Uống gì để giải cảm nhanh chóng, an toàn mà tiết kiệm là câu hỏi của nhiều bạn đọc trong khoảng thời gian thời tiết chuyển mùa. Bài viết này chia sẻ chi tiết những thức uống nên sử dụng và tránh sử dụng khi bị cảm, cùng với đó là kiến thức về triệu chứng cũng như biện pháp phòng tránh.
1. Triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm
Chuyển mùa, đặc biệt vào mùa đông dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm. Dù đều là cúm nhưng phương pháp điều trị của chúng có sự khác nhau nhất định, vậy nên hãy tìm hiểu triệu chứng của hai loại cảm này trước khi trả lời câu hỏi uống gì để giải cảm nhanh.
1.1. Cảm lạnh
Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng được gây ra bởi nhiều loại virus, thường gặp nhất là chủng Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus,… Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng và các xoang.
Người mắc cảm lạnh sẽ có những triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, hơi gai lạnh và cơ thể mệt mỏi. Dấu hiệu nhận biết cảm lạnh không quá rõ ràng, thường từ từ xuất hiện khiến bạn mệt mỏi từ ba đến bốn ngày và tự hết trong bảy đến mười ngày.
1.2. Cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, tác nhân gây ra là virus cúm A và virus cúm B. Người bị cúm thường sốt cao, ớn lạnh, viêm họng, đổ mồ hôi, ho khan, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi hoặc có thể suy nhược cơ thể.
Đau là hội chứng nổi bật nhất của cảm cúm, đây là sự khác biệt lớn nhất với cảm lạnh. Nếu được nghỉ ngơi, bổ sung nước và chất dinh dưỡng đầy đủ bệnh cúm sẽ hết trong năm đến bảy ngày.
2. Uống gì để giải cảm nhanh chóng?
Đáp án cho câu hỏi uống gì giải cảm nhanh chóng mà không phải sử dụng thuốc tây, an toàn mà hiệu quả trong thời gian ngắn đã được chúng tôi nghiên cứu, tổng hợp. Dưới đây là danh sách bảy thức uống giải cảm.
2.1. Súp gà
Đứng đầu danh sách uống gì để giải cảm nhanh là súp gà, một phương thuốc giải cảm hữu hiệu từ xưa đến nay do chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, calo và protein. Hơn hết, súp gà được chế biến dưới dạng chất lỏng, giúp người bệnh dễ dàng ăn trong thời gian này.
Có một số nghiên cứu chỉ ra súp gà như một loại “thuốc” thông mũi, thức uống này có khả năng làm sạch chất nhầy trong mũi hơn những thực phẩm cùng dạng lỏng khác. Bởi trong súp gà chưa một loại chất là axit amin cysteine, có tác dụng chống lại virus, chống viêm và chống oxi hóa.
2.2. Các loại nước dùng
Khi bị cảm cơ thể rất cần bổ sung hydrat hóa, vậy nên tương tự súp gà thì những loại nước dùng cũng rất được giới thiệu khi câu hỏi uống gì để giải cảm nhanh được đặt ra. Bởi nước dùng vừa chứa hương vị đậm đà cho bữa ăn, vừa chứa lượng calo, vitamin, magie, canxi, phốt pho và folate dồi dào.
Thời điểm sử dụng nước dùng tốt nhất là khi chúng còn nóng, hơi nóng có thể giúp thông thoáng mũi và giảm nhẹ các triệu chứng nghẹt mũi. Đồng thời uống khi còn nóng, cơ thể bạn còn được giữ ấm, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh dạ dày.
Xem thêm: Top 10 món ăn giải cảm, hạ sốt tức thì theo khuyến cáo của bác sĩ
2.3. Nước dừa
Đứng thứ ba trong danh sách uống gì để giải cảm nhanh là nước dừa, đây là một lựa chọn lý tưởng khi có hương vị ngọt mát, hàm lượng glucose và chất điện giải cần thiết để quá trình hydrat hóa diễn ra.
Nước dừa cũng được khuyên dùng ngay cả khi không bị cảm, bởi chúng chứa chất oxi hóa và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bạn chỉ nếu sử dụng từ một đến hai quả một ngày, tránh gặp phải tình trạng đầy hơi.
2.4. Trà ấm
Khi bị cảm cổ họng chúng ta thường bị khô ráp, thậm chí nhiều thường hợp bị đau hoặc viêm họng. Những lúc như vậy, hãy pha cho bản thân một ly trà ấm để làm dịu cơn nghẹt mũi, đau họng, tắc nghẽn ở ngực hoặc đau dạ dày.
Trà chứa chất polyphenol tự nhiên, có nhiều công dụng cho sức khỏe như chống oxi hóa, chống viêm, chống virus, nấm hay ung thư. Vậy nên, bình thường bạn cũng có thể sử dụng trà ấm để tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch.
