Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Học ngay cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa chuẩn vị truyền thống được nhiều người săn lùng vào dịp tết đến xuân về. Chẳng cần nguyên liệu quý hiếm hay công đoạn chế biến cầu kỳ phức tạp, bạn chỉ cần bỏ một ít thời gian là có ngay món chè đặc trưng ngọt bùi dâng cúng gia tiên.

1. Ý nghĩa của mâm xôi chè đậu xanh đêm giao thừa

Bạn đã biết cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa chưa và hiểu rõ ý nghĩa của mâm xôi chè đêm giao thừa quan trọng như thế nào trong mỗi gia đình người Việt?

Mâm xôi chè đậu xanh là một nét truyền thống đặc trưng trong các dịp lễ tết để cúng gia tiên, giao thừa của người dân Việt Nam ta. Đặc biệt, trong ngày tết nguyên đán, mâm xôi chè nấu cúng giao thừa là điều không thể thiếu bởi nó tượng trưng cho văn hoá biết ơn tổ tiên, ông bà.

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Mâm xôi chè cúng đêm giao thừa truyền thống bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên

Mâm chè đậu xanh cùng xôi vò được chuẩn bị chính thức từ tất niên vào chiều 30 tết. Ngoài món xôi chè còn có thêm mâm lễ mặn được bày biện để dâng lên ông bà. Sau khi thắp hương và hạ lễ, mọi người sẽ thụ lộc và cùng nhau sum vầy thưởng thức.

Ở nhiều tỉnh thành, món xôi chè đậu xanh và trầu cau, kèm theo những loại bánh mứt đồ ngọt sẽ được chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa được coi trọng hơn cả. Do đó, cách làm chè đậu xanh cúng giao thừa được nhiều người học hỏi để có thể dâng lên bề trên một món ăn trọn vẹn nhất.

2. Nguyên liệu nấu chè đậu xanh cúng đêm giao thừa

Không cần thành phần đắt tiền hay quý hiếm, nguyên liệu và cách nấu món chè đậu xanh cúng giao thừa vô cùng đơn giản và dễ dàng mua ở bất cứ đâu.

  • 200gr đậu xanh bỏ vỏ

  • 200ml nước cốt dừa

  • 1 ít dừa nạo/ dừa khô

  • 30gr bột sắn dây hoặc bột năng

  • Đường

  • 1 phần 3 muỗng cà phê muối

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Lựa chọn nguyên liệu ngon và học cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa

Trước khi vào tìm hiểu cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những lưu ý khi chọn mua đậu xanh để món chè được ngon mắt, ngon miệng:

  • Đậu xanh chất lượng là hạt có kích thước vừa phải và đều nhau, hạt không quá to nhưng cũng không được có lép, có mùi thơm đặc trưng tự nhiên của đậu xanh. Khi bóp thử, hạt phải chắc chắn, không bị mềm dễ vỡ.
  • ​​Bạn nên chọn mua đậu xanh ở những cơ sở uy tín, khi mua nên chú ý kỹ các thông tin in trên bao bì như nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng,…
  • Không nên chọn những hạt có màu sắc lạ, ngả sang màu xanh, có dấu hiệu ẩm mốc hoặc mối mọt và có mùi lạ.

Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Xanh Đánh Nước Cốt Dừa Ngon Nhức Nách

3. Cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa chuẩn vị truyền thống

Món chè đậu xanh tuy đơn giản và quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách để nấu ra thành phẩm vừa đẹp mắt lại ngon miệng. Nắm rõ cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa vô cùng đơn giản và nhanh chóng, bạn chỉ cần bỏ ra ít phút là có món chè ngon ngọt vừa vị.

3.1. Hướng dẫn nấu chè đậu xanh cúng giao thừa nhanh chóng

Sơ chế đậu xanh:

  • Đậu xanh bạn rửa sạch, ngâm đậu xanh bỏ vỏ trong nước khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Nếu trong trường hợp cần làm gấp, bạn có thể sử dụng nước nóng để ngâm đậu xanh khoảng 15 – 20 phút.

Cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa theo các bước:

  • Sau khi sơ chế đậu xong, bạn cho 500ml nước vào nồi, rồi đổ đậu xanh vào, nấu lên bếp với lửa vừa cho đến khi sôi rồi cho 80gr đường (có thể gia giảm nhiều ít tuỳ khẩu vị gia đình) vào rồi đảo đều.
  • Đun trên bếp thêm 5 phút cho đến khi nồi chè sôi thì cho thêm ⅓ muỗng cà phê muối vào để chè có vị đậm đà hơn. Khuấy đều rồi tiếp tục đun trên bếp thêm 5 phút nữa.
  • Trong khi đó, bạn cho 30gr bột sắn dây hoặc bột năng ra bát và thêm một ít nước lạnh, đánh đều cho bột tan trong nước.
  • Đợi đến khi chè sôi, bạn cho từ từ nước bột sắn đã chuẩn bị vào, khuấy đều cho bột không bị vón cục dưới đáy nồi. Sau khi chè trong vắt, bạn nêm nếm lại cho vừa miệng rồi đợi đến khi chè sôi lại là tắt bếp.
  • Phần nước chè sẽ còn lỏng khi còn nóng, nhưng khi nguội bớt sẽ sền sệt vừa đủ. Bạn dùng muỗng khuấy đều một lần nữa để các hạt đậu hoà quyện và lơ lở trong nước chè.
  • Cuối cùng, bạn hãy bày trí chè ra bát và chuẩn bị dâng lên mâm cúng giao thừa

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa không cầu kỳ hay tốn nhiều thời gian

3.2. Công thức nấu chè đậu xanh củ lùn cúng giao thừa

Cách nấu chè cúng đêm giao thừa cũng rất đa dạng và nhiều cách chế biến khác nhau. Bạn có thể bổ sung thêm món chè đậu xanh kết với củ lùn vô cùng độc đáo của miền tây để làm mới lạ hơn mâm cúng giao thừa. Cùng tham khảo cách để nấu món chè củ lùn đậu xanh cúng đêm giao thừa độc lạ và hấp dẫn.

Chế biến củ lùn: Việc chế biến củ lùn có vẻ dễ dàng nhưng để đảm bảo chất lượng, bạn cần áp dụng một số bí quyết.

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Làm sạch củ lùn

  • Sau khi cắt hết rễ phụ, rửa sạch và để ráo, hãy đặt củ lùn vào nồi với một ít muối và lá dứa để tạo mùi thơm đặc trưng và hương vị đậm đà.
  • Đổ nước ngập vào củ lùn và đun sôi trong khoảng 30 phút. Khi mùi thơm bắt đầu thoảng lên, đó là dấu hiệu củ lùn đã chín.
  • Đổ củ lùn đã luộc vào thau nước lạnh, chờ nguội rồi vớt ra để ráo. Một bí quyết đặc biệt để lột vỏ dễ dàng là sử dụng thủ thuật này.

Học cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa cùng củ lùn:

  • Củ lùn sau khi luộc chín, bóc sạch vỏ và chẻ đôi.

  • Đậu xanh đã được đảo vỏ ngâm nước lạnh khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch và để ráo.

  • Đổ đậu xanh cùng nước lạnh vào nồi nấu trên lửa lớn, đến khi đậu xanh nở mềm, thêm củ lùn đã luộc vào.

  • Chờ sôi, sau đó thêm đường thốt nốt (hoặc đường phèn) vào. Khi đường hòa tan và sôi lại là bạn có thể nhấc xuống.

  • Múc chè ra bát và có thể hưởng thụ thành quả mâm chè cúng bắt mắt đêm giao thừa.

3.3. Bí kíp nấu chè đậu xanh bột sắn cốt dừa hấp dẫn

Cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa truyền thống vừa ngon vừa dễ làm, nhưng biến tấu thêm một chút khi kết hợp với nước dừa sẽ là điểm nhấn và giúp món chè có thêm vị béo bùi, ngon miệng đặc sắc.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Đậu xanh
  • Bột sắn
  • Nước cốt dừa
  • Lá dứa
  • Đường
  • Muối

Cách chế biến món chè đậu xanh ngọt bùi đơn giản:

  • Đậu xanh bỏ vỏ mua về rửa sạch, ngâm nước 15- 20 phút, lựa bỏ những hạt nổi trên mặt nước.

