên đĩa, chờ cho nguội bớt là có thể cho bé ăn.
1.11. Thịt bò hầm với nấm hương
Thịt bò hầm với nấm hương là một trong những cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng được các lựa chọn khá nhiều vì nó cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho trẻ như: protein, sắt, vitamin và khoáng chất….
Nguyên liệu:
- 100gr thịt bò
- Nấm hương
- Trứng gà 1 quả
- Dầu và một số gia vị ăn dặm cho bé
Cách chế biến
- Vo gạo bằng nước lạnh rồi đem đi nấu cháo.
- Rửa sạch thịt bò, băm nhuyễn.
- Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng gà, lấy lòng đỏ trứng đánh tan.
- Ngâm nấm hương với nước cho đến khi mềm, cắt bỏ phần chân rồi đem đi rửa sạch, thái nhuyễn.
- Khi cháo đã chín nhừ, bỏ tất cả nguyên liệu trên vào. Đun đến khi cháo sôi lại thì đổi từ từ lòng đỏ trứng gà vào và khuấy đều. Đun thêm khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp.
- Múc ra bát cho thêm 1 chút gia vị trộn đều và cho bé hưởng thức.
1.12. Bột ăn dặm với thịt bò và cà chua
Cà chua chứa rất nhiều vitamin A, có công dụng trong việc tăng cường thị giác cho trẻ. Khi kết hợp với thịt bò nó sẽ giúp bổ sung sắt cho bé giúp trẻ phát triển toàn diện.
Nguyên liệu:
- 4 thìa bột gạo
- 1/2 trái cà chua
- 2 thìa thịt bò
- 2 thìa dầu ăn dặm cho bé
- 1/2 bát nước lọc
- Nước mắm cho bé
Cách chế biến:
- Rửa sạch thịt bò, xay nhuyễn
- Rửa sạch cà chua, trần qua nước nóng bỏ vỏ và phần hạt rồi xay nhuyễn.
- Bột gạo đổ ra bát sau đó cho thêm 1 chút nước hòa tan.
- Cho thịt bò vào nồi xào chín, rồi thêm cho cà chua, nước mắm của bé và nước vào đảo đều.
- Tiếp theo đổ từ từ bột gạo vào nồi đảo bột đều tay đến khi bột chín.
- Múc bột ra bát cho thêm một chút dầu ăn là có thể cho bé ăn
1.13. Cháo thịt bò đậu xanh với rau mồng tơi
Thịt bò cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ, cách nấu thịt cho bé ăn dặm từ thịt bò kết hợp với đậu xanh và mồng tơi sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu:
- 100gr thịt bò
- Đậu xanh
- Ngò rí
- Rau mồng tơi
- Gia vị cho bé ăn dặm
Cách chế biến:
- Đậu xanh rửa sạch ngâm với nước ít nhất 30 phút
- Gạo vo sạch ngâm 30 phút với nước.
- Rau mồng tơi rửa sạch, băm nhỏ rau.
- Cho gạo và đậu xanh vào nồi thêm nước cho ngập và đun sôi. Sau khi sôi hạ lửa xuống và ninh đến khi nhừ.
- Rửa thịt bò xay nhuyễn. Ướp một ít nước mắm ăn dặm của trẻ. Sau đó bắc chảo cho 1 chút dầu đổ thịt bò vào xào chín.
- Sau khi cháo đã nhừ đổ mồng tơi và thịt bò vào đảo đều cho các nguyên liệu quyện lại. Nêm thêm 1 chút gia vị cho bé sao cho vừa ăn.
- Múc cháo vào bát đợi cháo nguội bớt là có thể cho bé thưởng thức.
1.14. Thịt bò viên với khoai tây cho bé ăn dặm
Cách nấu thịt cho bé ăn dặm với bò viên và khoai tây vẫn giữ nguyên được vitamin, protein, sắt, và các khoáng chất khác như sau:
Nguyên liệu:
- 60g thịt nạc bò
- 1 củ khoai tây
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách chế biến:
- Rửa sạch thịt bò, cắt miếng nhỏ, xay nhuyễn
- Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào máy xay nhuyễn
- Nặn thịt bò thành từng viên nhỏ phù hợp với trẻ.
