Cách nấu cháo trong bình thủy có an toàn không? Bí quyết nấu cháo tiện lợi cho bé

Cách nấu cháo trong bình thủy có an toàn không? Bí quyết nấu cháo tiện lợi cho bé

Cách nấu cháo trong bình thủy có an toàn không? Nấu cháo trong bình thủy là phương pháp được nhiều người sử dụng hiện nay, đặc biệt là các bà mẹ dùng nấu cháo cho bé. Tuy nhiên, vẫn còn những thắc mắc liên quan đến việc liệu bình thủy có thể nấu cháo an toàn và đảm bảo cho sức khỏe hay không? Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

1. Bình thủy có thể nấu cháo không?

Liệu bình thủy có thể thay thế nồi truyền thống để nấu cháo không? Và cách nấu cháo trong bình thủy này liệu có đảm bảo? Nhiều người cho rằng cách nấu cháo trong bình thủy rất tiện lợi có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem điều này có thực sự đúng không nhé!

Cách nấu cháo trong bình thủy có an toàn không? Bí quyết nấu cháo tiện lợi cho bé

Bình thủy có thể sử dụng để nấu cháo một cách an toàn

Xem thêm: Cách nấu cháo nhừ bằng nồi cơm điện cực dễ, đảm bảo không bị khê khét

1.1. Nấu cháo bằng bình thủy có an toàn không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc nấu cháo trắng cho bé và bảo quản trong bình thủy (hay còn gọi bình giữ nhiệt) là một phương pháp khá tiện lợi và an toàn. Khi ăn, bạn có thể lấy lượng cháo cần thiết và thêm gia vị theo khẩu vị. Tuy nhiên, để bảo quản phần cháo còn lại, bạn nên đặt trong tủ lạnh thay vì giữ trong bình giữ nhiệt suốt cả ngày. Bảo quản trong bình giữ nhiệt có thể khiến nhiệt độ cháo giảm dần và nếu dưới 60 độ, vi khuẩn có thể xâm nhập, ảnh hưởng đến chất lượng của cháo.

1.2. Nên nấu cháo bằng loại bình thủy nào?

Cách nấu cháo trong bình thủy sẽ đảm bảo tốt và an toàn nếu bạn lựa chọn loại bình thủy chất lượng. Trên lý thuyết, bình thủy chất lượng được chế tạo với lớp trong cùng là inox cao cấp (301 hoặc 304), do đó có độ an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm bao gồm cả thức ăn nóng và lạnh. Vì vậy, bạn có thể sử dụng loại bình này để nấu cháo an toàn.

Ngoài ra, lựa chọn bình thủy có chất liệu tốt và tính năng cách nhiệt hiệu quả là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công khi nấu cháo. Với những loại bình giữ nhiệt có cấu trúc 2 hoặc 3 lớp, chúng không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe mà còn giúp hạt gạo chín đều và mềm, mang lại hương vị cháo tương tự như khi nấu theo cách thông thường.

2. Cách nấu cháo trong bình thủy đơn giản, cực ngon

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp hoặc gạo tẻ.

  • Nước đã được đun sôi.

  • Bình thủy đã được làm sạch và tráng sơ qua với nước ấm.

Mẹo hay: Bạn hãy vo sạch gạo bằng nước để loại bỏ vỏ trấu và các tạp chất khác. Sau đó, ngâm gạo trong khoảng 3 tiếng để làm mềm gạo, giúp quá trình nấu chín nhanh chóng hơn. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể vo gạo rồi nấu mà không cần ngâm.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo với bình giữ nhiệt

  • Bạn rót một ít nước sôi vào phích trước để tránh cháo bị dính ở đáy phích.

  • Sau đó, từ từ đổ gạo đã vo hoặc ngâm vào bình.

  • Tiếp tục rót nước sôi cho đến khi bình đầy. Đậy nắp lại và đợi khoảng 3 – 4 tiếng.

Bước 3: Thành phẩm

Sau 3 – 4 tiếng, cháo trong bình giữ nhiệt đã chín và như, bạn hãy đổ cháo ra tô và thêm gia vị theo khẩu vị cá nhân. Bạn cũng có thể thêm nhân cháo như tôm, thịt băm để làm cho món cháo thêm ngon miệng. Chúc bạn thành công với cách nấu cháo trong bình thủy đầy tiện lợi, nhanh chóng này nhé!