Trà gừng ấm là một gợi ý để giải cảm nhanh, trong trường hợp mới tập uống bạn có thể thêm chút mật ong. Thức uống dễ làm này có công dụng làm dịu cơn ho, buồn nôn và giúp ngủ ngon.
2.5. Nước chanh
Tiếp tục là một thức uống quen thuộc, nước chanh ấm giúp cơ thể bù nước, giảm chứng khó thở và nghẹt mũi. Trong chanh chứa lượng vitamin C dồi dào, giúp tình trạng cảm lạnh được đẩy lùi nhanh chóng.
Nếu không gặp vấn đề về dạ dày, bạn có thể sử dụng nước chanh ấm mỗi ngày như một cách phòng bệnh. Một ly chanh mật ong ấm mỗi sáng sẽ là lựa chọn hoàn hảo để khởi động ngày mới, bạn có thể tập dần thói quen này.
2.6. Nước cam
Chúng ta đều biết trong cam chứa nhiều vitamin C, đây là chất có thể làm giảm 8% thời gian bị cảm lạnh ở người lớn và 14% ở trẻ em, theo nghiên cứu từ thư viện Cochrane, Anh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Phần Lan khuyến cáo nên sử dụng nước cam khi phát hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm.
2.7. Nước lọc
Nằm trong danh sách uống gì để giải cảm nhưng mức độ quan trọng không hề thua kém, thậm chí được khuyên dùng nhiều nhất. Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, hãy uống càng nhiều nước càng tốt, bởi nước giúp làm trôi dịch nhầy trong cổ, cơ thể nhờ đó có thể hô hấp dễ dàng hơn.
Vậy nên, song song với việc bổ sung những thức uống thúc đẩy quá trình hydrat hóa thì bạn cũng đừng quên bổ sung nước lọc. Dù không bị cảm, bạn cũng nên bổ sung ít nhất hai lít nước lọc mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.
3. Các thức uống không nên sử dụng khi bị cảm
Bên cạnh việc tìm hiểu uống gì để giải cảm nhanh chóng cũng cần quan tâm những loại đồ uống không nên sử dụng trong thời gian bị cảm, nếu không muốn triệu chứng ngày một nặng và kéo dài hơn.
3.1. Cà phê
Khi bị cảm, hệ miễn dịch trở nên suy yếu nên việc tiêu thụ caffeine có thể khiến bạn trở nên khó ngủ hơn, làm chậm quá trình khỏi bệnh. Thay vào đó nên sử dụng những loại nước lành mạnh như nước ấm, nước gừng hoặc các loại nước giải cảm đã được liệt kê ở trên.
3.2. Rượu
Ngoài cà phê, khi nhận câu hỏi không nên uống gì để giải cảm nhanh chóng trong ba đến bốn ngày thì rượu là một câu trả lời khác. Uống rượu khi bị cảm có thể khiến cơ thể bị mất nước, làm triệu chứng trở nên xấu hơn như đau đầu, buồn nôn, đau nhức cơ thể.
Những chất có trong rượu có thể khiến cơ thể xử lý nhiễm trùng kém hơn bình thường. Nếu là loại rượu kém chất lượng thì càng tồi tệ hơn. Vậy nên, hãy ngưng sử dụng rượu trong thời gian bị cảm bạn.
3.3. Soda gừng
Mặc dù gừng có tác dụng giải cảm nhanh chóng và an toàn, tuy nhiên khi được chế biến thành soda thì đây lại là thức uống giải khát chứa ga và đường lớn, không còn tác dụng vốn có như ở thể tự nhiên.
Không chỉ riêng soda gừng, bất kể loại đồ uống giải khát nào khác như coca-cola, pepsi, mirinda,… đều có rất ít giá trị dinh dưỡng và chất điện giải. Bạn hãy nhớ, thứ bạn cần nhất khi bị cảm là một tách trà gừng mật ong ấm nóng.
4. Một số loại thực phẩm nên ăn khi bị cảm
Khi bị cảm cơ thể vô cùng yếu ớt nên ngoài việc tìm hiểu uống gì để giải cảm nhanh chóng, bạn cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm giúp cơ thể có thêm dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn có thể tham khảo:
-
Tỏi: Các thành phần trong tỏi có khả năng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể
-
Gừng là loại thực phẩm quen thuộc cho những người bị cảm, có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giảm đau, giảm viêm, giảm buồn nôn vô cùng hiệu quả
-
Sữa chua
-
Cháo gà
-
Các loại rau có lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn: Giúp bổ sung vitamin C, các chất chống oxy hóa giúp cơ thể có thêm sức đề kháng để chống lại bệnh.
