Rượu tỏi có tác dụng gì? Rượu tỏi từ lâu đã được xem như một loại thần dược giúp tăng cường sức khoẻ, chữa trị được vô số bệnh. Nắm rõ những tác dụng thần kỳ của loại rượu này sẽ giúp bạn có được phương án chữa bệnh lành tính, tự nhiên cho bản thân và cả gia đình.
1. Rượu tỏi là gì?
Trước khi tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì thì ta cần hiểu đúng về loại rượu này. Củ tỏi có tên khoa học là Allium sativum, là một loại cây thuộc họ Liliaceace bao gồm hành lá, hành củ và tỏi tây. Tỏi thường được sử dụng như một loại gia vị và thực phẩm hỗ trợ và cải thiện sức khỏe.
Tỏi là một nguyên liệu luôn luôn sẵn có trong mỗi gia đình và mang đến vô số những lợi ích trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm huyết áp cao, cholesterol cùng có đặc tính kháng sinh. Ngoài những công dụng như trên, trong y học cổ truyền tỏi là có tác dụng hành khí hoạt huyết, có tính sát trùng nên thường được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ và điều trị. Những công dụng chữa bệnh từ tỏi được nhiều người đánh giá là rất hiệu quả và được Tổ chức Y tế Thế giới – WHO công nhận.
Bởi thế, tỏi thường được sử dụng để ngâm rượu. Bổ sung rượu tỏi giúp đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe do trong rượu tỏi chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như Ajoene, Allicin, Vitamin, Diallyl Sulfide, Enzyme và khoáng chất thiết yếu khác. Hơn nữa, việc kết hợp với rượu trắng 45 độ giúp tác dụng chữa bệnh của tỏi phát huy tối đa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều các dưỡng chất như canxi, mangan, photpho, vitamin,…giúp cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Rượu tỏi không chỉ là một hương vị độc đáo trong ẩm thực, mà còn là một bí quyết cải thiện sức khỏe.
2. Chuyên gia giải đáp: Rượu tỏi có tác dụng gì?
Rượu tỏi không chỉ là một đồ uống độc đáo với hương vị đặc trưng mà còn biết đến với những lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy rốt cuộc uống rượu tỏi có tác dụng gì? Dưới đây là 9 tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết:
2.1. Rượu tỏi cải thiện lưu thông máu
Khi nghiên cứu về câu hỏi rượu tỏi có tác dụng gì không thể bỏ qua tác dụng đặc biệt của nó chính là khả năng hỗ trợ lưu thông máu. Rượu tỏi được cho là có công dụng cải thiện lưu thông máu. Các hoạt chất trong tỏi giúp làm sạch hệ thống mạch máu, từ đó tăng tính linh hoạt của tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
2.2. Rượu tỏi hỗ trợ hệ tiêu hóa
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong cơ thể người là câu trả lời chuẩn nhất cho thắc mắc uống rượu tỏi có tác dụng gì. Các enzyme có trong tỏi có thể kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa trong dạ dày và cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn.
2.3. Rượu tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch
Rượu tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe? Theo nghiên cứu cho thấy, trong rượu tỏi chứa nhiều chất chống ô nhiễm và kháng khuẩn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này giúp cơ thể chống lại mầm bệnh và duy trì sức khỏe cơ thể.
2.4. Rượu tỏi giúp giảm nguy cơ ung thư
Các nghiên cứu cho thấy trong tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc một số các loại ung thư trong cơ thể con người, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Rượu tỏi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
2.5. Rượu tỏi hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Rượu tỏi còn có tác dụng giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Các hoạt chất trong tỏi không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất mà còn giúp kiểm soát cơn đói.
2.6. Rượu tỏi tốt cho tim mạch
Tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì ta biết được thêm loại rượu này hỗ trợ sức khỏe tim mạch cực tốt. Rượu tỏi có tác dụng giúp điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ cho quá trình điều trị xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, khi sử dụng rượu tỏi để điều trị huyết áp trong một thời gian dài bạn cần phải linh động trong việc thay đổi liều lượng. Bởi tỏi là tính nóng nên người sử dụng cần phải giảm liều và kết hợp với một chế độ ăn uống nhiều chất xơ để có thể duy trì hiệu quả điều trị.
