Phần đầu tôm chứa gì, có chứa gạch hay chất thải là vấn đề nhiều người tranh cãi. Mới đây, chuyên gia đã chính thức lên tiếng về giải đáp thắc mắc để bạn yên tâm mỗi khi thưởng thức.
1. Phần đầu tôm chứa gì?
Tôm là loài có cấu tạo vô cùng đặc biệt gồm phần đầu và phần thân, phần đầu của tôm là khoang rỗng chứa rất nhiều bộ phận quan trọng gồm cả hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa của tôm gồm hai bộ phận chính là dạ dày và hệ thống ruột. Trong đó dạ dày nằm ở phần đầu còn ruột chính là đường chỉ màu đen chạy dọc ở sống lưng.
Toàn bộ thức ăn mà tôm kiếm được trong quá trình săn mồi sẽ được tiêu hóa trong dạ dày ở phần đầu, còn phần chất thải sẽ được đẩy ra chạy dọc theo đường ruột và cuối cùng đi ra ngoài qua lỗ mở của ruột.
Như vậy bạn đã biết được phần đầu tôm chứa gì và hoàn toàn có thể yên tâm rằng trên đầu tôm không hề chứa phân. Phần đen ở đầu tôm mà chúng ta nhìn thấy thực chất là phần mang, dạ dày, hệ bài tiết và hệ thần kinh của tôm.
Xem thêm: 100g tôm bao nhiêu calo? Giảm cân hiệu quả với những món ngon từ tôm cực hiệu quả
2. Có được ăn phần đầu tôm không?
Mặc dù đã biết phần đầu tôm chứa gì nhưng theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn phần đầu này.
Bởi tôm là loài động vật ăn tạp, thức ăn của nó bao gồm cả ấu trùng, tảo, côn trùng, ký sinh trùng, xác thực vật và cả động vật thối rữa. Phần dạ dày nằm ở đầu nên quá trình tiêu hóa, cũng như bài tiết diễn ra hoàn toàn tại đây nên nếu chế biến không kỹ, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Chưa kể ăn đầu tôm cũng làm tăng hàm lượng cholesterol, bởi với một số loại hải sản thì chất này thường phân bổ ở phần đầu.
Phần đầu tôm lượng thịt không nhiều, duy chỉ có phần gạch là có giá trị dinh dưỡng cao, do đó nếu như ăn bạn cần phải làm thật sạch, loại bỏ hết dạ dày (hình túi có màu đen rất dễ nhận ra), phần mang và các chất bẩn tích tụ tại đây. Việc ăn đầu tôm cũng chỉ nên áp dụng với những con tôm to, dễ dàng sơ chế và làm sạch.
Xem thêm: Ho có ăn được tôm không? Xem ngay trước khi quá muộn
3. Một số lưu ý khi ăn tôm
Đừng chỉ quan tâm đầu tôm chứa gì mà bỏ qua những lưu ý quan trọng sau khi ăn tôm:
3.1. Tuyệt đối không được ăn tôm chết
Dù rất giàu dinh dưỡng nhưng tôm chết là môi trường hữu ích cho nhiều loại vi khuẩn hoạt động. Đặc biệt histidine dưới sự tác động của vi khuẩn sẽ phân hủy thành histamine, một chất cực kỳ có hại cho sức khỏe của con người.
Hàm lượng độc tố tích tụ trong tôm chết cũng sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể, thậm chí gây ra tình trạng ngộ độc.
3.2. Không ăn tôm sống hoặc tôm chưa được chế biến kỹ
Salad tôm sống hay gỏi tôm là món ăn yêu thích của nhiều người vì họ cho rằng chỉ như vậy mới có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngọt của thịt và các chất dinh dưỡng có trong tôm. Thế nhưng như đã phân tích ở trên, tôm là loài động vật ăn tạp nên nếu chế biến không kỹ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm sán, ấu trùng, hậu họa vô cùng khôn lường.
3.3. Không nên ăn tôm thường xuyên
Nghe thì vô cùng lạ bởi tôm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, thế nhưng trên thực tế nếu tôm nuôi ở những vùng nước bẩn, bị nhiễm chì hoặc thủy ngân sẽ vô cùng có hại. Hàm lượng những chất này tích tụ trong thịt tôm, nếu ăn quá thường xuyên vô hình chung sẽ khiến cơ thể hấp thụ và nhiễm độc từ thủy ngân hoặc chì.
Thêm vào đó, bạn cũng cần ăn tôm với lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều có thể gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, thậm chí đau bụng tiêu chảy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 100g tôm, mỗi tuần 1 – 2 lần. Đặc biệt, trẻ em dưới 4 tuổi được khuyến cáo chỉ nên ăn 10 – 50g tôm/lần là tốt nhất.
3.4. Cần tránh kết hợp tôm với những loại thực phẩm sau:
-
Bí ngô
-
Thực phẩm giàu vitamin C
-
Đậu nành
-
Táo đỏ
-
Cà chua
Kết hợp với các loại thực phẩm trên, nếu ở liều lượng nhẹ có thể khiến bạn khó tiêu, nặng hơn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, thậm chí là tử vong.
