Cách nấu cháo tổ yến thịt bằm là công thức hoàn hảo, giúp kích thích vị giác cho bé. Cháo có vị ngọt thanh từ tổ yến, vị béo ngậy từ thịt băm và vị mềm dẻo của gạo. Món ăn này không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp bé tăng cường đề kháng, cải thiện tiêu hóa, phát triển trí não.
1. Tác dụng diệu kỳ của tổ yến
Tổ yến từ lâu đã được ví như “thần dược” quý giá bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Không chỉ tốt cho người lớn, tổ yến còn mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em trong giai đoạn phát triển.
Dưới đây là một số tác dụng diệu kỳ của tổ yến để bạn có thể cân nhắc trước khi áp dụng cách nấu cháo tổ yến thịt bằm:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tổ yến chứa nhiều acid amin thiết yếu và nguyên tố vi lượng, giúp đẩy nhanh quá trình tạo tế bào B – tế bào sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
- Bổ máu: Tổ yến giàu chất đạm và sắt, giúp tăng cường sản xuất hemoglobin – chất vận chuyển oxy cho các tế bào, ngăn ngừa thiếu máu.
- Tốt cho hệ thần kinh: Các vi chất dinh dưỡng như kẽm, đồng trong tổ yến giúp ổn định thần kinh, tăng trí nhớ, cải thiện giấc ngủ.
- Bổ phế, long đờm, giảm ho: Tổ yến có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, làm sạch dịch nhầy trong họng và cải thiện chức năng hệ hô hấp.
- Đẹp da, chống lão hóa: Threonine trong tổ yến giúp hình thành elastine và collagen, giúp da sáng mịn, giảm nám và ngăn ngừa lão hóa.
- Tốt cho bà bầu và trẻ em: Tổ yến cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu và trẻ em, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy phát triển trí não.
2. Cách nấu cháo tổ yến thịt bằm
Cháo tổ yến thịt băm là món ăn ngon, bổ dưỡng, thích hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người cần phục hồi sức khỏe. Cách nấu cháo tổ yến thịt bằm mang tới vị ngọt thanh từ thịt và rau củ, sợi yến mềm dai, thơm ngon, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
2.1. Nguyên liệu
-
1 chén cháo trắng
-
30g thịt băm
-
5g tổ yến
-
1 nhánh rau cải
-
1 muỗng cà phê dầu olive
-
1 muỗng cà phê tỏi băm
-
1/3 muỗng cà phê nước mắm
-
1/5 muỗng cà phê muối
2.2. Sơ chế
-
Ngâm tổ yến với 200ml nước trong 2 giờ cho mềm. Xé sợi nhỏ và lọc qua rây để loại bỏ tạp chất.
-
Chưng cách thủy tổ yến trong khoảng 20 phút cho tới chín.
-
Rửa sạch và cắt nhuyễn rau cải.
-
Phi thơm tỏi băm với 1 muỗng cà phê dầu olive.
-
Cho thịt băm vào xào chín rồi múc thịt băm ra riêng ra một chén.
2.3. Cách nấu
-
Cho cháo trắng vào nồi cùng lượng nước vừa đủ.
-
Đun sôi cháo, sau đó cho thịt băm vào khuấy đều.
-
Nêm nếm gia vị với 1/3 muỗng cà phê nước mắm và 1/5 muỗng cà phê muối.
-
Cho rau cải vào nấu thêm 1 phút cho chín.
-
Tắt bếp và múc cháo ra chén.
>> Xem thêm: Cách Nấu Chè Tổ Yến Hạt Sen Táo Đỏ Cực Đơn Giản Mà Giàu Dinh Dưỡng
3. Cách nấu cháo tổ yến dinh dưỡng khác
Bên cạnh cách nấu cháo tổ yến thịt bằm, chúng ta có thể nấu với rau củ để dưỡng chất thêm đa dạng hoặc nấu chung với thịt gà để bổ sung protein cho em bé, người dưỡng bệnh.
3.1. Cách nấu cháo tổ yến bí đỏ
Nguyên liệu:
-
5g tổ yến
-
30g gạo nếp
-
30g gạo tẻ
-
20g thịt heo
-
50g bí đỏ
-
2 nhánh hành lá
-
Gia vị
Sơ chế nguyên liệu:
-
Ngâm tổ yến với nước ấm khoảng 30 phút cho nở mềm. Vớt ra, để ráo nước.
-
Gạo vo sạch, để ráo nước.
-
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi mang cắt hạt lựu.
-
Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
-
Thịt heo băm nhỏ.
Nấu cháo:
-
Cho gạo vào nồi nấu cùng 1 lít nước. Đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ và nấu cho đến khi gạo chín mềm.
-
Cho thịt băm vào nồi cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn.
-
Tiếp theo, cho bí đỏ vào nấu thêm khoảng 10 phút.