2.7. Rượu tỏi tốt cho đường hô hấp
Sở hữu đặc tính kháng khuẩn, sát trùng cực tốt, rượu tỏi có công dụng trong việc cải thiện và chữa viêm họng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng rượu tỏi nguyên chất để súc miệng hoặc có thể uống một ngụm nhỏ, khi đó cổ họng của bạn sẽ được sát khuẩn, làm sạch cực kỳ nhanh chóng. Do đó, tình trạng viêm họng sẽ được thuyên giảm và các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng khỏi.
2.8. Rượu tỏi rất tốt cho hệ xương khớp
Tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì, ta biết được khi uống rượu tỏi bạn có thể chữa được các bệnh như viêm đau khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi trong xương khớp,… Tác dụng này do các chất chống oxy hóa có trong loại rượu ngâm này có tác dụng giảm đau và ngăn chặn triệt để các phản ứng viêm ở trong cơ thể.
Do đó, khi bạn cảm thấy cơ thể của mình nhức, mỏi hoặc đau chân chính là lời báo động về sức khỏe của hệ xương khớp. Lúc này, bạn có thể làm thuyên giảm các triệu chứng và tăng cường sức khỏe xương khớp bằng cách sử dụng rượu tỏi để cải thiện nhanh chóng tình trạng này.
2.9. Rượu tỏi có tác dụng cực tốt với bệnh viêm xoang
Rượu tỏi có tác dụng gì đối với bệnh viêm xoang? Rượu tỏi vừa có thể điều trị các nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm xoang, vừa có thể thuyên giảm các triệu chứng do bệnh viêm xoang gây ra một cách hiệu quả. Một số triệu chứng gây ra do bệnh viêm xoang như niêm mạc sưng to gây bít tắc xoang, đau nhức, ứ đọng dịch mủ, khó thở,…
Tác dụng này của rượu tỏi được tạo ra do một số các nguyên tố vi lượng có ích như lưu huỳnh, mangan, kẽm giúp hỗ trợ bảo vệ và tăng sức đề kháng cho niêm mạc mũi. Bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu tỏi và để sử dụng dần khi gia đình có người bị viêm xoang. Với sự kết hợp độc đáo giữa hương vị thơm ngon và lợi ích sức khỏe, rượu tỏi chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn độc đáo và hữu ích cho những người tìm kiếm sự kết hợp tinh tế giữa ẩm thực và lối sống lành mạnh.
Như vậy, băn khoăn về rượu tỏi có tác dụng gì đã được giải đáp. Đây thực sự là một loại rượu ngâm chứa nhiều dưỡng chất đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Việc bổ sung một cách hợp lý loại thần dược này vào chế độ ăn hằng ngày của bạn có thể giúp bạn tận dụng được triệt để tác dụng mà rượu tỏi mang lại.
Xem thêm: Nước Chanh Muối Có Tác Dụng Gì? Bí Quyết Ngâm Chanh Muối Vàng Ươm, Để Lâu Không Váng
3. Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm rượu tỏi đúng chuẩn tại nhà đảm bảo chất lượng
Sau khi đã nắm bắt được chính xác rượu tỏi có tác dụng gì nhiều người mong muốn thêm loại thần dược này vào chế độ ăn uống của mình. Thế nhưng cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn tại nhà lại không phải ai cũng biết. Theo nhiều nghiên cứu, bạn có thể sử dụng cả tỏi trắng và tỏi đen để ngâm rượu tỏi. Dưới đây là 2 cách ngâm rượu tỏi phổ biến đúng chuẩn giúp chữa bệnh hiệu quả.
3.1. Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi trắng
Tỏi trắng là một nguyên liệu phổ biến thường thấy ở hầu hết ở các chợ, cửa hàng. Khi còn tươi, tỏi trắng có hương vị rất nồng nàn. Cách ngâm rượu tỏi trắng cũng hết sức đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Tỏi (dùng loại tỏi Lý Sơn): Khoảng 300gr
-
Rượu trắng (dùng loại rượu từ 40-45 độ): 600ml
-
Bình thủy tinh loại hoặc hũ sành loại vừa có nắp đậy.
Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Sơ chế tỏi
Tỏi trắng sau khi mua về đem bóc vỏ rồi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng vừa phải. Việc cắt nhỏ hoặc đập dập là quan trọng do giúp tăng hoạt chất alliin có trong tỏi sẽ chuyển hóa thành allicin dưới sự xúc tác của phân hóa anilaza.
-
Bước 2: Ngâm rượu tỏi trắng
Cho hết tỏi đã thái lát hoặc đập dập vào bình thủy tinh hoặc hũ sành đã chuẩn bị trước đó. Tiếp tục cho rượu vào theo đúng tỉ lệ 1 phần tỏi thì tương đương với 2 phần rượu. Khi bạn ngâm 300gr tỏi trắng sẽ tương đương với 600ml rượu.
-
Bước 3: Thành phẩm
- Sau khi đã đổ rượu vào ngâm theo đúng tỉ lệ, đậy kín nắp và bảo quản rượu ngâm tỏi ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và ở nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C.
- Tỏi sau khi ngâm có thể sử dụng được sau 14 ngày và có thể sử dụng rượu tỏi tối đa trong khoảng 1 năm. Lưu ý khi bạn sử dụng loại thần dược này càng lâu thì công dụng sẽ càng mất đi.
3.2. Hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu tỏi đen
Tỏi đen là sản phẩm của quá trình già hóa củ tỏi thường xuyên trong vài tuần hoặc vài tháng. Loại tỏi này có hương vị nhẹ nhàng hơn, không bị nồng, giống như mật mía và có thể sử dụng để thay thế cho tỏi trắng ở hầu hết các cách chế biến món ăn.
Theo các nghiên cứu cho thấy tỏi đen có tác dụng dược lý đối với sức khỏe con người cao hơn nhiều lần so với tỏi trắng bình thường. Loại tỏi này có tác dụng vượt trội trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của con người, chống lại oxy hóa, chống viêm kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị tim mạch, ổn định mỡ máu và các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu tỏi đen cho những ai chưa biết:
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Tỏi đen: Khoảng 200gr
-
Rượu nếp nguyên chất (dùng loại từ 45 độ trở lên): Khoảng 1-1,5 lít
-
Hũ sành hoặc bình thủy tinh sạch
Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Sơ chế tỏi
Bạn có thể mua tỏi đen ở siêu thị hoặc các chợ lớn. Sau đó đem về rửa sạch, bóc bỏ tỏi đen lấy phần thịt tỏi.
-
Bước 2: Ngâm rượu tỏi
Cho hết tỏi đen đã sơ chế vào bình thủy tinh hoặc hũ sành đã được làm sạch. Tiếp đến cho rượu nếp nguyên chất vào bình tỏi đã chuẩn bị trước đó.
-
Bước 3: Thành phẩm
Sau khi đã cho rượu vào bình ngâm tỏi, đậy kín nắp và bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng mát, sạch sẽ. Cứ sau khoảng 2 ngày bạn đem bình rượu tỏi ra lắc đều để tỏi ngấm đều rượu.
Đợi khoảng 4-7 ngày bạn có thể sử dụng được bình rượu tỏi đen do tỏi đen thực chất đã được lên men nên có thể rút ngắn được thời gian chờ đợi hơn tỏi trắng.
4. Bí quyết uống rượu tỏi đúng cách nhất
Việc nắm bắt được những thông tin quan trọng của rượu tỏi có tác dụng gì khiến nhiều gia đình đều đổ xô đi ngâm loại thần dược này. Tuy nhiên, sau khi sử dụng nhiều người băn khoăn không biết vì sao uống rượu tỏi không hiệu quả như lời đồn. Thực chất, bạn đã sử dụng loại rượu này chưa đúng cách. Nếu sử dụng rượu tỏi sai cách còn có thể dẫn đến hàng loạt các tác dụng phụ không mong muốn. Tham khảo bí quyết uống rượu tỏi đúng cách nhất sau đây để giúp phát huy tối đa công dụng:
-
Bạn nên sử dụng khoảng 40 giọt rượu (tương đương khoảng 1 thìa cà phê) cho một lần uống, không nên uống quá 100ml/ngày.
