Cách nấu cháo ngán cho bé chuẩn vị nhất là vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của các mẹ. Món cháo này không những ngon miệng, dễ làm mà còn cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bé. Chỉ cần cẩn thận một chút khi nấu, bạn sẽ có được một nồi cháo thơm ngon, vừa miệng.
1. Đặc điểm của con ngán
Ngán có hình dáng bên ngoài khá giống ngao, song kích thước con ngán thường to hơn ngao. Tại Việt Nam, ngán là đặc sản Quảng Ninh, có vân sần chứ không trơn như ngao. Vì sống trong môi trường toàn bùn, nên chúng có vỏ màu trắng xám. Ngán thường được bán vào mùa thu và hè, mùa đông lạnh chúng nằm sâu dưới bùn nên rất khó bắt.
Con ngán có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như hấp, luộc, nướng, nấu cháo, nấu bún,… Song để có thể chế biến được một món ăn từ ngán thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng thì cần có khá nhiều kinh nghiệm của người đầu bếp, đặc biệt là khâu làm sạch ngán.
2. Thành phần dinh dưỡng trong con ngán
Trước khi biết cách nấu cháo ngán cho bé thì cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong loại thực phẩm phẩm này. Ngán là một trong những hải sản biển chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, phải kể đến như: Glucid, protit, vitamin và khoáng chất. Từ thịt ngán có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ. Món phổ biến nhất thường là ngán nướng hoặc ngán hấp. Thông thường, người ta chỉ nướng và hấp tái ngán vì hấp chín quá ngán sẽ giảm bớt đi vị ngon ngọt. Một số món ăn từ ngán khác cũng được nhiều người ưa chuộng là cháo ngán, bún xào ngán.
3. Bé mấy tuổi ăn được cháo ngán?
Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm tức là 6 tháng sau khi sinh, nhiều mẹ bỉm vẫn thường hay thắc mắc về việc khi nào cho bé ăn hải sản, trong đó có ngán. Thông thường, đạm trong hải sản nói chúng thường gây dị ứng cho trẻ. Do đó, tốt nhất là nên cho bé ăn ngán từ tháng từ 8 trở đi.
Cách nấu cháo ngán cho bé như thế nào? Trẻ ăn nhiều ngán có tốt không? Ăn như thế nào là hợp lý? Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn ở mỗi bữa sẽ khác nhau:
-
Trẻ có độ tuổi từ 8 – 12 tháng: Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm này, mỗi bữa mẹ có thể chế biến 20 – 30g ngán nấu với cháo.
-
Trẻ có độ tuổi từ 1 – 3 tuổi: Mỗi bữa ăn có thể chế biến 30 – 40g ngán nấu cùng với cháo.
-
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Có thể bắt đầu cho trẻ ăn cháo ngán với nguyên liệu là 50 – 60g thịt ngán.
4. Lợi ích khi ăn cháo ngán
Ngoài biết cách nấu cháo ngán cho bé thì các mẹ cũng cần nắm rõ lợi ích khi cho bé ăn loại hải sản này. Ngán rất giàu dinh dưỡng, trong thịt ngán có đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, khi mẹ cho bé ăn dặm bằng cháo ngán sẽ giúp trẻ tăng cường miễn dịch và phát triển trí nào rất tốt.
5. Cách chọn mua và bảo quản ngán ngon, chất lượng
Cách chọn mua ngán biển chất lượng:
-
Những con ngán tươi thường sẽ còn khép miệng. Khi dùng tay tách thử phần vỏ mà thấy dễ tách thì đây là những con ngán đã chết, không nên mua.
-
Ngán biển được khai thác từ tự nhiên từ khoảng tháng 3 đến hết tháng 10 âm lịch. Nên mua ngán vào thời điểm này vì đây là mùa ngán, thịt ngán sẽ rất tươi và ngọt nhất.
-
Nên chọn những con ngán có vỏ bên ngoài cứng cáp, lành lặn và không bị vỡ.
-
Khi đi chợ mua nên lựa những con ngán có kích thước lớn, khi cầm lên thấy chắc tay vì đây đều là những con nhiều thịt, khi ăn sẽ thấy vị ngọt.
-
Không nên mua những con ngán quá nhỏ vì những con này phần thịt đã bị teo lại, ăn sẽ không được ngon.