-
Cuối cùng, cho tổ yến vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
-
Múc cháo ra tô và rắc hành lá lên trên.
Ngoài cách nấu cháo tổ yến thịt bằm ra, bạn có thể cho thêm một ít cà rốt, khoai lang vào nấu cùng để cháo thêm thơm ngon và bổ dưỡng
3.2. Cách nấu cháo tổ yến thịt gà
Thay vì thực hiện với cách nấu cháo tổ yến thịt bằm, bạn có thể thay thế thịt lợn bằng thịt gà bổ dưỡng, phù hợp với trẻ em ăn dặm hoặc người ốm khó tiêu hóa.
Nguyên liệu (cho 4 người):
-
80g gạo
-
10g tổ yến
-
500g xương ức gà
-
500g thịt đùi gà
-
1 củ cà rốt
-
10 nhánh hành lá
-
2 nhánh ngò rí
-
5 cái nấm đông cô khô
-
1/4 muỗng cà phê bột tỏi
-
1 muỗng canh nước mắm
-
Gia vị
Sơ chế nguyên liệu:
-
Thịt đùi gà rửa sạch, loại bỏ da, ngâm với nước muối loãng 15 phút. Rửa lại, để ráo.
-
Xương ức gà rửa sạch, cho vào nồi cùng 1.5 lít nước, 1 muỗng cà phê muối, 5 nhánh hành lá. Ninh 15 phút.
-
Cho thịt đùi gà vào ninh chung 30 phút. Vớt thịt gà ra, xé nhỏ. Lọc nước dùng qua rây.
-
Nấm đông cô ngâm nước ấm 10 phút, cắt bỏ chân, cắt nhỏ.
-
Cà rốt bào vỏ, cắt hạt lựu.
-
Yến ngâm nước lạnh 20 phút, tách sợi, lọc qua rây.
-
Cho nấm đông cô và cà rốt vào máy xay, xay 10 giây.
-
Thêm 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/4 muỗng cà phê bột tỏi, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối vào xay thêm 5 giây.
Nấu cháo:
-
Vo gạo, cho vào nồi cùng nước dùng gà. Đun sôi.
-
Cho hỗn hợp nấm đông cô và cà rốt vào, khuấy đều.
-
Nêm 1 muỗng canh nước mắm, nấu đến khi cháo chín mềm.
>> Xem thêm: Cùng Vào Bếp Với 15+ Cách Nấu Cháo Gà Cho Bé Giàu Dinh Dưỡng, Ăn Hoài Không Chán
4. Người nào không nên ăn cháo tổ yến?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng, khi chế biến với cách nấu cháo tổ yến thịt bằm, tổ yến mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng loại thực phẩm này. Dưới đây là những trường hợp “đại kỵ” với tổ yến:
Người có hệ tiêu hóa yếu
-
Người cao tuổi: Hệ tiêu hóa của người cao tuổi thường yếu hơn so với người trẻ, việc sử dụng yến sào liên tục có thể gây khó tiêu, chướng bụng.
-
Người tỳ vị hư: Tỳ vị hư là tình trạng chức năng tiêu hóa kém, ăn uống không tiêu, đầy bụng, khó tiêu. Yến sào có tính hàn, nếu sử dụng nhiều sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tỳ vị hư.
-
Người gầy yếu, xanh xao: Những người này thường có hệ tiêu hóa kém, không hấp thu được dinh dưỡng. Ăn yến sào lúc này sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí có thể gây khó tiêu.
Người đang bị bệnh
-
Người cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do lạnh: Yến sào có tính hàn, nếu sử dụng khi đang bị cảm mạo, sốt sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn.
-
Người đầy bụng, khó tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng: Yến sào có tính bổ, nếu sử dụng khi đang gặp các vấn đề tiêu hóa sẽ làm tình trạng thêm trầm trọng.
-
Người có triệu chứng viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm tiết niệu, sốt thực nhiệt: Yến sào có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh này.
Một số trường hợp khác:
-
Trẻ em dưới 7 tháng tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ em dưới 7 tháng tuổi chưa hoàn thiện, không nên cho trẻ ăn yến sào.
-
Người suy dương, tiểu lỏng, nước tiểu trong: Yến sào có tính hàn, nếu sử dụng lúc này sẽ làm tình trạng thêm tệ hơn.
-
Người đang sử dụng thuốc tây: Yến sào có thể tương tác với một số loại thuốc tây, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Như vậy, bài viết đã hướng dẫn bạn cách nấu cháo tổ yến thịt bằm đơn giản, thơm ngon và bổ dưỡng. Món cháo có vị ngọt thanh từ thịt băm và rau củ, vị mềm dẻo của gạo và sợi yến dai dai, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúc bạn thành công với món cháo tổ yến thịt băm và luôn có sức khỏe dồi dào.
nấu cháo