-
Bạn có thể sử dụng 2 lần. Thời điểm uống tốt nhất là vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
-
Người dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng rượu tỏi để theo dõi sự thay đổi sau khi uống.
-
Có thể sử dụng rượu tỏi để xoa bóp vào các chỗ bị đau khớp
-
Kiên trì sử dụng rượu tỏi đều đặn trong khoảng 1-2 tháng để nhận thấy sự cải thiện rõ rệt.
5. Có nên sử dụng rượu tỏi hằng ngày không?
Câu hỏi rượu tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe đã có lời giải nhưng ta có nên sử dụng rượu tỏi hằng ngày hay không? Theo các chuyên gia và được WHO khuyến cáo, mặc dù rượu tỏi có rất ít các tác dụng phụ nhưng bạn cũng chỉ nên uống rượu tỏi với một liều lượng vừa phải.
Bởi khi lạm dụng loại nước này có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn như ngứa ngáy, đau dạ dày, mẩn đỏ. Nguy hiểm hơn nữa, uống rượu tỏi quá nhiều còn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, gây ức chế tuyến giáp,…
Sử dụng rượu tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng điều quan trọng nhất là duy trì sự kiểm soát và không thay thế chế độ ăn uống lành mạnh cũng như lối sống năng động hàng ngày. Cần lưu ý rằng rượu tỏi có tác dụng đặc biệt nhưng không nên thay thế hoặc thay đổi quá mức chế độ ăn chính.
6. Sử dụng rượu tỏi nên lưu ý gì để tránh ảnh hưởng sức khỏe?
Mặc dù được xem là tiên dược trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe nhưng khi sử dụng rượu tỏi, có một số lưu ý chi tiết bạn cần xem xét để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
-
Sử dụng rượu tỏi quá nhiều có thể gây ra xuất huyết ở những người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày và bệnh máu khó đông, hoặc đang bị thương hay đang uống các loại thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.
-
Không nên uống rượu khi bụng đang đói vì tỏi sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra viêm dạ dày.
-
Đối với những người có vấn đề về gan, tiêu hóa hoặc đang sử dụng các loại thuốc gặp tác động tiêu cực từ cồn, nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Rượu tỏi có thể gây ra dị ứng ở một số người. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với tỏi hoặc các thành phần trong rượu tỏi, hãy kiểm tra tình trạng của mình và tư vấn với bác sĩ.
-
Cồn trong rượu tỏi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng. Đảm bảo bạn chăm sóc răng đúng cách và xem xét cách sử dụng rượu tỏi để giảm thiểu tác động lên răng.
-
Kiểm tra thành phần và phương pháp chế biến của rượu tỏi. Nếu có thêm đường hoặc các chất bảo quản, hãy cân nhắc trước khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn đang cố gắng giảm tiêu thụ đường hoặc chất bảo quản trong chế độ ăn uống của mình.
-
Không nên dùng rượu tỏi cùng với các thuốc như: thuốc chống lao isoniazid, thuốc điều trị HIV, thuốc tránh thai và các loại thuốc khác. Bởi vì nó có thể cản trở sự hấp thụ của các loại thuốc này vào cơ thể hoặc làm giảm hiệu quả của chúng.
-
Không nên dùng loại rượu có nồng độ cao hơn hay thấp hơn nồng độ từ 40 độ đến 42 độ, rượu tỏi sau khi ngâm mới có chất lượng tốt và mới có hiệu quả chữa bệnh cao.
-
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất, sinh hoạt điều độ khi kết hợp với rượu tỏi sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế sử dụng những thực phẩm cay nóng, dùng chất kích thích…
-
Sau khi dùng tỏi hoặc uống rượu tỏi, bạn nên ăn ít trái cây và kết hợp với giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để khử được mùi tỏi.
-
Nắm bắt chi tiết những thông tin quan trọng về rượu tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người để dễ dàng tận dụng tối đa lợi ích của loại tiên dược này.