4. Một số mẹo hay khi chọn mua tôm
Biết được đầu tôm chứa gì bạn sẽ càng hiểu được tầm quan trọng của việc chọn mua tôm tươi ngon, để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân.
Về cơ bản cách chọn mua tôm không phức tạp, chỉ cần chịu khó quan sát những đặc điểm dưới đây:
-
Về phần chân tôm: Nên chọn những con có phần chân dính chặt vào thân, màu trong suốt. Nếu chân lỏng lẻo hoặc có màu thâm đen nghĩa là tôm đã bị ươn hoặc để lâu.
-
Về phần thân tôm: Tôm tươi sẽ có phần thân cong nhẹ, thịt chắc và căng nhưng thuôn đều, không có tình trạng to bất thường. Đồng thời các khớp vỏ linh hoạt chứ không rời rạc, vẫn dính chặt với phần đầu.
-
Về phần đuôi: Khi mua tôm rất ít người chú ý đến phần này mà không hề biết, có thể phân biệt được tôm tươi. Tôm còn tươi sẽ có phần đuôi xếp khít vào nhau, nếu xòe ra quá rộng nghĩa là tôm đã bị tiêm nước hoặc hóa chất để trông mập mạp hơn.
-
Về phần vỏ tôm: Có màu trong suốt, sáng rõ và còn cứng, dính sát vào phần thịt.
5. Cách chế biến đầu tôm để không bỏ phí
Việc biết đầu tôm chứa gì sẽ giúp bạn ý thức được rằng cần phải chế biến thật kỹ phần này trước khi ăn. Nếu biết cách chế biến, phần này của con tôm vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được, thậm chí có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn.
Dưới đây là 2 cách nấu đầu tôm được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Canh mướp nấu với đầu tôm
Nguyên liệu
-
Đầu tôm: 10 – 15 cái (số lượng cụ thể tùy thuộc vào kích cỡ đầu tôm)
-
Mướp: 3 quả
-
Gia vị gồm muối, mì chính, bột ngọt
Cách làm
-
Mướp nạo vỏ, sau đó rửa sạch và thái vát vừa ăn, để vào rổ kê cao cho ráo nước.
-
Phần đầu tôm rửa sạch, cắt râu, loại bỏ phần mang tôm, dạ dày và các chất bẩn, rửa lại lần cuối cho sạch. Cuối cùng cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn, có thể cho thêm một chút nước để dễ xay hơn.
-
Sau khi tôm đã được xay nhuyễn, lọc qua rây, chỉ để lại phần nước còn bã thì bỏ đi.
-
Đổ phần nước đã xay vào nồi rồi thêm 1 nửa thìa hạt nêm, đun trên lửa nhỏ cho đến khi thấy riêu tôm nổi lên thì vớt ra để riêng ở bát.
-
Cho phần mướp đã sơ chế vào nồi canh, đun ở lửa vừa rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn, tiếp tục đun từ 3 – 5 phút nữa.
-
Khi mướp đã chín, đổ phần riêu tôm lên trên cho nóng rồi múc ra bát.
Bạn cũng có thể thay thế mướp bằng mồng tơi, bầu hoặc rau đay tùy theo khẩu vị, cách nấu cũng tương tự như trên.
5.2. Đầu tôm chiên giòn
Món tiếp theo mà bạn có thể thử làm là đầu tôm chiên giòn, tin chắc chỉ với vài bước chế biến, bạn sẽ lập tức yêu thích món này và không còn quan tâm đầu tôm chứa gì nữa.
Nguyên liệu
-
Đầu tôm: 500g
-
Bột ớt cựa gà
-
Bột ớt: 2 thìa
-
Bột chiên giòn: ½ bát
-
Hạt nêm
-
Xì dầu
-
Dầu ăn
Cách làm
-
Cho đầu tôm ra rổ hoặc thau, chú ý loại bỏ hết phần mang, dạ dày và bụi bẩn, cắt bỏ phần râu tôm rồi rửa lại với nước, để ráo.
-
Cho đầu tôm đã ráo nước vào bát, thêm 1 thìa xì dầu, 1 thìa hạt nêm, 2 thìa bột ớt, bột ớt cựa gà vào sau đó trộn đều.
-
Sau khi tôm đã ngấm gia vị tiếp tục đổ bột chiên giòn vào và trộn cho thật kỹ để bột bám đều vào bề mặt tôm.
-
Bắc chảo lên bếp, đổ đầy dầu và đun cho nóng già.
-
Sau khi dầu đã nóng và sôi nhẹ thì thả đầu tôm vào và chiên cho đến khi vàng giòn.
Biết được phần đầu tôm chứa gì sẽ giúp cho bạn cẩn thận hơn trong quá trình chế biến, đảm bảo vừa có được những món ăn thơm ngon vừa không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Với hai công thức chế biến đầu tôm đã chia sẻ ở trên, tin rằng sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề nấu nướng đồng thời có thể thay đổi khẩu vị cho cả gia đình.
tôm