  • Kế đó đổ đậu xanh vào nồi, thêm nước và đun trên lửa vừa

  • Sau khi sôi, thêm đường vào và khuấy đều cho đường tan, khi sôi lại lần nữa cho ⅓ muỗng muối vào cho chè đậm vị.

  • Trong khi đó, hoà tan bột sắn vào nước lã, khuấy đều cho bột tan hết.

  • Đợi chè sôi, đổ từ từ bột sắn vào chè, khuấy đều để không bị vón cục.

  • Nêm nếm lại cho vừa vị, đợi sôi và tắt bếp.

  • Cho ra chén hoặc ly, thêm nước cốt dừa và trang trí lá dứa cho bắt mắt.

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Thành phẩm món chè đậu xanh bột sắn cùng cốt dừa ngậy béo

3.4. Lưu ngay công thức nấu chè đậu xanh cùng rong biển độc lạ

Ngoài cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa, job3s sẽ giới thiệu thêm cho bạn một công thức độc lạ nấu chè từ đậu xanh kết hợp rong biển vô cùng ngon mà lại dễ làm.

Sơ chế nguyên liệu:

  • Cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa.
  • Cắt thành khúc khoảng 5cm và để rong biển ráo.
  • Cũng như cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa, với món này bạn hãy rửa đậu xanh thật sạch và loại bỏ những hạt đậu hư.

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Sơ chế rong biển đúng cách quyết định đến vị ngon món chè

Các bước chế biến món chè mới lạ:

  • Đun sôi cho đến khi hạt đậu được chín mềm. Thêm đường phèn vào đun nóng, khuấy đều để đường tan hết. Tắt bếp và thêm ống vani vào hỗn hợp.
  • Bạn cần chờ cho chè nguội mới thêm rong biển vào. Nếu bạn thêm rong biển vào khi nước vẫn còn nóng hoặc đang sôi, sợi rong biển có thể trở nên quá mềm, làm giảm ngon miệng của món ăn.

Điều quan trọng khi chế biến món này là bạn cần cân đo đong đếm nguyên liệu hợp lý để chè không quá ngọt và sợi rong biển không quá mềm nhũn. Đậu xanh cần được nấu chín mềm, giữ nguyên độ bùi.

Sau đó, bạn có thể múc chè vào ly và thêm đá lên trên rồi thưởng thức ngay thôi. Với những bước thực hiện đơn giản nhưng rất bổ dưỡng, món chè này sẽ làm hài lòng khẩu vị của cả gia đình.

4. Những cách nấu chè cúng đêm giao thừa đặc trưng ba miền

4.1. Chè trôi nước miền Nam

Món chè trôi nước là món ăn quen thuộc và thường gặp trong các dịp lễ, tết của người miền Nam và thường được đặt trong mâm cúng giao thừa. Ngoài cách nấu món chè đậu xanh cúng giao thừa thì chè trôi nước cũng rất được quan tâm ở miền Nam.

Ý nghĩa của việc thưởng thức chè trôi là để xua đi những muộn phiền, xui xẻo của năm cũ và mở ra năm mới với mọi điều suôn sẻ, hanh thông.

Để tạo ra thành phẩm đa dạng sắc màu, bạn có thể sử dụng bột nếp kết hợp với các màu tự nhiên như hoa đậu biếc (xanh dương), gấc (màu cam), bột trà xanh (xanh lá), và bột củ dền (màu hồng).

Cách làm món chè trôi nước cũng tương tự bánh trôi nước ở miền Bắc:

  • Bột nếp được chia thành các khối đều, cán mỏng, sau đó thêm nhân đậu xanh và vo tròn. Sau khi luộc chín, vớt ra để riêng.
  • Nước đường được nấu sôi, sau đó thêm một ít bột năng hòa nước để tạo độ sánh. Sau đó, thêm dừa nạo và gừng cắt sợi, khuấy đều rồi múc vào chè trôi nước. Để tăng thêm hương vị béo ngậy, bạn có thể rưới thêm một ít nước cốt dừa.

