Cách nấu cháo táo phô mai là công thức độc đáo được nhiều mẹ bỉm gối đầu giường khi xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm. Món ăn này vừa dễ làm, lại có hương vị thơm ngon, lạ miệng và đầy đủ dinh dưỡng, giúp bé mau ăn chóng lớn và luôn khỏe mạnh trong giai đoạn phát triển đầu đời vô cùng quan trọng từ 0 – 3 tuổi.
1. Giá trị dinh dưỡng của phô mai, táo
Táo và phô mai là hai loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể kết hợp trong nhiều món ăn khác nhau như nấu cháo táo phô mai, salad,…
1.1. Táo
Táo đặc biệt tốt đối với sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ, góp phần hỗ trợ trẻ phát triển thể chất toàn diện:
-
Tăng cường phát triển hệ xương khớp nhờ vào thành phần boron có khả năng hấp thụ canxi và magie cho cơ thể.
-
Bổ sung hàm lượng chất xơ và pectin dồi dào, giúp trẻ dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng để hoạt động cả ngày dài.
-
Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc cảm lạnh, cảm cúm khi chứa tới 14% vitamin C.
-
Hàm lượng vitamin A có trong táo bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm trùng, thúc đẩy hệ xương, răng và mắt phát triển.
1.2. Phô mai
Các loại phô mai viên hoặc phô mai tươi thường được các mẹ sử dụng để nấu cháo cho bé trong quá trình ăn dặm từ 5 tháng – 18 tháng tuổi vì giá trị dinh dưỡng mang lại:
-
Bổ sung canxi cho trẻ và tăng khả năng hấp thu canxi nhờ các vitamin nhóm B.
-
Giàu protein, hoàn thiện hệ thống cơ bắp và cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.
-
Chứa hàm lượng chất béo nhỏ, thúc đẩy chức năng tế bào phát triển, góp phần hỗ trợ vận chuyển các nhóm vitamin.
-
Phòng ngừa các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ và kích thích sự phát triển tế bào biểu bì nhờ vào nhóm vitamin B2 dồi dào.
2. Cách nấu cháo táo phô mai
Cách nấu cháo táo phô mai là một công thức khá độc đáo mà mẹ không thể bỏ qua. Sự kết hợp giữa táo với phô mai sẽ mang đến một món ăn tuyệt vời cho bé mà lại vô cùng đơn giản, dễ làm và tiết kiệm thời gian.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
1/4 quả táo
-
2 muỗng yến mạch
-
1 muỗng cà phê phô mai rắc
Cách nấu cháo táo phô mai cực dễ, cực nhanh:
-
Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ táo, bỏ vào một chiếc bát và hấp chín trong nồi cơm.
-
Bước 2: Rửa sạch yến mạch, sau đó bắc một nồi nước nhỏ lên bếp, đổ yến mạch vào và khuấy đều, đun sôi trong khoảng 3 – 5 phút.
-
Bước 3: Chờ táo chín thì rây nhuyễn.
-
Bước 4: Cho phần táo đã rây vào nồi yến mạch đã nở bung, khuấy đều thêm 1 phút thì tắt bếp.
-
Bước 5: Múc cháo ra bát, rắc phô mai lên và cho bé ăn khi còn ấm.
3. Tham khảo các cách nấu cháo phô mai ngon khác cho bé ăn dặm
Ngoài cách nấu cháo táo phô mai, mẹ có thể kết hợp phô mai với nhiều loại thực phẩm khác để thay đổi thực đơn cho bé, tạo ra các món ăn dặm phong phú, lạ miệng.
3.1. Cháo phô mai bí đỏ
Bí đỏ và phô mai được mẹ lựa chọn để nấu cháo cho bé nhiều nhất vì giàu khoáng chất, vitamin và lại rất dễ ăn.
Nguyên liệu cần có:
-
50g gạo tẻ
-
50g bí đỏ
-
1 miếng phô mai
-
100ml nước dùng
-
Gia vị
Cách nấu cháo phô mai bí đỏ ngon không kém cách nấu cháo táo phô mai:
-
Bước 1: Vo sạch gạo và ngâm 1 tiếng trước khi mang đi nấu cháo.
-
Bước 2: Gọt vỏ, rửa sạch bí đỏ và luộc chín, sau đó xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
-
Bước 3: Chờ cháo chín thì đổ bí đỏ đã xay vào khuấy đều cho đến khi cháo sôi.
-
Bước 4: Nêm gia vị vừa ăn, đổ phô mai vào khuấy cho tan là được.
3.2. Cháo phô mai cà rốt
Công thức nấu cháo phô mai cà rốt dễ thực hiện như cách nấu cháo táo phô mai, phù hợp với các bé 10 tháng tuổi trở lên.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
50g gạo tẻ
-
1 miếng phô mai
-
50g cà rốt
-
Dầu oliu ăn dặm
Cách chế biến:
-
Bước 1: Vo sạch gạo và bắc lên bếp ninh cháo.
-
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi luộc nhừ, sau đó xay nhuyễn cùng một chút muối.
-
Bước 3: Cho cà rốt đã xay vào nồi cháo chín nhừ và nêm thêm gia vị.
-
Bước 4: Tiếp tục cho phô mai vào, đánh hỗn hợp cho tan và để bé thưởng thức lúc còn nóng.
3.3. Cháo phô mai yến mạch
Cháo yến mạch phô mai vô cùng bổ dưỡng và có thể nấu cho bé ăn thường xuyên, giúp tăng cường chất béo, bổ sung kẽm cho bé.
Nguyên liệu không thể thiếu:
-
50g gạo tẻ
-
50g yến mạch
-
1 miếng phô mai
-
Gia vị
Nấu phô mai yến mạch dễ dàng như cách nấu cháo táo phô mai:
-
Bước 1: Vo gạo, ngâm trong nước sạch khoảng 1 tiếng và cho vào nồi nấu thành cháo.
-
Bước 2: Ngâm yến mạch trong nước khoảng 30 phút.
-
Bước 3: Chờ cháo chín, mẹ bỏ yến mạch vào nấu thêm 10 – 15 phút.
-
Bước 4: Tiếp tục cho phô mai vào nấu chảy trong khoảng 2 – 5 phút thì tắt bếp.
3.4. Cháo phô mai khoai lang
Cháo phô mai khoai lang được nấu như cách nấu cháo táo phô mai và cháo bí đỏ phô mai, chứa nhiều vitamin A, D, canxi, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
Nguyên liệu:
-
50g gạo tẻ
-
1 miếng phô mai
-
1/2 củ khoai lang
-
Gia vị
Cách chế biến:
-
Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch khoai lang và đem hấp chín nhừ, dùng muỗng nghiền nhuyễn.
-
Bước 2: Vo sạch gạo, ngâm khoảng 1 tiếng trước khi nấu cháo.
-
Bước 3: Cho khoai lang và dầu oliu vào nồi cháo đã chín, nêm thêm gia vị và khuấy đều.
-
Bước 4: Tắt bếp, đổ phô mai vào cháo và trộn đều.
3.5. Cháo phô mai cá hồi
Cá hồi là thực phẩm bổ sung omega – 3 và DHA, hỗ trợ cải thiện trí não của trẻ nhỏ nên mẹ có thể sử dụng để nấu cháo phô mai cho bé 1 tuổi.
Nguyên liệu:
-
500g cá hồi
-
100g gạo tẻ
-
1 miếng phô mai
-
Gia vị
Cách chế biến cháo phô mai cá hồi khác với cách nấu cháo táo phô mai nhưng cũng rất đơn giản, dễ làm:
-
Bước 1: Vo sạch gạo, ngâm trong nước 1 tiếng rồi nấu thành cháo.
-
Bước 2: Rửa sạch cá hồi, tách lấy phần thịt thật kỹ và băm hoặc xay nhuyễn.
-
Bước 3: Bóc vỏ và băm nhuyễn hành, tỏi.
-
Bước 4: Phi thơm hành, tỏi trên chảo dầu ăn nóng và đổ cá hồi vào xào chín, có thể nêm thêm gia vị cho đậm đà.
-
Bước 5: Đổ cá hồi vào nồi cháo đã chín và chờ cho cháo sôi lại thì múc cháo ra bát.