7. Những đối tượng không nên uống rượu tỏi
Việc sử dụng rượu tỏi theo đúng chuẩn và nắm rõ những lưu ý quan trọng khi dùng loại rượu tỏi này có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Nhưng đối với những đối tượng như những người có vấn đề về dạ dày hoặc dị ứng với thành phần của nó, câu hỏi rượu tỏi có tác dụng gì có thể được đặt ra với sự cẩn trọng và cân nhắc. Có một số đối tượng không nên tiêu thụ rượu tỏi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như sau:
-
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trẻ nhỏ không nên sử dụng rượu tỏi.
-
Những người sắp phẫu thuật tuyệt đối không nên sử dụng rượu tỏi.
-
Người mắt yếu, đang bị đau mắt đỏ, sưng mắt, nóng trong người, mắc bệnh gan, thận nặng, người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng rượu tỏi.
-
Những người đang uống thuốc chống đông máu trước khi sử dụng tỏi chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
-
Rượu tỏi có thể gây hạ huyết áp nên hỗ trợ tốt cho người huyết áp cao nhưng huyết áp thấp thì nên hạn chế.
Xem thêm: Hạt Điều Có Tác Dụng Gì? 4 Điều Cần Tránh Khi Ăn Hạt Điều Kẻo Tăng Cân Hại Ruột
8. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến rượu tỏi
8.1. Tại sao tỏi ngâm lại chuyển màu xanh?
Bên cạnh câu hỏi rượu tỏi có tác dụng gì, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi tại sao trong một số trường hợp khi ngâm rượu tỏi chuyển thành màu xanh. Vậy nguyên nhân do đâu? Hiện nay chưa có các nghiên cứu về nguyên nhân tại sao ngâm tỏi lại chuyển màu xanh. Tuy nhiên, người ta cho rằng rượu tỏi chuyển màu xanh bởi những lý do dưới đây:
-
Dùng rượu không đúng độ (tốt nhất là rượu khoảng 40-45 độ)
-
Dùng loại tỏi chưa khô hẳn, vẫn còn nước (trong tỏi non vẫn còn nhiều nước nên dùng tỏi non ngâm rượu dễ bị ngả xanh)
-
Trong củ tỏi có mầm, mùa hè tỏi thường không mọc mầm, nhưng đến mùa đông sẽ tự động nảy mầm. Nếu ngâm vào mùa đông thì tỏi thường sẽ chuyển xanh.
8.2. Rượu tỏi chuyển màu xanh có uống được không?
Nắm được câu trả lời rượu tỏi có tác dụng gì, nhưng vẫn có câu hỏi khác được đặt ra là rượu tỏi chuyển màu xanh có uống được không. Trên thực tế, thực phẩm để quá lâu bị biến đổi màu có thể biến đổi chất ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi rượu tỏi chuyển màu xanh nhiều người e ngại và sợ không dám dùng rượu tỏi, có thể sẽ vứt bỏ luôn.
Theo nhiều chuyên gia, rượu tỏi bị chuyển màu xanh là điều bình thường. Điều này do bạn sử dụng tỏi non để ngâm rượu nên mới chuyển xanh, nhưng nó không gây ra tác hại đối với sức khỏe. Do đó, rượu tỏi màu xanh có dùng được không thì câu trả lời là CÓ.
8.3. Bí quyết giúp ngâm rượu tỏi không bị chuyển xanh
Bỏ túi một số mẹo cần cân nhắc khi ngâm rượu tỏi để rượu tỏi không bị xanh, có được thành phẩm màu sắc chuẩn bắt mắt và bổ dưỡng như sau:
- Bạn nên dùng loại tỏi già để ngâm rượu để đảm bảo tỏi đã khô hẳn.
- Có thể sao tỏi qua lửa (bóc tỏi cho lên chảo, đảo đều khoảng 3 phút) để hong khô và diệt mầm. Tuy nhiên, nếu không đảo đều thì dễ bị cháy tỏi. Và nếu chế biến qua nhiệt thì tỏi bị mất một số hoạt chất có lợi như allicin.
- Loại bỏ mầm xanh có trong tỏi rồi mới đem đi ngâm rượu. Ngoài ra có thể thái tỏi thành các lát mỏng hoặc giã nhuyễn thì màu tỏi sẽ tự nhiên hơn và không bị ngả xanh.