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Bỏ túi cách nấu chè cúng đêm giao miền Nam sắc màu rực rỡ

4.2. Chè xôi gấc

Món chè xôi gấc với màu đỏ đẹp mắt được nhiều người sử dụng để nấu chè cúng đêm giao thừa. Màu đỏ chè xôi gấc tượng trưng cho một năm mới may mắn, an khang thịnh vượng.

Cách nấu chè xôi gấc rất đơn giản bằng cách tận dụng phần xôi nhão dưới đáy nồi sau khi xôi đã được nấu chín. Nấu nước đường thốt nốt với lá dứa và thêm một chút gừng đập dập để tạo hương thơm đặc trưng. Sau đó, từ từ thêm xôi gấc vào, khuấy đều để tan hết.

Bạn chỉ cần nấu lửa nhỏ cho đến khi chè trở nên sánh mịn là hoàn tất. Nếu bạn muốn có độ sánh cao hơn, có thể hòa thêm một ít bột năng vào, khuấy đều. Cuối cùng, múc ra bát và rưới một chút nước cốt dừa để thêm hương vị và thưởng thức.

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Chè xôi gấc – Món ngon truyền thống trong ngày Tết

Một món ngon và truyền thống đã sẵn sàng để làm phong phú bữa tiệc năm mới của bạn!

4.3. Bánh ngào xứ Nghệ

Người xưa có một câu tục ngữ: “Đẹp vàng son, ngon mật mỡ.” Trong vùng xứ Nghệ, mật mía được coi là một loại đặc sản từ trời ban cho hương vị ngọt ngào đặc trưng, thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại bánh và món ăn trong ngày Tết. Cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa chắc hẳn không còn xa lạ, nhưng bạn đã từng thử nấu món bánh ngào trong đêm giao thừa chưa?

Bánh ngào, với hình dạng như chiếc kén tằm, khi ăn mang lại cảm giác dẻo mịn, hòa quyện với hương vị ngọt ngào từ mật mía sóng sánh. Chút hương vị cay cay của gừng còn giúp xua tan cái lạnh của đêm Giao thừa. Ngoài ra, ý nghĩa của bánh ngào còn là biểu tượng của sự cầu mong cho một năm mới tràn đầy may mắn và trọn vẹn.

Cách nấu món ăn miền Trung cũng vô cùng đơn giản:

  • Bạn cho bột nếp vào 1 tô lớn, thêm 1 ít muối và dầu ăn sau đó đổ nước vừa đủ vào và nhồi cho đến khi bột thành một khối dẻo mịn, không dính tay. Bọc kín khối bột để không bị khô và để bột nghỉ trong vòng 20 phút.
  • Sau đó, bạn chia khối bột thành từng khối bằng nhau và vo dẹt thành hình kén tằm khoảng 3 – 4cm.
  • Đun sôi nước và cho bột vào, để lửa vừa. Đun khoảng 1-2 phút sau khi nổi lên là bánh chính, vớt bánh ra và để riêng.
  • Đối với nước đường, gọt vỏ gừng và cắt sợi, đổ nước vào đun sôi rồi cho đường vào, khuấy cho tan đường và sôi lên thì cho bánh vào, đun 1-2 phút cho bánh ngấm nước đường và cho gừng cắt sợi vào. Đợi cho sôi lại thì tắt bếp.
  • Múc ra bát và bày biện mâm cúng giao thừa.

Bỏ Túi Ngay Cách Nấu Chè Đậu Xanh Cúng Giao Thừa Đơn Giản Nhanh Chóng!

Thức quà ngọt thanh không thể vắng mặt trong mâm cũng ngày tết đặc trưng Nghệ An

Mâm cúng giao thừa ngày tết có là một nét truyền thống của người Việt Nam. Học cách nấu chè đậu xanh cúng giao thừa cũng là một phần sự kính trọng đối với gia tiên. Những bát chè đậu xanh được bày biện bên mâm xôi cùng mâm cơm mặn dâng lên cúng ông bà tổ tiên là cách để thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ sâu sắc theo phong tục truyền thống được lưu truyền cho đến nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *