Hướng dẫn cách nấu cháo lươn không bị tanh, thơm ngon hấp dẫn được nhiều người tìm kiếm. Bởi đây không chỉ là món ăn dân dã với hương vị ngọt thơm, mà còn mang đến rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cháo lươn thích hợp với mọi lứa tuổi nên bạn hãy vào bếp ngay hôm nay để trổ tài chiêu đãi gia đình.
1. Giá trị dinh dưỡng từ lươn?
Nhiều người rất sợ lươn bởi hình dạng khá giống rắn với lớp chất nhầy quanh thân. Thế nhưng, thực tế lươn lại là nguyên liệu rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất có lợi cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, trong 100 gram lươn có chứa các thành phần dinh dưỡng quý giá như sau:
Chất dinh dưỡng |
100 gram |
Nước |
77,5 gram |
Protid |
25 gram |
Lipid |
2 gram |
Canxi |
40 mg |
Photpho |
165 mg |
Kcal |
95 |
Axit amin |
2 gram |
Vitamin B6 |
1 gram |
Kali |
3 gram |
Natri |
0,165 gram |
Magie |
0,75 gram |
Vitamin B1 |
0,2 gram |
Theo bảng trên, có thể dễ dàng thấy rằng lươn cung cấp đạm quý protid. Hơn nữa, trong lươn có rất nhiều các axit amin cần thiết cho cơ thể như threonine, valine, tryptophan,… Chính vì thế mà những món ăn thơm ngon từ lươn, đặc biệt là cháo lươn vô cùng bổ dưỡng.
Nói về giá trị dinh dưỡng mà lươn mang lại, Hải Thượng Lãn Ông xưa cũng từng viết trong “Lĩnh Nam bản thảo” là: Con lươn, tên thuốc Hoàng thiện, vị tươi ngọt, tính ấm nhiều, không đọc, có công dụng bổ trung ích khí, chỉ lậu, băng, đuổi thấp, trừ phong,…
2. Cháo lươn phù hợp ăn khi nào, phù hợp với ai?
Bổ dưỡng là thế nhưng không phải ai cũng nên ăn cháo lươn và ăn quá nhiều. Nếu không tìm hiểu kĩ sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Sau đây là những lưu ý khi ăn cháo lươn bạn cần biết:
2.1. Độ tuổi có thể ăn cháo lươn
Với trẻ nhỏ, mẹ chỉ nên cho ăn cháo lươn khi bé được khoảng 7- 8 tháng trở đi. Bởi đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu hoàn chỉnh. Khi này, ăn lươn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt và khỏe mạnh hơn. Không chỉ thế, đổi khẩu vị bằng cháo lươn sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch. Bởi thế, hướng dẫn cách nấu cháo lươn cho mẹ là điều cần thiết.
Mặc dù cháo lươn thích hợp với mọi độ tuổi nhưng 03 nhóm người sau đây được khuyến cáo không nên ăn:
- Người đang bị hoặc có tiền sử bị bệnh Gout. Bởi lươn rất giàu chất đạm, khi ăn cháo lươn sẽ khiến bệnh nhân Gout chuyển biến nặng hơn.
- Người đang uống thuốc hà thủ ô đỏ theo chỉ định từ bác sĩ. Đây là loại thuốc kỵ với các con vật như lươn, chạch. Vậy nên, tuyệt đối không ăn cháo lươn khi đang trong quá trình sử dụng hà thủ ô đỏ.
- Người bị dị ứng với lươn. Đây là nhóm người kỵ tuyệt đối với lươn. Nếu ăn món cháo này có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì ngứa ngáy, khó chịu nặng thì ngộ độc thực phẩm.
>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Lươn Cho Người Bệnh Không Tanh, Ăn Nhanh Để Hồi Phục Sức Khỏe
2.2. Thời điểm ăn cháo lươn tốt nhất
Sau đây là những khoảng thời gian nên ăn cháo lươn trong ngày:
- Một bát cháo lươn nóng hổi sì sụp vào buổi sáng mùa đông sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho cả ngày dài. Do đó, bạn cần học hướng dẫn cách nấu cháo lươn siêu đơn giản để bắt tay ngay vào trổ tài với món ăn này để cùng gia đình thưởng thức trong những ngày trời giá rét.
- Nên ăn cháo lươn trước 20h, bởi sau thời điểm đó hệ tiêu hóa sẽ hoạt động chậm lại, khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu,…
3. Hướng dẫn cách nấu cháo lươn miền Bắc ngon chuẩn vị, hấp dẫn nhất
Sau đây là cách nấu cháo lươn miền Bắc cực dễ, bạn hoàn toàn có thể chế biến được:
Nguyên liệu:
- Lươn ngon: 1kg
- Gạo tám thơm: 300 gram
- Hành khô: 2 củ
- Tỏi: 1 củ
- Ớt: 1 quả
- Hành lá: 2 – 3 nhánh
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Sả: 1 củ
- Gia vị: nước mắm, mì chính, hạt nêm, tiêu, dầu màu điều, bột nghệ.
Cách nấu:
- Lươn sau khi mua về làm sạch nhớt bằng cách chà với muối, sau đó rửa lại với nước ấm. Đun nước sôi rồi cho lươn vào luộc đến khi chín.
- Lấy lươn ra tách thịt, rồi để xương lại vào nồi đun thêm 15 phút. Sau đó bỏ xương đi.
- Gạo vo sạch, cho vào nấu cháo cùng với nước lươn vừa nãy. Hầm cháo rồi thêm muối, hạt nêm, bột ngọt rồi tiếp tục đun trên lửa nhỏ.
- Rửa sạch, xắt nhỏ hành rồi phi thơm lên. Sau đó thêm tỏi, gừng, sả, ớt băm nhỏ ra rồi đảo đều với lươn. Thêm bột nghệ, dầu màu điều cho màu đẹp.
- Cháo khi đã sánh mịn, cho lươn xào vào khuấy đều, nêm nếm gia vị một lần nữa.
4. Hướng dẫn cách nấu các món cháo lươn bổ dưỡng khác
Ngoài món cháo lươn miền Bắc quen thuộc, bạn có thể học hỏi thêm hướng dẫn cách nấu cháo lươn của các vùng miền khác để làm phong phú thêm thực đơn dinh dưỡng của gia đình.
4.1. Cách nấu cháo lươn miền Trung – Nghệ An
Nguyên liệu:
- Lươn đồng: 400-500 gram
- Gạo tẻ: 90-100 gram
- Gạo nếp: 40-50 gram
- Nghệ tươi: 20-30 gram
- Tía tô, rau răm: 40-50 gram
- Hành lá: 1 chút
- Hành khô: 2-3 củ
- Gia vị: hạt tiêu, đường, hạt nêm, ớt tươi, dầu ăn,…
Cách nấu:
- Rửa sạch lươn với nước, xóc chút muối và chanh để loại bỏ nhớt trên thân lươn.
- Luộc lươn với gừng, hành lá khử mùi tanh sau đó để nguội.
- Khi lươn nguội, lọc hết phần thịt. Xương lươn dùng để nấu cháo.
- Rang vàng gạo sau khi đã rửa sạch giúp màu cháo đẹp hơn.
- Trút phần nước ninh xương lươn vào gạo đã rang rồi để lửa vừa và khuấy đều tay.
- Nêm một ít muối, hạt nêm, bột ngọt vừa ăn.
- Phi thơm hành tím, cho thịt lươn vào đảo đều tay trong 5-6p, thêm nước cốt nghệ đã chuẩn bị và một ít muối, bột ớt.
- Cuối cùng, múc cháo ra bát, thêm phần thịt lươn đã xào, ăn cùng với tiêu, rau răm, hành lá sẽ tăng thêm hương thơm và mùi vị.
4.2. Hướng dẫn cách nấu cháo lươn ăn dặm cho bé
Nguyên liệu:
- Thịt lươn hấp chín: 15 gram
- Gạo: 3-4 thìa đầy
- Bí đỏ: ½-1 miếng
- Dầu ăn cho bé ăn dặm: 1 muỗng
Cách nấu:
- Rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ bí đỏ dạng hạt lựu.
- Vo sạch gạo rồi cho vào nồi cùng bí đỏ và nước, nấu lửa vừa cho tới khi cháo chín mềm.
- Khi cháo chín, vớt bí đỏ, đánh nhuyễn, rây mịn sau đó trộn vào cháo cho bé.
- Cho thịt lươn đã hấp chín vào đảo đều tới khi cháo sôi thì tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, thêm chút dầu ăn cho bé ăn dặm và khuấy đều rồi cho bé ăn khi cháo còn ấm.
xem thêm: Top Các Cách Nấu Cháo Đậu Thập Cẩm Thơm Ngon, Đảm Bảo Ăn Không Chán
4.3. Cách nấu cháo lươn đậu xanh
Nguyên liệu:
- Lươn: 350-400 gram
- Gạo: 130-150 gram
- Đậu xanh đã tách vỏ: 40-50 gram
- Nấm rơm: 150-200 gram
- Gừng: ½-1 củ nhỏ
- Tỏi: 2-3 tép
- Hành tím: 2-3 củ
- Hành lá: 90-100 gram
- Hành tây: ½-1 củ
- Gia vị thông dụng: muối đường, nước mắm,…
Cách nấu:
- Lấy 1 nắm muối to, chà xát mạnh làm bong lớp nhớt và khử sạch mùi tanh trong 15 phút.
- Bỏ lươn ra, đổ nước sôi cho hết nhớt và mùi tanh, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
- Luộc chín lươn cùng nửa thìa muối trong 15-20 phút.
- Vớt lươn ra, khi lươn còn nóng, gỡ thịt khỏi xương sẽ dễ hơn.
- Xương lươn xay nhuyễn, lọc lấy nước.
- Hạt đậu xanh đã tách vỏ sau khi ngâm khoảng 2 tiếng sẽ mềm ra.
- Gạo ngâm trước 1-2 tiếng đem vo lại và để ráo.
- Cho gạo và đậu xanh vào nồi, ninh với nước dùng lọc từ xương lươn khoảng 30p rồi cho 1 thìa mắm và 2 thìa muối, sau đó ninh tiếp tới khi nồi cháo sánh lại (Lưu ý, thỉnh thoảng khuấy đều nồi cháo).
- Tắt bếp, bắc nồi ra, 10 phút sau cắt rau mùi đã rửa sạch vào nồi và khuấy đều.
- Phi thơm hành khô, đổ thịt lươn vào đảo đều đến khi thịt săn lại thì tắt bếp.
- Cho phần thịt lươn vừa xào vào nồi cháo đã chín và đảo đều.
- Cuối cùng múc cháo ra tô và thưởng thức hương vị không thể cưỡng của món cháo lươn đậu xanh.
4.4. Cách nấu cháo lươn nấm rơm
Nguyên liệu:
- Thị lươn làm sạch, cách khúc: 500 gram
- Nấm rơm búp: 90-100 gram
- Gạo: ½-1 lon
- Hành tím: 2-3 củ
- Hành lá, rau răm: 50 gram
- Gia vị: nước mắm ngon, hạt nêm, hạt tiêu xay, muối, dầu ăn
Cách nấu:
- Cho vào vo sạch vào nồi cơm điện nấu cho nhanh và không bị trào.
- Hành lá và rau răm thái nhỏ.
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, thả hành tím và một ít muối vào nồi, thả lươn vào luộc trong 15-20p.
- Lươn chín thì vớt ra tách lấy thịt. Xương lươn giã nát, cho vào nước luộc thêm 5-10p rồi lọc qua rây lấy nước luộc.
- Lấy phần gốc trắng hành lá đập dập, phi thơm rồi trút phần thịt lươn vào xào, nêm một ít nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu cho thơm.
- Ngâm nấm rơm cắt gốc khoảng 15-20p rồi đem chẻ đôi. Xào qua nấm với dầu ăn và nêm một thìa hạt nêm và tí xíu muối.
- Cuối cùng, múc cháo trắng từ nồi cơm điện ra bát, chan nước luộc lươn, cho lươn xào và nấm rơm xào vào trộn đều và rắc thêm chút rau răm lên rồi thưởng thức.
5. Hướng dẫn cách nấu cháo lươn không tanh
Hướng dẫn cách nấu cháo lươn không khó nhưng lại rất dễ bị tanh. Để loại bỏ mùi tanh của lươn, tạo ra thành phẩm thơm ngon, bổ dưỡng từ lươn, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
5.1. Cách nấu cháo lươn không bị tanh từ khâu chọn, mua nguyên liệu
Trước tiên, bạn cần chọn được lươn tươi ngon, còn sống. Những con lươn đã chết không chỉ làm cho bát cháo bị tanh mà còn gây ra 1 số chất độc. Đặc biệt, những con lươn đồng thơm ngon sẽ có 2 phần màu rõ rệt trên thân. Lươn nuôi thường tối màu hơn, bụng lươn màu đen. Khi này hướng dẫn cách nấu cháo lươn sẽ giúp bạn hoàn thiện món ăn của mình.
>>Xem thêm: Cách Nấu Cháo Lươn Với Khoai Môn Thanh Mát, Bổ Dưỡng
5.2. Chế biến các nguyên liệu kĩ càng
Sơ chế làm sạch lươn cũng là điều cần quan tâm khi hướng dẫn cách nấu cháo lươn không bị tanh. Sau đây là 04 cách sơ chế làm sạch nhớt lươn dành cho bạn trong cách nấu cháo lươn không tanh.
- Bóp lươn với muối là phương án dễ làm, đơn giản mà hiệu quả. Lươn sau khi mua về hãy chà lươn với muối trắng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Tuốt lươn với nước vo gạo hoặc nước chanh cũng là một trong những cách xử lý nhớt lươn. Hãy cho 20 ml nước chanh/ nước vo gạo vào xoong nồi lươn, đậy nắp. 10 phút sau mang lươn ra rửa sạch rồi sơ chế.
- Để lươn vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 tiếng, sau đó lấy ra ngâm vào nước ấm. Lấy giẻ tuốt dọc theo chiều dài lươn khoảng 3 lần.
- Chà lươn với tro bếp cũng là một cách vô cùng hiệu quả. Hãy chà tro bếp lên thân lươn rồi vuốt sạch lươn vài lần.
Trên đây là tất tần tật thông tin về hướng dẫn cách nấu cháo lươn thơm ngon bất bại. Độ sánh mịn của cháo cùng sự thơm ngon, béo bổ của lươn là trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời dành cho bạn. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không “lăn” vào bếp để nấu ngay cho mình và gia đình những bát cháo lươn ngon tuyệt hảo nào!