Kinh nghiệm mua ngán biển:
Nhiều người băn khoăn trước câu hỏi ngán biển bao nhiêu tiền? Tùy theo loại ngán mà giá cả của chúng có sự chênh lệch. Cụ thể như sau:
-
Loại 1: Khoảng 8 – 10 con/kg, giá dao động trong khoảng 750.000 – 1.000.000 VNĐ/kg;
-
Loại 2: Khoảng 15 – 20 con/kg, giá dao động trong khoảng 450.000 – 600.000 VNĐ/kg.
Cách bảo quản ngán biển:
-
Tuyệt đối không bỏ ngán vào tủ lạnh ngay sau khi mua, vì ngán sống khi bỏ vào tủ lạnh sẽ bị ngạt và chế, khiến cho chất lượng thịt bị giảm và ăn không được ngon. Nếu ngán bị đông đá thì khi chế biến cũng sẽ rất khó để rã đông.
-
Ngâm ngán biển vào nước muối hoà tan có độ mặn vừa phải khoảng 2 -3 tiếng. Sau đó, để ngán ra nơi mát mẻ và hơi ẩm một chút. Với cách làm này, bạn có thể bảo quản ngán trong thời gian khá lâu mà không sợ ngán bị chết.
6. Hướng dẫn cụ thể cách nấu cháo ngán cho bé
Sau khi mua được nguyên liệu tươi ngon, bạn có thể tham khảo cách nấu cháo ngán cho bé để thường xuyên thay đổi thực đơn. Bé sẽ được thưởng thức đa dạng các món ăn, có cảm giác ngon miệng và hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn.
6.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
Ngán: 05 con
-
Gạo: 400g
-
Hành tím: 03 củ
-
Rau thơm
-
Dầu ăn dặm cho bé
-
Gia vị
-
Dụng cụ thực hiện: Nồi, chảo chống dính, nồi áp suất, dao, chén,…
6.2. Cách chế biến cháo ngán cho bé
Bước 1: Học cách nấu cháo ngán cho bé – Sơ chế nguyên liệu:
-
Ngán sau khi mua về, dùng dao tách thịt ngán ra khỏi vỏ rồi cho vào bát. Sau đó, giữ lại phần nước tiết và dùng kéo cắt ngán thành từng miếng nhỏ, vừa miệng ăn.
-
Vo sạch gạo, đem ngâm trong nước ấm khoảng 3 tiếng rồi dùng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện để ninh cháo.
-
Bóc vỏ hành tím rồi chia làm 2 phần. Một phần đem cắt thành từng lát mỏng để làm hành phi khô, phần còn lại thì băm nhuyễn.
-
Nhặt rau thơm, đem rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Bước 2: Cách nấu cháo ngán cho bé – Xào ngán
-
Bắc nồi lên bếp và cho vào 1 thìa cà phê dầu ăn. Khi dầu nóng, cho phần hành tím đã băm nhuyễn vào phi thơm.
-
Tiếp đến, cho phần thịt ngán vào xào chín với lửa vừa khoảng 10 phút.
Bước 3: Cách nấu cháo ngán cho bé đúng cách
-
Khi ngán đã chín và dậy mùi thơm thì cho cháo vào nồi nấu khoảng 15 – 20 phút. Cháo sôi, cho thêm 1 thìa cà phê hạt nêm rồi dùng đũa khuấy đều.
-
Cuối cùng, nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị của bé.
Bước 4: Phi hành chuẩn ngon khi thực hiện cách nấu cháo ngán cho bé
-
Cho 3 thìa cà phê dầu ăn vào chảo và đun với lửa vừa.
-
Khi dầu sôi, cho phần hành tím đã thái nhỏ vào và dùng đũa khuấy đều đến khi hành chuyển sang màu vàng là được. Sau đó múc cháo ra bát và để nguội.
-
Rắc thêm rau thơm và một chút hành phi để trang trí cho nồi cháo thêm hấp dẫn. Vậy là mẹ có thể cho bé thưởng thức cháo rồi đó.
Mẹo nhỏ: Để hành phi không bị đắng khi ăn thì các mẹ nên để hành vừa vàng tới rồi vớt ra.
6.3. Thành phẩm
Món cháo ngán có hương vị thơm ngon vô cùng hấp dẫn. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt ngán kết hợp cùng với hương thơm của hành phi chắc chắn sẽ khiến bé của bạn thích mê.
Người lớn có thể dùng món cháo ngán này vào bữa sáng cũng rất hợp đó.