-
Bước 6: Bỏ phô mai vào bát, khuấy đều và thưởng thức.
3.6. Cháo phô mai thịt bò
Ngoài cách nấu cháo táo phô mai, nếu bạn muốn bổ sung thêm chất đạm, sắt và protein cho bé nhiều hơn thì có thể thử công thức cháo phô mai thịt bò. Món ăn giúp ngăn chặn tình trạng thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu cần có:
-
200g gạo tẻ
-
50g thịt bò
-
1 miếng phô mai
-
Gia vị
-
Dầu ăn
-
Hành tím
Cách chế biến:
-
Bước 1: Vo gạo và ngâm 1 tiếng cho mềm, sau đó bắc lên bếp ninh cháo.
-
Bước 2: Sơ chế thịt bò sạch sẽ và băm hoặc xay nhuyễn.
-
Bước 3: Rửa sạch hành tím và băm nhuyễn.
-
Bước 4: Phi thơm hành tím và cho thịt bò vào xào chín cùng với một chút nước mắm.
-
Bước 5: Cho thịt bò vào nồi cháo đã chín, đảo đều và nêm nếm gia vị vừa ăn.
-
Bước 6: Đổ cháo ra bát, cho phô mai vào và đảo đều là hoàn thành.
3.7. Cháo phô mai trứng gà
Trứng gà là thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin mà mẹ không thể bỏ qua khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé. Mẹ có thể kết hợp nấu cháo cùng trứng gà và phô mai, đảm bảo thơm ngon, béo ngậy và đầy đủ dinh dưỡng.
Nguyên liệu cần có:
-
200g gạo tẻ
-
1 quả trứng gà
-
15g phô mai
-
Gia vị
Cách làm cháo phô mai trứng gà bé thích, ăn nhiều như cách nấu cháo táo phô mai:
-
Bước 1: Vo sạch gạo, ngâm trong 1 tiếng và nấu cháo.
-
Bước 2: Tách lấy lòng đỏ trứng gà và đổ vào nồi cháo chín, khuấy nhanh và đều tay.
-
Bước 3: Ninh cháo trên lửa nhỏ thêm 2 – 3 phút và nêm gia vị.
-
Bước 4: Cho phô mai vào khuấy cho tan và thưởng thức khi còn nóng.
3.8. Cháo phô mai tôm bí đỏ
Thực hiện tương tự các bước như cách nấu cháo táo phô mai, cháo phô mai tôm bí đỏ cung cấp cho bé nhiều chất đạm và giúp bé làm quen với những thực phẩm tanh.
Nguyên liệu:
-
100g gạo
-
1/4 quả bí đỏ
-
1 miếng phô mai
-
200g tôm tươi
-
Hành, mùi thơm
-
Gia vị
Cách chế biến:
-
Bước 1: Vo gạo và nấu cháo.
-
Bước 2: Sơ chế bí đỏ cho sạch, thái miếng vừa ăn rồi hấp chín, nghiền nhuyễn.
-
Bước 4: Bóc vỏ tôm, bỏ chỉ và rửa sạch sau đó đem xay nhuyễn, ướp với gia vị trong 5 phút.
-
Bước 5: Phi thơm hành tím và xào cùng tôm.
-
Bước 6: Cho tôm và bí đỏ vào nồi cháo chín, khuấy đều tay và ninh thêm 3 – 4 phút.
-
Bước 7: Bỏ thêm phô mai và thưởng thức.
3.9. Cháo phô mai gà bí ngòi
Cháo phô mai nấu với thịt gà và bí ngòi là sự hòa quyện của nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng, thơm ngon, giúp bữa ăn của trẻ thêm phong phú, đủ chất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
100g gạo
-
50g thịt gà
-
10g bí ngòi
-
1 miếng phô mai
-
Hành khô
-
Gia vị
Công thức cháo phô mai gà bí ngòi đầy đủ dinh dưỡng, tiết kiệm thời gian như cách nấu cháo táo phô mai:
-
Bước 1: Vo sạch gạo và bắc lên bếp nấu cháo.
-
Bước 2: Sơ chế sạch thịt gà, băm nhỏ/xay nhuyễn và ướp thịt gà với gia vị.
