Không phải ai cũng biết cách nấu cháo chờ Nam Ô sao cho đậm đà và đúng vị. Đây là một món ăn đặc sản tại Đà Nẵng, được nhiều du khách và người dân địa phương ưa chuộng bởi hương vị ngon và lạ. Để làm ra được món cháo chờ ngon chuẩn gốc, bạn nên lưu ngay bí kíp nấu ở dưới đây.
1. Vì sao lại gọi là cháo chờ Nam Ô?
Cháo chờ Nam Ô hay còn được gọi là bánh canh cá nục. Tuỳ thuộc từng vùng thì sẽ có cách gọi món cháo chờ này khác nhau. Khi nhắc đến món ăn này, người ta thường nghĩ đây là món ăn có quy mô hàng quán. Nhưng vì yêu thích hương vị của chúng nên rất nhiều bà nội trợ đã học cách nấu cháo chờ Nam Ô tại nhà để thay đổi khẩu vị cho cả gia đình.
Sở dĩ gọi là cháo “chờ” bởi vì khi ăn bạn phải chờ khoảng 10 phút để đầu bếp bắt đầu làm. Dù vậy, thực khách không hề kêu ca, bởi thành quả chờ đợi cực kỳ xứng đáng. Khi ăn thường gọi thêm 1 bát cá nục rim cho thoả thích, hoặc ăn kèm bánh mì và quẩy.
2. Nguyên liệu nấu cháo chờ Nam Ô
Thành phần | Định lượng |
Cá nục |
500g |
Xương ống |
500g |
Bánh canh |
(tùy theo khẩu phần ăn của gia đình) |
Trứng cút |
10 – 20 quả |
Chả cá |
300g |
Hành tây |
1 củ |
Hành tím |
5 – 6 củ |
Củ cải |
300g |
Gia vị |
Bột canh, nước mắm, hạt nêm, mì chính, tắc (quất, chanh) |
3. Mẹo chọn nguyên liệu – bí quyết nấu cháo chờ Nam Ô tuyệt hảo
Chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị món ăn, thậm chí có thể gây hại cho sức khoẻ nếu bạn lựa chọn những nguyên liệu đã quá hạn dùng. Tham khảo một số mẹo chọn dưới đây giúp bạn có cách nấu cháo chờ đơn giản, thơm ngon hơn.
3.1. Chọn cá nục ngon
Cá nục còn tươi và ngon khi vảy còn bám chắc, óng ảnh, sờ vào da cá thấy có độ cứng chứ không mềm oặt.
Ngược lại, cá đã ươn thì có mùi khó chịu, thịt cá mềm và không săn, vảy cá đã bong tróc hoặc mờ nhạt nhiều.
3.2. Chọn xương heo còn tươi
Kinh nghiệm của các bà nội trợ lâu năm chính là xương heo có màu đỏ nhạt, không thâm tái, sờ vào không lạnh (nếu lạnh chính là đã ướp lạnh, không tươi).
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có thể mua các loại xương đông lạnh ở siêu thị thì hãy để ý hạn dùng, màu sắc của xương để tránh chọn trúng xương heo để lâu nhé!
3.3. Chọn bánh canh không ôi
Bánh canh thường làm từ bột mì hoặc bột lọc, vì vậy nếu để lâu chắc chắn sẽ không ngon và bị ôi.
Bánh canh sờ vào không nhũn quá, có độ dai tốt, màu trắng sạch, không mùi, xem kỹ không thấy mốc thì chính là bánh ngon.
Xem thêm: 1 Tô Bánh Canh Bao Nhiêu Calo? Mẹo Ăn Bánh Canh Không Lo Tăng Cân
4. Cách nấu cháo chờ Nam Ô cực dễ dàng
Cách nấu cháo chờ Nam Ô ngon chuẩn vị, không đòi hỏi kĩ năng nấu ăn quá cao. Chỉ cần bạn thực hiện theo các bước đây, nhất định bạn sẽ thành công:
Sơ chế nguyên liệu
-
Cá nục: cạo vảy lấy ruột, chà muối hoặc vắt chanh (giấm, tắc đều được) để khử tanh, rửa sạch, để lên giá cho róc nước.