-
Các loại trái cây giàu vitamin C vừa tăng cường dưỡng chất vừa góp phần sản sinh bạch hầu trong máu, tăng sức đề kháng.
-
Cháo yến mạch
-
Cháo hành tía tô nóng
Xem thêm: Bỏ túi ngay cách nấu cháo ăn giải cảm cực tốt, giúp người ốm mau khỏe
5. Phương pháp hỗ trợ điều trị cảm tại nhà
Cảm đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên ngoài việc giải đáp được câu hỏi uống gì để giải cảm nhanh thì người mắc bệnh cũng cần trang bị những phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
5.1. Ăn uống đầy đủ
Như những nội dung phía trên đã chia sẻ nên uống gì để giải cảm nhanh, thức uống không nên sử dụng thì một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp và đủ chất sẽ giúp cơ thể có thể năng lượng để chống lại tác nhân gây bệnh.
Khi bị cảm, tốt hơn hết bạn hãy ưu tiên những thực phẩm lành mạnh, chế biến ở dạng lỏng và mềm như cháo và súp nhằm tiêu hóa dễ dàng hơn. Cơ thể cũng dễ mất nước nên hãy bổ sung nước, các chất điện giải như vitamin C và kẽm để ngăn chặn biến chứng.
5.2. Nghỉ ngơi đầy đủ
Làm việc quá sức cũng là một tác nhân khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, nguy cơ tăng hormone cortisol gây ức chế tế bào miễn dịch, bạch cầu giảm, tạo điều kiện cho virus phát triển. Vậy nên khi bị cảm, hãy để công việc sang một bên và nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc, kết hợp thư giãn với nghe nhạc, thể dục nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền.
5.3. Làm dịu cổ họng
Đau rát vùng cổ họng là một trong những triệu chứng tiêu biểu khi bị cảm, hãy tham khảo danh sách uống gì để giải cảm nhanh để tìm ra đồ uống phù hợp để làm dịu cổ họng. Đồng thời kết hợp súc miệng bằng nước muối từ ba đến bốn lần một ngày, việc này sẽ giúp cổ họng bạn được sát khuẩn, làm dịu cảm giác khó chịu.
5.4. Làm thông mũi
Nghẹt mũi luôn là triệu chứng khó chịu nhất đối với người bệnh cảm. Thông thường chúng ta sẽ thấy khó chịu nên sẽ xì mũi mạnh để đẩy chất nhầy ra ngoài. Tuy nhiên việc làm này dễ gây kích ứng phía bên trong mũi, làm tổn thương niêm mạc và xoang mũi, nặng hơn có thể mắc viêm xoang.
Vậy nên hãy thực hiện đúng cách, bạn nên sử dụng một ngón tay đè lên một cánh mũi rồi hỉ mạnh qua lỗ mũi còn lại, tiếp tục với bên mũi khác. Hãy đảm bảo vệ sinh tay trước và sau khi hỉ mũi để giảm nguy cơ gây bệnh cho những người xung quanh.
Ngoài ra, những thức uống trong danh sách uống gì để giải cảm nhanh như nước chanh, nước cam và nước lọc cũng có thể giúp người bệnh thông mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi gây khó chịu, khó thở trong thời gian diễn ra bệnh.
5.5. Tắm nước ấm
Không chỉ cần uống nước ấm để giải cảm nhanh, người bệnh cũng được khuyên tắm nước ấm để cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn. Phương pháp này không chỉ giúp người bệnh bổ sung hơi nước, giữ ẩm mà còn làm thông mũi, giúp dễ thở hơn.
5.6. Duy trì độ ẩm trong phòng
Ngoài phương pháp thông mũi, để giảm tình trạng nghẹt mũi thì bạn cũng nên duy trì độ ẩm trong phòng. Cách này sẽ giúp mũi bạn trở nên dễ chịu hơn, hạn chế tắc nghẽn, qua đó dễ thở hơn.
Bạn có thể tạo độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm, khi sử dụng bạn nên thay nước và vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập ngược lại cơ thể.
5.7. Kê cao gối khi ngủ
Theo nghiên cứu được chỉ ra, việc duy trì tư thế nằm có thể khiến triệu chứng nghẹt mũi có thể nặng hơn. Vậy nên ngoài việc uống gì để giải cảm nhanh, thông mũi thì khi đi ngủ, hãy kê cao gối để dễ thở và thoải mái hơn.
5.8. Hạn chế ra ngoài
Nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời thường có sự chênh lệch nhất định, đặc biệt trong những ngày trời chuyển mùa có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy nên, khi bị bệnh cảm người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế ra ngoài nhiều nhất có thể.