-
Bước 3: Xào thịt gà cho săn.
-
Bước 4: Sơ chế bí ngòi, hấp chín và cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
-
Bước 5: Chờ cháo chín thì cho tất cả nguyên liệu vào, nêm gia vị.
-
Bước 6: Múc cháo ra bát, bỏ phô mai và khuấy đều.
3.10. Cháo thịt heo phô mai rau cải
Không giống với cách nấu cháo táo phô mai, mẹ nên cho bé ăn cháo thịt heo phô mai rau cải khi bé được 8 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
-
2 thìa gạo
-
15g thịt heo băm
-
15g rau cải
-
Phô mai rắc
Cách chế biến:
-
Bước 1: Vo gạo và nấu thành cháo.
-
Bước 2: Xào thịt heo băm với hành khô và một chút gia vị.
-
Bước 3: Luộc rau và băm nhuyễn, cho vào cháo khi cháo gần chín.
-
Bước 4: Đổ cháo ra bát khi đã chín, trộn thịt heo và rắc phô mai lên.
3.11. Cháo phô mai với ngô
Nếu mẹ muốn thay đổi cách nấu cháo táo phô mai bằng một loại thực phẩm khác để đổi món thì có thể tham khảo công thức cháo phô mai ngô cực ngon dưới đây.
Nguyên liệu cần có:
-
20g gạo tẻ
-
1/2 bắp ngô
-
1 quả trứng gà
-
1 miếng phô mai
-
Gia vị
Cách nấu:
-
Bước 1: Vo gạo và bắc lên bếp ninh cháo trong khoảng 45 phút.
-
Bước 2: Ngô tách hạt, rửa sạch và xay nhuyễn với một chút nước.
-
Bước 3: Đập trứng gà vào bát, thêm muối và đánh tan.
-
Bước 4: Chờ cháo chín, cho ngô và khuấy đều, bỏ trứng và phô mai vào đun thêm 5 – 10 phút là được.
3.12. Cháo phô mai và cua
Cháo phô mai cua có hương vị độc đáo, kích thích bé ăn nhiều và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyên liệu:
-
20g gạo tẻ
-
200g cua
-
1 lát phô mai
-
Gia vị
Cách chế biến cháo phô mai cua “ngon nhức nách”, lại dễ thực hiện như cách nấu cháo táo phô mai:
-
Bước 1: Sơ chế cua sạch sẽ, bỏ phần yếm và luộc qua, sau đó tách lấy phần thịt và gạch.
-
Bước 2: Phi thơm hành và đảo đều với cua trong 5 phút rồi xay nhuyễn.
-
Bước 3: Vo sạch gạo và nấu cháo.
-
Bước 4: Chờ cháo chín thì cho thịt cua và phô mai vào khuấy đều, nấu sôi thêm lần nữa.
-
Bước 5: Thêm dầu ăn dặm và cho bé thưởng thức.
3.13. Cháo phô mai với cá lóc, bí đỏ
Cháo phô mai với cá lóc và bí đỏ phức tạp hơn cách nấu cháo táo phô mai vì phải sơ chế cá lóc thật kỹ. Nếu bận rộn, mẹ có thể dành ngày cuối tuần để thực hiện món ăn này cho bé ăn dặm.
Nguyên liệu:
-
1 bát cháo trắng
-
20g cá lóc
-
30g bí đỏ
-
2 viên phô mai
-
Hành lá, tỏi
-
Gia vị
Cách chế biến:
-
Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch bí đỏ và cắt thành từng miếng nhỏ.
-
Bước 2: Cho cháo trắng và bí đỏ vào nồi, đổ thêm nước và nấu nhừ.
-
Bước 3: Phi thơm tỏi băm, sau đó chiên cá lóc, dằm cho cá tơi đều.
-
Bước 4: Đổ cá lóc và phô mai vào nồi cháo, ninh cho mềm nhừ.
-
Bước 5: Múc cháo ra bát, rắc thêm hành và cho bé ăn.
3.14. Cháo phô mai tôm và bông cải xanh
Với nguyên liệu phong phú, đa dạng, món cháo phô mai tôm với bông cải xanh sẽ là một trong những món ăn hấp dẫn mà phương pháp chế biến lại dễ như cách nấu cháo táo phô mai.