- Nên dùng tỏi đen để ngâm rượu sẽ không bị ngả xanh vì tỏi đen đã được lên men. Tỏi đen đem ngâm rượu nếu vẫn còn màu đen thì dù đã uống hết phần rượu, vẫn cho thêm rượu vào ngâm tiếp được lần nữa.
8.3. Rượu tỏi có thể để được bao lâu?
Ngoài câu hỏi rượu tỏi có tác dụng gì thì thời hạn sử dụng của loại rươu này cũng là một mối lưu tâm lớn của nhiều người. Rượu tỏi là một loại rượu có giá thành rẻ và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà vì các nguyên liệu chuẩn bị để thực hiện khá đơn giản, chỉ cần rượu trắng và tỏi. Thời gian ngâm rượu tỏi cũng tương đối nhanh, tùy thuộc vào số lượng tỏi mà bạn muốn ngâm. Nếu như bạn muốn ngâm một bình rượu tỏi to, khoảng 1kg/bình và để nguyên củ thì bình rượu này có thể ngâm đến 3 năm. Nếu như bạn chỉ ngâm khoảng 40g/bình 100ml rượu và tỏi được băm nhuyễn hoặc thái lát thì chỉ nên sử dụng trong vòng 20 ngày.
Tuy nhiên, bạn nên ngâm rượu tỏi theo đúng nhu cầu sử dụng của gia đình. Nếu không có nhu cầu sử dụng nhiều bạn chỉ cần ngâm một bình rượu nhỏ vừa đủ, có thể sử dụng trong khoảng 1 tháng. Sau khi hết thì bạn có thể tiếp tục ngâm thêm 1 bình nữa bởi nếu rượu tỏi để càng lâu sẽ càng giảm tác dụng.
Lưu ý: Nên bảo quản rượu tỏi ở điều kiện nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C, đậy kín nắp và để ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
8.4. Tác dụng phụ của rượu tỏi là gì?
Khi đặt câu hỏi về rượu tỏi có tác dụng gì, không thể không xem xét kỹ lưỡng đến tác dụng phụ của rượu tỏi có thể xảy ra. Mặc dù đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe cơ thể, nhưng việc dùng sai cách hoặc lạm dụng quá nhiều rượu tỏi sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ gây ra do không thuộc đối tượng có thể uống rượu tỏi hoặc sử dụng rượu tỏi sai cách bao gồm:
- Những người bị dị ứng với tỏi khi sử dụng có thể gây ra kích ứng.
-
Uống rượu tỏi với liều lượng quá nhiều có thể gây ra nóng dạ dày và gây ra tình trạng táo bón
-
Bản chất của rượu tỏi vẫn là rượu, có chứa cồn và các chất gây ảnh hưởng đến gan thận.
-
Rượu tỏi có tác dụng ngăn cản quá trình đông máu, làm loãng máu nên những người mới phẫu thuật, loét dạ dày hay máu khó đông đều có thể gặp nguy hiểm khi sử dụng.
-
Rượu tỏi sử dụng quá nhiều có thể gây rối loạn đường ruột, gây ra tình trạng đau bụng hoặc nặng hơn có thể gây suy giảm tuyến giáp.
Bất kỳ sản phẩm nào khi sử dụng không phù hợp đểu có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, điều bạn nên lưu ý nhất khi sử dụng rượu tỏi vào chế độ ăn chính là cẩn thận những lưu ý và liều lượng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Câu hỏi rượu tỏi có tác dụng gì đối với cơ thể đã có lời giải đáp. Chúng ta có thể thấy tỏi là một liều thuốc tự nhiên, gửi gắm những tác dụng tốt nhất đối với sức khỏe. Với mỗi giọt rượu, chúng ta không chỉ thưởng thức hương vị, mà còn tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà tỏi có thể mang lại cho cơ thể. Hãy ngâm ngay cho gia đình thân yêu của mình một bình rượu tỏi để phòng khi có thời điểm cần tới hoặc sử dụng để tăng cường sức khỏe bạn nhé.