Trong trường hợp bất khả kháng phải ra ngoài, người bệnh nên đảm bảo giữ ấm cho bản thân đầy đủ. Đồng thời sử dụng khẩu trang mọi lúc mọi nơi, hạn chế lây truyền virus sang người khác.
5.9. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Phương pháp tiếp theo là chườm quanh vùng xoang, bạn có thể lựa chọn giữa chườm nóng và chườm lạnh, nhằm làm giảm tình trạng khó chịu ở vùng mũi. Chườm nóng giúp giảm áp lực cho xoang mũi, làm loãng dịch nhầy, còn chườm lạnh khiến mạch máu quanh vùng xoang mũi co lại, giảm đau nhanh chóng.
5.10. Dùng tinh dầu
Dùng tinh dầu cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu để giải cảm nhanh, tinh dầu giúp làm thông mũi, giảm nhẹ cảm giác đau nhức ở vùng mũi. Khi bệnh, bạn có thể thoa một chút dưới mũi, lòng bàn chân, thái dương hoặc pha vào nước tắm.
5.11. Dùng thuốc điều trị
Ngoài những phương pháp điều trị giải cảm bằng đồ uống, các mẹo như tắm nước ấm, kê cao gối hay dùng tinh dầu thì người bệnh có thể dùng thuốc điều trị chuyên biệt. Tuy nhiên những loại thuốc hỗ trợ thông mũi, thuốc kháng sinh histamin, giảm đau, hạ sốt cần được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
6. Biện pháp phòng tránh bị cảm khi chuyển mùa
Nếu bạn không muốn mỗi năm phải lục tìm lại danh sách uống gì để giải cảm nhanh chóng thì hãy phòng tránh ngay từ bây giờ, hãy đảm bảo thực hiện thường xuyên và đều đặn. Cụ thể:
– Rửa tay với nước rửa tay, xà phòng thường xuyên.
– Đều đặn vệ sinh nơi ở, đảm bảo sạch sẽ và thoáng mát.
– Khử khuẩn các đồ dùng trong nhà, tránh vi khuẩn tích tụ.
– Không dùng chung đồ với người khác như bàn chải đánh răng, khẩu trang.
– Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học.
– Tập luyện thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Khi phát hiện người mắc bệnh, cần hạn chế tiếp xúc.
Trên đây là những biện pháp phòng tránh cơ bản nhất mà bạn có thể áp dụng hàng ngày, hãy lặp lại các đầu việc nêu trên đều đặn để phòng tránh bệnh cảm mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
7. Vì sao bị cảm lạnh và cảm cúm vào mùa đông?
Tần suất tìm kiếm uống gì để giải cảm nhanh tăng đột biến mỗi khi mùa đông về, nếu để ý chúng ta thường mắc cảm lạnh và cảm cúm nhiều vào mùa này. Triệu chứng cơ bản nhất có thể kể đến như hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, người có hệ miễn dịch kém thậm chí còn mắc bệnh về đường hô hấp.
Theo các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu đến từ Đại học Y khoa Stanford và Đại học Y Harvard, chúng ta thường mắc bệnh hô hấp nhiều vào mùa đông vì không khí lạnh làm hỏng phản ứng miễn dịch xảy ra bên trong mũi. Khi nhiệt độ bên trong mũi giảm đến khoảng 5 độ C có thể giết chết gần một nửa lượng tế bào chống virus, vi khuẩn.
Khi vi khuẩn hoặc virus hô hấp xâm nhập vào mũi, các tế bào tại đây lập tức nhân đôi, bản sao của các tế bào trong mũi còn được gọi là tiết ngoại bào hoặc EV. Những EC giống như mồi nhử vi khuẩn, virus nhằm ngăn chặn tác nhân gây hại bằng các trở thành chất nhầy ở mũi.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí lạnh thì cơ thể bạn có thể mất đến 42% EV nêu trên, lợi thế chống lại virus cũng dần biến mất. Vậy nên, đó là nguyên nhân vì sao vào mùa đông cảm lạnh, cảm cúm hay Covid-19 gây bệnh rộng rãi cho con người.
Nhóm nghiên cứu này cũng chỉ ra cách phòng tránh mắc cảm lạnh và cảm cúm vào mùa đông, đó là hãy sử dụng khẩu trang để giữ nhiệt và bảo vệ mũi. Đây là cửa ngõ của hô hấp, đeo khẩu trang giúp chống lại không khí lạnh và duy trì khả năng miễn dịch.
Nắm trong tay danh sách uống gì để giải cảm nhanh chóng sẽ giúp cho bạn yên tâm hơn vào mùa đông này, không còn phải vật lộn với những cơn cảm cúm khó chịu. Đừng quên giữ ấm và bảo vệ cơ thể thật tốt để có thể chống trọi trước những thay đổi của thời tiết.