Nguyên liệu:
-
50g gạo tẻ
-
200g tôm tươi
-
50g bông cải xanh
-
50g hành tây
-
1 miếng phô mai
-
2 thìa dầu mè
-
Nước hầm gà
-
Gia vị
Cách chế biến:
-
Bước 1: Vo sạch gạo, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng và mang đi nấu thành cháo với nước hầm gà trong 40 phút.
-
Bước 2: Làm sạch hành tây, băm nhỏ.
-
Bước 3: Rửa sạch và cắt nhỏ bông cải, sơ chế tôm, giữ lại phần nõn và băm nhuyễn.
-
Bước 4: Cho bông cải và tôm vào xay nhuyễn cùng nhau.
-
Bước 5: Phi thơm hành tây sau đó đổ hỗn hợp trên vào xào cùng đến khi chín.
-
Bước 6: Chờ cháo sôi, đổ phô mai, hỗn hợp tôm – bông cải xào vào nồi và nêm gia vị.
3.15. Cháo phô mai khoai tây
Ngoài bí đỏ, khoai lang, cà rốt, mẹ có thể tham khảo thêm món cháo phô mai khoai tây có cách làm giống với cách nấu cháo táo phô mai.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
50g gạo tẻ
-
1 củ khoai tây
-
1 miếng phô mai
-
Gia vị
Cách làm:
-
Bước 1: Vo sạch gạo và ngâm 1 tiếng trước khi nấu cháo
-
Bước 2: Gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ và hấp khoai lang, sau đó nghiền mịn
-
Bước 3: Cho khoai lang vào nồi cháo đang sôi, khuấy đều cho nhừ
-
Bước 4: Nêm nếm vừa ăn, thêm phô mai và thưởng thức
4. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến cháo táo phô mai
Khi nấu cháo táo phô mai, mẹ cần nắm rõ một số thông tin để xây dựng chế độ ăn dặm hợp lý cho con.
4.1. Trẻ mấy tháng ăn được phô mai?
Theo các khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 5 tháng – 6 tháng tuổi đã có thể dung nạp phô mai. Để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, mẹ hãy bổ sung phô mai vào thực đơn ăn dặm khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, mẹ nên chọn loại phô mai có hàm lượng chất béo thấp, không vượt quá 20% để quan sát phản ứng của bé.
4.2. Bao nhiêu phô mai nấu cháo là đủ?
Đối với cách nấu cháo táo phô mai hoặc những cách nấu cháo từ phô mai kể trên, lượng phô mai sử dụng thường là 1 lát hoặc 1 miếng nhỏ phô mai. Mẹ không nên để bé ăn phô mai không kiểm soát, dẫn đến thừa chất và tăng khả năng mắc nhiều bệnh lý. Tùy thuộc vào số tháng tuổi của bé cũng như dạng phô mai, mẹ có thể tính toán hàm lượng phô mai có trong món ăn. Thông thường, mẹ nên cho bé ăn từ 12g đến tối đa 29g mỗi lần.
5. Lưu ý khi sử dụng cháo táo phô mai cho bé ăn dặm
Trước khi bắt tay vào thực hiện cách nấu cháo táo phô mai cũng như các món cháo làm từ phô mai, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để chế biến thành công, giúp bé ăn ngon và hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng:
-
Kết hợp phô mai với nhiều thực phẩm hợp vị với phô mai để làm phong phú thực đơn.
-
Chỉ nên cho phô mai vào sau cùng, khi cháo đã chín và nguội bớt để tránh mất dưỡng chất.
-
Sử dụng loại phô mai rõ nguồn gốc, xuất xứ, đến từ các thương hiệu nổi tiếng.
Cách nấu cháo táo phô mai rất dễ dàng, đơn giản và thơm ngon. Mẹ chỉ cần 20 – 30 phút để hoàn thành món ăn dinh dưỡng này cho bé yêu trong thời kỳ ăn dặm. Ngoài ra, phô mai cũng có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để nấu cháo nên mẹ thỏa sức trổ tài. Chúc các mẹ bỉm thực hiện thành công!