Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé một trong những cách nấu được rất nhiều mẹ áp dụng. Bên cạnh các thực phẩm giàu đạm như bò, cua, tôm, cá… thì thịt lươn đồng cũng được các mẹ đánh giá rất cao với hàm lượng dưỡng chất vượt trội. Ngoài ra, lươn cũng có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác như cà rốt, súp lơ, rau ngót…
1. Giá trị dinh dưỡng của cháo lươn mồng tơi
Cháo lươn mồng tơi là món ăn không chỉ hấp dẫn với hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe.
Đầu tiên với phần thịt lươn, với hàm lượng protein cao, cung cấp axit amin thiết yếu giúp hỗ trợ sự phát triển cơ thể, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và duy trì chức năng sinh học cơ thể.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn:
-
Năng lượng – 285 kcal
-
Protein – 17,7 kcal
-
Chất béo – 0.9g
-
Vitamin A, B, D…
-
Photpho 0.9g
-
Sắt – 1.6g
-
Canxi – 39g
Thứ hai là rau mồng tơi đóng góp nguồn vitamin và khoáng chất đa dạng như vitamin A, C, kali và magie dồi dào, giúp duy trì sức khỏe của mắt, da, hệ thống tuần hoàn và nhiều chức năng cơ bản khác của cơ thể
Chất xơ có trong mồng tơi sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho bé để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và ổn định đường ruột, giảm nguy cơ các vấn đề về đường huyết.
Cháo lươn mồng tơi không chỉ là một sự kết hợp hài hòa về hương vị mà còn là một nguồn dinh dưỡng toàn diện, giúp nâng cao sức khỏe và phục hồi năng lượng cho cơ thể.
2. Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé ngon miệng và không bị tanh
Để giúp con miệng và đảm bảo dinh dưỡng, mẹ có thể áp dụng cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé theo các bước sau:
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Tùy vào độ tuổi của bé mà bạn căn chỉnh nguyên liệu phù hợp với khả năng ăn của con. Dưới đây là ví dụ về lượng nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo cho bé từ 8 – 9 tháng tuổi trở lên.
-
2 con lươn tươi
-
40g rau mồng tơi
-
100g gạo tẻ
-
Gừng tươi, chanh, muối, hành tím, gia vị ăn dặm cho bé.
2.2. Sơ chế nguyên liệu
Trước khi tìm hiểu về cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé, mẹ cần sơ chế nguyên liệu trước để món ăn được ngon và hợp vệ sinh hơn.
-
Rau mồng tơi nhặt lấy lá non, rửa sạch sau đó thái nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy theo độ ăn thô của bé.
-
Gạo tẻ vo kỹ sau đó ngâm với nước sạch trong 30 phút.
-
Lươn mua về cho vào chậu, rắc thêm muối rồi đậy kín lại và xóc đều tay để lươn tự quẩy nhả nhớt.
-
Tiếp tục vắt thêm chanh, đậy kín và xóc lại vài lần tới khi lươn không còn ngọ nguậy là có thể tiến hành sơ chế.
-
Để xử lý nhớt, bạn dùng dao cạo nhẹ hoặc giấy báo để tuốt dọc xuống hết đuôi lươn tới khi lươn hết trơn là được.
-
Tiếp theo tiến hành cắt bỏ phần đầu và nội tạng của lươn, sau đó thêm một chút muối rửa sạch phần bụng lươn là hoàn thành khâu sơ chế.
2.3, Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé
-
Gạo sau khi ngâm cho vào nồi nấu với 300ml nước ấm đã chuẩn bị sẵn.
-
Đem lươn đi hấp hoặc luộc qua với nước cùng một chút gừng. Lươn chín vừa tới thì tắt bếp, vớt ra để nguội một chút rồi tiến hành gỡ thịt lươn.
-
Gỡ thịt dọc theo sống lưng và bỏ hết phần xương dăm ở bụng lươn.
-
Thịt lươn vừa gỡ, xé nhỏ đem xào xơ với dầu ăn dặm cùng hành phi cho thơm và thịt săn lại.
-
Khi cháo đã chín, cho thịt lươn vừa xào và rau mồng tơi xay vào cháo và đảo đều. Đun thêm từ 8 – 10 phút để rau chín là có thể tắt bếp được rồi.
-
Bày cháo ra bát, thêm gia vị ăn cho hợp khẩu vị của con rồi đợi cháo nguội bớt là có thể cho bé thưởng thức được rồi.
* Lưu ý: Khi cho lươn và mồng tơi vào nấu cùng cháo thì không nên đậy vung kín hoặc nấu quá lâu sẽ khiến cháo bị nồng và khó ăn
3. Cách chọn mua lươn và rau mồng tơi để nấu cháo
Để món cháo lươn rau mồng tơi cho bé được thơm ngon chuẩn vị, việc lựa chọn được nguyên liệu tươi ngon là rất quan trọng.
3.1. Cách chọn lươn để nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé
- Để mua được lươn ngon, đầu tiên bạn cần phải ưu tiên mua lươn còn sống.
-
Chọn lươn có hai màu màu nâu vàng hoặc đen vàng đan xen vì đây thường là lươn từ kênh, rạch, sông, hồ nên thịt sẽ chắc và thơm hơn.
-
Chọn lươn có đuôi dài, kích thước vừa phải, không quá to hoặc không quá bé để thịt không bị mủn.
-
Tuyệt đối không mua lươn đã chết khi chưa được sơ chế vì thịt của chúng có thể bị biến chất và gây hại cho bé.
3.2. Cách chọn mồng tơi để nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé
-
Chọn rau có ngọn nhỏ, màu xanh thẫm, nhìn cứng cáp vì những bó này cây rau sẽ giòn và ngon hơn. Không chọn bó có thân to mập, ngọn quá dài với màu lá nhợt nhạt, rất có thể đây là rau đã bị phun thuốc.
-
Nên chọn bó rau có nhiều ngọn, xanh đều, ít lá, lá bóng, đều nhau và lá càng nhỏ càng ngon.
4. Khi nào bé có thể ăn được cháo lươn rau mồng tơi
Mặc dù cháo lươn là món ăn ăn dặm thơm ngon, dễ ăn và rất giàu dinh dưỡng nhưng bé vẫn cần phải đủ độ tuổi thích hợp thì mới có thể ăn để tránh cho bé bị đầy hơi và khó tiêu. Do lươn là thực phẩm nhiều đạm và giàu dưỡng chất nên để tiêu hóa được chúng, dạ dày của bé cần được hoàn thiện hơn để thích ứng, thường là từ 7- 8 tháng trở đi.
>>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Trứng Gà Khoai Lang Giúp Con Tăng Cân, Chóng Lớn
5. Những lưu ý khi nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé
Để đảm bảo an toàn cho bé khi nấu ăn, khi tìm hiểu cách nấu cháo lươn rau mồng tơi ba mẹ cần lưu ý một số vấn để món ăn được thơm ngon và đảm bảo an toàn hơn.
-
Khi lọc thịt lươn để nấu cháo, bạn cần lọc kỹ từ 2 – 3 lần để kiểm tra chắc chắn rằng không còn xương, tránh việc trẻ có thể bị hóc.
-
Khi luộc hoặc hấp lươn trước để lọc thịt, bạn hãy thêm một vài lát gừng vào cùng lươn để khử bớt mùi tanh.
-
Lươn sau khi luộc hoặc hấp không được gặp nước để tránh bị tanh thịt.
-
Lươn nếu được nấu chín kỹ khi gỡ sẽ rất khó và dễ bị nát, vì vậy chỉ nên luộc hoặc hấp lươn chín vừa tới thì khi gỡ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
-
Sau khi ăn cháo lươn, không nên ăn các thực phẩm có tính hàn cao như chuối tiêu, tôm, cua biển, dưa hấu vì có thế sẽ khiến trẻ bị ngộ độc thức ăn.
-
Nội tạng của lươn tuyệt đối phải bỏ hết, không giữ lại nấu ăn. Vì lươn là loài ăn tạp và sống ở nơi bùn lầy, trong nội tạng của chúng có chứa nhiều ký sinh trùng gây hại rất nguy hiểm.
6. Cháo lươn nấu được với những loại rau gì?
Khi đã được khử tanh, thịt lươn rất dễ nấu. Bạn có thể kết hợp được với hầu hết các loại rau củ như: rau ngót, rau cải, rau mồng tơi, khoai tây, đậu hà lan… để đổi mới hương vị của cháo lươn và giúp bé bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn.
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé hãy nhớ, lươn sẽ không nấu được cùng với rau chân vịt (cải bó xôi). Khi ăn 2 thực phẩm này với nhau bạn sẽ có khả năng cao gặp hiện tượng tiêu chảy nguy hiểm.
Ngoài ra, lươn nếu nấu cùng táo gai, nho, hồng…sẽ bị mất đi dưỡng chất tự nhiên của lươn rất nhiều.
>>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Lươn Với Khoai Môn Thanh Mát, Bổ Dưỡng
Với cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé này, mẹ sẽ không phải lo cháo bị tanh hoặc mất đi dưỡng chất nữa. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua những lưu ý để giúp món ăn được ngon hơn và an toàn cho con hơn nhé.