Không phải ai cũng biết cách nấu chè trôi nước cốt dừa chuẩn vị. Chè trôi nước vốn là món ăn truyền thống của người Việt từ bao đời nay. Với công thức đơn giản này, bạn sẽ có ngay món tráng miệng thơm ngon, đủ sức ghi điểm với cả gia đình.
1. Những công dụng tuyệt vời của chè trôi nước cốt dừa
Chè trôi nước cốt dừa là một món tráng miệng phổ biến trong ẩm thực Á Đông, đặc biệt là ở các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, và Thái Lan. Chè này không chỉ ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là ba tác dụng chính của chè trôi nước cốt dừa:
- Bổ sung năng lượng và dinh dưỡng: Nước cốt dừa và bánh trôi chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như kali, natri, canxi, và các loại vitamin như vitamin C. Các dưỡng chất này không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương, răng, và các tế bào khác trong cơ thể.
- Thanh mát cơ thể: Dừa thường được biết đến với khả năng làm mát tự nhiên. Việc sử dụng nước cốt dừa trong chè trôi có thể giúp làm giảm cảm giác nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là trong những ngày nóng. Điều này có thể giúp giảm stress và tạo cảm giác thoải mái.
- Cung cấp chất chống oxy hóa: Nước cốt dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như acid lauric, acid capric, và acid caprylic. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do tác động của các gốc tự do, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và giữ cho làn da khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị nguyên liệu cho món chè trôi nước cốt dừa
Để thực hiện cách nấu chè trôi nước cốt dừa này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
-
50g đậu xanh nguyên vỏ.
-
2 muỗng canh bột năng (có thể thay thế bằng bột sắn dây).
-
30g bột nếp.
-
1 lít nước dừa (khoảng 2 quả).
-
30ml nước cốt dừa.
-
10g dừa bào sợi.
-
Đường, muối.
3. Cách nấu chè trôi nước cốt dừa thơm ngon, mềm dẻo
Bước 1: Chế biến đậu xanh
Đầu tiên, bạn ngâm 50g đậu xanh khoảng 30 phút với nước ấm, rồi vo thật sạch với nước. Đậu xanh đã vo bạn chia làm 2 phần: 30g làm nhân bánh, 20g còn lại nấu với cốt dừa.
Bạn cho 30g đậu xanh làm nhân bánh vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi ninh ở lửa vừa trong khoảng 20 – 25 phút cho đậu xanh được chín mềm.
Đối với 20g đậu xanh dùng nấu chè, bạn nấu cùng 1 lít nước dừa ở lửa nhỏ và đun liu riu khoảng 15 – 20 phút để đậu xanh nhừ.
Để đậu xanh chín đều, bạn hãy thường xuyên khuấy đều tay và vớt bỏ bọt nổi lên trong quá trình nấu.
Mách nhỏ: Khi đun đậu xanh, bạn hãy đổ nước xâm xấp mặt đậu, lượng nước quá ít có thể khiến đậu bị sát nồi và cháy, còn quá nhiều nước thì khi nước sôi sẽ dễ bị trào ra ngoài. |
Bước 2: Trộn bột vỏ bánh
Ở bước này, bạn cho một ít muối vào 30g bột nếp, rồi đổ nước nóng vào trộn đều, đến khi thấy bột dẻo, không còn bị ướt. Để vỏ bánh được dẻo mịn, không bị nhão, bạn hãy lưu ý cần đổ nước từ từ, vừa làm vừa đỉnh chỉnh để phần bột đạt được cấu trúc chuẩn.
Sau đó, bạn tiếp tục dùng tay nhào bột thành khối dẻo mịn, không còn cảm giác dính tay nữa là được.
Bước 3: Làm nhân đậu xanh và nặn bánh
Đối với phần đậu xanh làm nhân bánh, bạn cần cho thêm 1 muỗng canh đường rồi dùng tay nhồi để đậu xanh ngấm đều đường. Kế tiếp, bạn vo đậu thành những viên nhân bánh tròn, nhỏ theo ý thích.
Đến với công đoạn nặn bánh, bạn lấy lượng bột vừa đủ làm vỏ, vo tròn rồi ấn sao cho phần bột mỏng, dẹt ra, bạn cho nhân đậu xanh vào giữa, bọc kín lại và nặn tròn cho đẹp mắt. Bí kíp để bánh không bị nứt hay vỡ trong quá trình luộc là hãy miết kín các mép bột, không khí sẽ không lọt được vào trong.
Mách nhỏ: Nếu bạn đã nặn hết nhân bánh mà vẫn còn thừa bột, bạn hãy tiết kiệm phần bột bằng cách nặn thành bánh chay nhé. |
Bạn có thể nặn bánh to hay nhỏ tùy theo sức ăn và sở thích của mình, nhưng nên lựa chọn kích thước vừa phải để đảm bảo thẩm mỹ cũng như khi ăn không bị nhanh ngán, bứ.
Bước 4: Luộc bánh trôi
Đây là bước đơn giản nhất ở cách nấu chè trôi nước cốt dừa này. Bạn chỉ cần đun sôi 1 lít nước, rồi cho bánh trôi vào luộc khoảng 10 -15 phút với lửa vừa. Khi nào bánh trôi nổi lên, vỏ bánh căng và màu hơi trong lại bánh đã chín.
Bước 5: Nấu hỗn hợp đậu xanh với nước cốt dừa
Bạn cho thêm 70g đường vào phần đậu xanh đã được nấu chín với nước dừa ở bước 1, rồi khuấy đều để đường tan hết.
Tiếp theo, bạn hòa tan 2 muỗng canh bột năng nước lạnh, rồi đổ từ từ vào nồi đậu, vừa đổ vừa khuấy đều tay để bột năng có thể tan đều, không bị vón cục.
Cuối cùng, bạn cho thêm 20ml nước cốt dừa, nấu khoảng 2 – 3 phút đến khi chè sôi lên, thêm 10g dừa bào sợi vào rồi khuấy đều là có thể tắt bếp.
Bước 6: Thành phẩm
Bạn xếp phần bánh trôi đã luộc chín ra bát, chan thêm hỗn hợp đậu xanh vừa nấu, rồi rưới lên trên một ít nước cốt dừa là đã hoàn thành các công đoạn của cách nấu chè trôi nước cốt dừa rồi đó.
Thành phẩm ngọt thanh, có sự ngọt bùi của đậu xanh, mềm dẻo của bánh trôi, hòa quyện với nước cốt dừa thơm béo.
Mách nhỏ:
|
Cách nấu chè trôi nước cốt dừa tuy cần nhiều công đoạn nhưng không quá đánh đố. Món tráng miệng truyền thống này rất thích hợp trong những ngày thời tiết se lạnh. Hãy thử ngay công thức này để chiêu đãi ngay cả gia đình bạn nhé. Chúc bạn vào bếp thành công !