- Cho thịt bò đã được nặn vào nồi hấp chín.
- Thịt bò viên sau khi chín, cho vào chảo chiên vàng đều để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Lưu ý: Có thể cho thêm một ít bột mì hoặc bột bắp vào hỗn hợp thịt bò để thịt bò viên được kết dính tốt hơn.
1.15. Cách nấu thịt cho bé ăn dặm từ thịt gà và phô mai
Cách nấu thịt cho bé ăn dặm từ thịt gà một loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Phô mai cũng là một nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp xương và răng của bé chắc khỏe.
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 60g
- Phô mai: 1 viên
- Gạo: 50g
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo ngâm ít nhất 30 phút
- Sơ chế thịt gà, lọc thịt băm nhuyễn. Sau đó ướp gia vị khoảng 15 phút cho thịt thấm đều
- Cho gạo vào nồi thêm nước với tỷ lệ 1:5 đun lửa vừa đến khi sôi, hạ nhỏ lửa đến khi chín nhừ.
- Khi cháo đã nhừ cho thịt gà vào nấu thêm 10 – 15 phút thì cho phô mai vào, khuấy đều đến khi tan ra rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát cho thêm 1/2 thìa cà phê dầu oliu, trộn đều và cho thưởng thức.
1.16. Cháo gà súp lơ xanh
Thịt gà cung cấp lượng protein lớn cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, khi kết hợp với súp lơ xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn. cách nấu thịt cho bé ăn dặm khá đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và tiến hành các bước sau:
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 30g
- Súp lơ xanh: 30g
- Gạo nếp: 30g
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo ngâm khoảng 30 phút.
- Thịt gà rửa sạch xay nhuyễn
- Rửa sạch súp lơ xanh, luộc chín xay nhuyễn.
- Cho gạo vào nồi thêm khoảng 300ml nước vào đun sôi, sau khi sôi thì hạ lửa đun cho đến khi cháo nhừ.
- Khi cháo nhừ, cho thịt gà và súp lơ đã được xay nhuyễn vào, sau đó khuấy đều đến khi các quyện vào với nhau.
- Múc cháo ra bát cho bé ăn khi còn ấm
1.17. Cháo gà cho bé với bí đao
Cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng từ thịt gà và bí đao cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng như: protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất…
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 30g
- Bí xanh: 20g
- Nấm rơm: 10g
- Cà rốt: 10g
- Gạo nếp: 50g
- Gia vị ăn dặm cho bé
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo sau đó ngâm trong nước khoảng 30 phút.
- Sơ chế thịt gà, rửa sạch xay nhuyễn.
- Ngâm nấm rơm với nước ấm đến khi nở rửa sạch với nước bỏ phần cuống rồi băm nhuyễn.
- Gọt vỏ bí đao và cà rốt, sau đó bỏ ruột và hạt bí đao thái hạt lựu.
- Cho gạo vào nồi và cho thêm 500ml nước vào đun sôi. Sau khi sôi hạ nhỏ lửa ninh nhừ.
- Khi cháo nhừ, cho thịt gà vào khuấy đều, Tiếp đến cho bí đao, cà rốt, nấm rơm vào khuấy đều. Nấu cháo thêm 7 – 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Múc ra bát chờ nguội bớt là có thể cho bé thưởng thức.
1.18. Cháo gà hành tây
Cháo gà hành tây cung cấp cho bé một lượng nhỏ tinh bột và chất béo. Món ăn này cung cấp năng lượng cho bé hoạt động, phát triển trí não, điều hòa nhịp tim và huyết áp với cách nấu thịt cho bé ăn dặm như sau:
Nguyên liệu:
- Hành tây: ¼ củ
- Thịt gà: 40g
- Hạt ngô: 30g
- Củ cải: ½ củ
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo ngâm nước 30 phút.
- Hành tây bóc vỏ rửa sạch băm nhuyễn.
- Củ cải gọt vỏ cắt hạt lựu.
- Hạt ngô rửa sạch để ráo.
- Sơ chế sạch thịt gà, băm nhỏ.
- Cho dầu ăn vào chảo đợi nóng thì phi thơm hành tây, cho thịt gà vào vào xào chín
- Luộc củ cải và ngô cho đến khi chín mềm. Cho củ cải ra bát nghiền mịn. Xay nhuyễn bắp bỏ phần bã
- Khi cháo nhừ, cho thịt gà, bắp, củ cải vào đảo đều, nêm thêm 1 chút gia vị và tắt bếp.
2. Giá trị dinh dưỡng từ thịt đối với bé ăn dặm
Ngoài quan tâm đến cách nấu thịt cho bé ăn dặm. Việc tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này cũng rất cần thiết.
- Protein: Thịt chiếm khoảng 20% lượng protein trong khẩu phần ăn của trẻ. Đây là thành phần cấu tạo nên các cơ quan, tế bào trong cơ thể.
- Sắt: Thịt là nguồn cung cấp sắt tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao. Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin trong máu, giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, khiến trẻ mệt mỏi, xanh xao, kém tập trung.
- Kẽm: Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phát triển trí não và thị lực của trẻ. Thịt là nguồn cung cấp kẽm tốt cho trẻ, đặc biệt là thịt bò, thịt gà, thịt lợn.
- Vitamin nhóm B: Thịt là nguồn cung cấp vitamin nhóm B dồi dào, bao gồm vitamin B1, B2, B3, B6, B9, B12. Các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Ngoài ra, thịt còn chứa các chất dinh dưỡng khác như chất béo, phốt pho, canxi,… giúp trẻ phát triển toàn diện.
3. Khi nào nên cho bé ăn dặm với thịt?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm với thịt là từ 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn thiện và có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thịt.
Tuy nhiên, nếu bé đã có thể ngồi vững hoặc nuốt được thức ăn dạng sệt. Bạn có thể cho bé ăn dặm từ 4-5 tháng tuổi, tuy nhiên chỉ nên cho bé ăn 1 lượng thịt ăn dặm phù hợp như sau:
- Trẻ 6 – 8 tháng tuổi: Cho trẻ ăn 2-3 bữa/tuần, mỗi bữa 10-20g thịt.
- Trẻ 9 – 11 tháng tuổi: Cho trẻ ăn 3-4 bữa/tuần, mỗi bữa 20-30g thịt.
- Trẻ 12 – 24 tháng tuổi: Cho trẻ ăn 4-5 bữa/tuần, mỗi bữa 30-40g thịt.
4. Cách lựa chọn thịt nấu cháo cho bé ăn dặm như thế nào?
Để áp dụng cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng việc chọn thịt nấu cháo rất quan trọng, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Chọn thịt tươi ngon: Thịt tươi ngon sẽ có màu sắc tươi sáng, không bị thâm đen, mốc. Thịt có độ đàn hồi tốt, khi ấn tay không bị chảy nước. Thịt không có mùi hôi, ôi thiu.
- Xem xét nguồn gốc: Mẹ nên chọn thịt có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chọn thịt phù hợp với độ tuổi của bé: Đối với bé 6-8 tháng tuổi, mẹ nên chọn thịt xay hoặc thịt băm nhỏ. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn thịt miếng nhỏ, cắt hạt lựu.
5. Chế biến thịt cho bé ăn dặm cần lưu ý điều gì?
Chế biến thịt cho bé ăn dặm cần lưu ý những điều sau:
- Thịt cần được nấu chín kỹ: Thịt sống, tái,… có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc cho bé.
- Thịt cần được xay nhuyễn: Đối với bé 6-8 tháng tuổi, mẹ nên xay thịt nhuyễn như cháo. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể xay thịt thô hơn.
- Thịt cần được nêm nếm vừa ăn: Mẹ không nên nêm nếm quá nhiều gia vị cho bé ăn dặm, đặc biệt là muối.
- Thịt cần được bảo quản an toàn: Thịt sau khi nấu chín cần được bảo quản trong tủ lạnh, dùng trong vòng 24 giờ.
Việc ăn dặm rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ, đây là giai đoạn giúp bé làm quen với các loại thực phẩm. Vì thế cách nấu thịt cho bé ăn dặm bổ dưỡng rất quan trọng. Việc này ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong 6 tháng đầu, và tạo tiền đề cho thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ sau này. Chúc các mẹ vào bếp thành công !