7. Những lưu ý khi nấu cháo ngán cho bé
-
Khi nấu cháo ngán cho bé ăn, các mẹ nên lưu ý tuỳ vào độ tuổi của bé (thời điểm tốt nhất là trên 8 tháng tuổi như đã đề cập ở phần trên) mà sử dụng các nguyên liệu. Nếu bé còn nhỏ và khả năng nhai chưa tốt, có thể nấu cháo sau đó xay nhuyễn ra cho bé sử dụng.
-
Để món cháo ngán thêm phần thơm ngon thì các mẹ có thể sử dụng rau thơm hoặc tiêu xay cho vào cháo.
8. Bí quyết nấu cháo thơm ngon, nhanh nhừ, không dính nồi
Để món cháo nhanh nhừ, thơm ngon, bổ dưỡng thì bạn có thể tham khảo các bí quyết dưới đây:
-
Trộn một ít gạo tẻ với gạo nếp: Việc này sẽ giúp cho món cháo của bạn có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều so với cách nấu thông thường. Gạo nếp có hương thơm đặc trưng, khi trộn cùng gạo tẻ sẽ giúp cho món cháo của bạn có độ sánh dẻo và mềm mịn hơn. Nấu cháo trộn gạo nếp với gạo trẻ sẽ cho ra món cháo có hương vị thơm ngon, vừa có độ tơi xốp của gạo tẻ, vừa có độ dẻo của gạo nếp.
-
Ngâm gạo 30 phút trước khi nấu: Công đoạn ngâm gạo với nước lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu sẽ giúp cho hạt gạo mềm ra, khi nấu thì cháo sẽ nhừ nhanh hơn.
-
Rang gạo trước khi nấu: Rang gạo để cháo nấu nhanh nhừ hơn nhưng không bị nát mà còn dậy mùi thơm khó cưỡng. Bởi trong khi rang, hạt gạo sẽ bị nhiệt độ làm cứng và định hình được hạt gạo, cho dù có nấu lâu như thế nào thì hạt gạo vẫn giữ được hình dáng chứ không bị nhừ nhuyễn. Sau khi đã ngâm gạo, hãy cho gạo vào chảo rang cho đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang màu trắng trong thì dừng lại.
- Canh lượng nước phù hợp với món cháo: Để cháo trắng ngon, không quá lỏng hoặc đặc sệt, bạn nên canh lượng nước gạo theo tỉ lệ 3:1, tức là 3 phần nước và 1 phần gạo.
-
Nấu cháo bằng nước sôi: Thông thường mọi người sẽ cho gạo vào nồi, đổ nước lạnh vào rồi mới bật bếp nấu. Tuy nhiên, với cách làm này sẽ làm cho hạt cháo nở không đều mà lại rất dễ bị cháy khét ở dưới đáy. Cách làm đúng là hãy nấu nước sôi, sau đó mới cho gạo vào nấu, đậy kín nắp nồi rồi tắt bếp. Sau 15 phút, bật bếp nấu cho nồi cháo sôi lần nữa, sau đó vặn nhỏ lửa hoặc tắt bếp để vậy một lúc, cháo sẽ tự nở nhừ. Nấu cháo theo cách này, không những giúp cháo nhanh nhừ mà còn tiết kiệm được điện, gas tối đa cho gia đình. Gạo cũng sẽ không bị bám dính vào đáy nồi, và không bị cháy.
-
Cho một ít dầu ăn vào cháo: Trong quá trình nấu cháo nếu bạn cho vào nồi cháo một ít dầu ăn, sau khi chín, cháo sẽ có vẻ bóng loáng đẹp mắt mà khi ăn cháo cũng dễ ăn hơn.
-
Top 13 Cách Nấu Cháo Không Bị Dính Nồi, Bà Nội Trợ Nào Cũng Cần Biết
-
15 Cách Nấu Cháo Ngon Cho Bé 10 Tháng Tuổi, Mẹ Nấu Thế Này Bé Ăn Hoài Không Chán
Khi biết được cách nấu cháo ngán cho bé chuẩn vị nhất, các mẹ sẽ có được một món cháo ngán vô cùng hấp dẫn, cung cấp cho bé nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết để bé có một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời đảm bảo được quá trình hoàn thiện và phát triển của các cơ quan khác. Đây sẽ là một món ăn mà các mẹ nên thường xuyên sử dụng trong thực đơn ăn dặm của bé.