Cách nấu cháo trong bình thủy có an toàn không? Bí quyết nấu cháo tiện lợi cho bé

Cách nấu cháo trong bình thủy đơn giản, cực ngon

3. Những lưu ý khi vệ sinh bình thủy sau khi nấu cháo

Biết cách nấu cháo trong bình thủy thôi là chưa đủ, để đảm bảo an toàn tối đa trong lúc sử dụng bạn cần phải biết vệ sinh bình thủy sao cho đúng cách. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý về vệ sinh bình thủy sau khi nấu cháo:

  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, dung dịch gây ăn mòn như thuốc tẩy, axeton,… để vệ sinh bình giữ nhiệt.

  • Sau khi lưu trữ thức ăn có cặn như cháo, bạn cần làm sạch bình kỹ lưỡng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, ẩm mốc và đảm bảo an toàn vệ sinh trong lần tiếp theo sử dụng.

Mách bạn một số phương pháp tẩy mùi và làm sạch bình giữ nhiệt một cách hiệu quả:

  • Cách 1: Sử dụng nước ấm pha với nước rửa chén sau đó đổ vào bình và đậy kín nắp qua đêm. Rửa lại bình bằng nước sạch vào sáng hôm sau.

  • Cách 2: Sử dụng giấy báo cùng với nước ấm. Bạn vò nhàu giấy báo và đặt vào bình, đậy kín nắp, để 2 – 3 ngày. Sau đó lấy giấy báo ra và rửa bình bằng nước ấm, để bình nơi khô ráo.

  • Cách 3: Dùng 1 muỗng baking soda pha với nước ấm rồi đổ vào bình và đậy kín nắp qua đêm. Sáng hôm sau, bạn hãy rửa lại bình bằng nước ấm và để nơi khô ráo.

  • Cách 3: Bạn cho 1 muỗng baking soda pha với giấm táo hoặc nước cốt chanh, tiếp theo bạn đổ vào bình và đóng nắp. Lắc mạnh nhiều lần, sau đó đổ nước ra và vệ sinh lại bình bằng nước ấm. Phương pháp này hiệu quả đối với mùi hôi bám lâu và khó rửa trong bình giữ nhiệt.

4. Cháo để trong bình thủy được bao lâu?

Về thời gian để cháo trong bình thủy, chúng phụ thuộc vào chất lượng của bình. Có nhiều loại bình giữ nhiệt có khả năng giữ cháo nóng suốt cả ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng của cháo không bị giảm đi, bạn nên tránh để cháo trong bình quá lâu.

Bình giữ nhiệt có thể được sử dụng để nấu cháo một cách an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những loại bình này thường có khả năng giữ nhiệt từ 8 – 12 tiếng, giữ cho thực phẩm luôn nóng hổi và ngon miệng.

5. Ưu điểm và nhược điểm khi nấu cháo bằng bình thủy

Cách nấu cháo trong bình thủy sẽ có những ưu điểm và nhược điểm mà bạn cần biết:

  • Ưu điểm của phương pháp nấu cháo này là tiết kiệm điện và gas, đồng thời giảm thời gian nấu và tránh tình trạng cháo bị cháy khét khi quên tắt bếp. Ngoài ra, cách này giữ nguyên lượng vitamin và các chất dinh dưỡng trong gạo khi cháo sôi, giúp cháo vẫn giữ được độ mềm và hương thơm như cách nấu truyền thống.

  • Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ phù hợp khi nấu lượng cháo ít và chỉ nấu cháo trắng. Các loại thịt, cá hoặc xương hầm cần đun riêng và sau đó cho lượng cháo vừa đủ vào.

Cách nấu cháo trong bình thủy có an toàn không? Bí quyết nấu cháo tiện lợi cho bé

Nấu cháo trong bình thủy có cả ưu điểm và nhược điểm

6. Hướng dẫn nấu cháo bằng cốc

Cách nấu cháo bằng cốc thường được các bà mẹ sử dụng để nấu cháo cho bé ăn. So với cách nấu cháo trong bình thủy thì cách nấu này cũng rất đơn giản và tiện lợi:

  • Bạn sử dụng thìa để đo lường lượng gạo cần nấu, sau đó đổ vào cốc và vo sạch (có thể ngâm gạo khoảng 15 – 30 phút). Đổ nước vừa đủ (đối với các bé mới tập ăn dặm, tỷ lệ cháo : nước thường là 1:10).