-
Xương heo: rửa qua với nước, chặt thành khúc nhỏ, trần sơ qua nước sôi.
-
Chả cá: thái nhỏ vừa ăn.
-
Trứng cút: luộc chín, bóc vỏ sẵn.
-
Hành tím: bóc vỏ thái nhỏ, sau đó phi thơm giòn thì vớt ra bát.
-
Hành tây và củ cải: thái khúc vừa ăn.
Chiên cá nục
Cá nục đã ráo nước đem cho vào chảo chiên chín, sau đó vớt ra chờ nguội và ráo dầu ăn. Sau đó tách xương và thịt cá riêng
Nếu nhà bạn có nồi chiên không dầu thì có thể dùng nhé, tuy nhiên cần phết dầu ăn để tránh cá bị quá khô.
Nấu nước dùng
Cho vào nồi khoảng 1 lít nước, đun sôi. Khi sôi cho xương heo, xương cá đã gỡ vào, thêm củ cải, hành tây, nêm nếm vừa ăn rồi ninh 30 phút, lọc lấy nước dùng.
Nấu bánh canh
Sau khi lọc nước, bạn tiếp tục đun sôi, nêm nếm đủ vị, lấy bánh canh cho vào nồi luộc trong khoảng 2 phút.
Sau đó vớt bánh canh vào tô, chan thêm nước dùng vừa đủ, thêm trứng cút, hành phi, cá nục và chả cá là hoàn thành món cháo chờ Nam Ô rồi đấy.
Thành phẩm
Với 5 bước đơn giản, bạn đã có ngay một nồi cháo chờ Nam Ô cực kỳ dinh dưỡng, chuẩn vị đặc sản, làm dày thêm danh sách các món ăn cho gia đình.
5. Một số câu hỏi thường gặp về món cháo chờ Nam Ô
Món ăn dân dã – cháo chờ Nam Ô còn rất mới mẻ với nhiều người, gây tò mò thích thú cho khách du lịch đến với mảnh đất miền Trung này. Vì sự tò mò của du khách nên không thể tránh khỏi những thắc mắc sau đây:
5.1. Ăn cháo chờ Nam Ô có tốt không?
Hàm lượng dinh dưỡng trong cháo chờ khá cao, đặc biệt là dinh dưỡng từ cá nục. Nghiên cứu cho thấy trong 1 con cá nục chứa Canxi, Kẽm, Photpho, cùng nhiều loại vitamin,…
Ăn cá nục giúp cải thiện chức năng não bộ, hạn chế các bệnh tiểu đường. Bà bầu nên ăn cá nục vì có nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp khi mang thai.
Bánh canh cá nục còn giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, duy trì năng lượng cho ngày dài.
5.2. Những ai hạn chế ăn cháo chờ Nam Ô?
- Những người bệnh xơ gan, viêm gan, bệnh gout nên hạn chế ăn cháo chờ vì purine vì chúng có nhiều trong cá nục.
- Các mẹ bầu nên ăn lượng cháo chờ cá nục vừa đủ, không nên ăn quá nhiều, dễ dẫn đến ngộ độc vì trong cá nục có chứa thuỷ ngân.
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Cá Chép Thơm Ngon Cho Mẹ Bầu Tẩm Bổ, An Thai
5.3. Có thể nấu cháo chờ bằng nguyên liệu khác không?
Cách nấu cháo chờ Nam Ô gia truyền thì bắt buộc phải có cá nục. Nếu bạn ở vùng miền khác không có cá nục, hoặc vì nhiều lý do nên không thể mua hoặc ăn cá nục thì có thể thay đổi bằng các loại cá khác.
Đối với bánh canh, bạn có thể thay bằng bún, phở,… các sợi làm từ bột gạo đều được. Vì thế nên hương vị cháo chờ cá nục của bạn sẽ khác đôi chút so với nguyên bản.
Với cách nấu cháo chờ Nam Ô đơn giản trên, bạn có thể tự tin trổ tài vào bếp và nấu ngay cho mình hoặc gia đình một tô cháo chờ hôi hổi, ngon chuẩn vị ngoài hàng, khiến ai cũng phải tấm tắc khen đấy!