  • Tiếp theo, bạn đặt cốc vào nồi cơm điện và nấu chung cùng với gia đình. Chú ý không để đáy cốc chạm vào đáy nồi cơm, nên đặt lên trên lớp gạo nấu cho cả nhà.

  • Ấn nút nấu cơm, sau khi cơm chín chỉ cần đợi cháo thêm khoảng 15 – 20 phút là bạn đã có tô cháo chất lượng cho bé.

Xem thêm: Lưu ngay cách nấu cháo các loại hạt ngon, bổ dưỡng cho bé khó hấp thụ

7. Bí quyết chọn bình thủy giữ nhiệt bền, chất lượng cao đảm bảo sức khỏe

Cách nấu cháo trong bình thủy vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian nên được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn cần biết cách chọn bình thủy giữ nhiệt bền và chất lượng cao.

7.1. Lựa chọn dung tích bình thủy phù hợp

Dung tích bình thủy giữ nhiệt không chỉ ảnh hưởng đến lượng nước nóng có thể trữ mà còn quyết định khả năng giữ nhiệt. Chọn dung tích lớn hơn so với nhu cầu dễ dẫn đến việc nước bị giảm nhiệt dần khi bạn trữ trong thời gian dài mới dùng. Trong khi dung tích bình quá nhỏ, không đủ để bạn dùng trong 1 ngày thì bạn sẽ phải mất công châm nước nhiều lần trong ngày.

Một bình giữ nhiệt dung tích phổ thông khoảng 2 lít, phù hợp cho gia đình từ 3 – 4 người sử dụng trong ngày, dùng để nấu mì, pha trà, sữa, cà phê,… Nếu bạn sống độc thân hoặc trong gia đình ít người, có thể chọn bình thủy giữ nhiệt dung tích nhỏ khoảng 1 – 1.3 lít.

7.2. Cần chú ý đến chất liệu bình

Bình thủy giữ nhiệt thường có lớp ruột bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho nguồn nước sử dụng. Với vỏ ngoài, chúng thường được làm từ nhựa, nhẹ và bền, có khả năng cách nhiệt tốt, đồng thời có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau. Cũng có các loại bình với vỏ kim loại, thường là inox, mang lại vẻ ngoài sang trọng, bóng bẩy dễ lau chùi và giữ được độ mới lâu hơn.

Cách nấu cháo trong bình thủy có an toàn không? Bí quyết nấu cháo tiện lợi cho bé

Cần chú ý đến chất liệu bình thủy khi nấu cháo

7.3. Thời gian giữ nóng của bình thủy

Tùy thuộc vào cấu tạo, thời gian giữ nhiệt của bình thủy sẽ khác nhau. Các sản phẩm thông thường giữ nhiệt từ 8 – 12 tiếng, giữ nước ở nhiệt độ khoảng 50 độ C. Nếu muốn có thời gian giữ nhiệt lâu hơn, bạn có thể chọn các bình thủy giữ nhiệt chất lượng cao, giữ nhiệt lên đến 20 tiếng và đảm bảo nước giữ nóng được suốt cả ngày.

7.4. Tiện ích trong thiết kế

Quai xách là một phần quan trọng không thể thiếu trên bình thủy giữ nhiệt, giúp bạn di chuyển chúng một cách nhẹ nhàng và an toàn. Việc chọn bình thủy với cả tay cầm và quai xách sẽ mang lại sự tiện lợi tối đa.

Một số bình thủy giữ nhiệt được thiết kế với 2 tầng nắp, nắp trong đảm bảo giữ nhiệt, còn nắp ngoài có thể sử dụng như một ly uống nước. Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn sử dụng bình tại các nơi như bệnh viện, thăm bệnh hoặc trong các hoạt động dã ngoại.

Có một số bình thủy giữ nhiệt được thiết kế với cơ chế rót nước thông qua nút nhấn hoặc cần gạt, loại này không yêu cầu mở nắp, mang lại sự an toàn hơn khi sử dụng nước nóng. Đồng thời, nó sẽ giúp hạn chế thất thoát nhiệt lượng, làm tăng thời gian giữ nhiệt cho bình.

Cách nấu cháo trong bình thủy là một giải pháp tiện lợi và hiệu quả cho những người bận rộn. Đối với những bình thủy chất lượng, quá trình nấu cháo không chỉ an toàn mà còn giữ được hương vị thơm ngon và chất dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người sử dụng cần tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý về vệ sinh bình giữ nhiệt và cách chọn loại bình chất lượng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *