Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu không chỉ giúp chị em khai phá thêm món ăn mới lạ nhằm thay đổi thực đơn đỡ ngán mà còn bổ sung lượng lớn dưỡng chất cho mẹ và bé. Trứng ngỗng được xem là thực phẩm siêu chất bởi nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cùng vitamin dồi dào giúp nâng cao sức đề kháng và sức khỏe mẹ bầu.

1. Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?

Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu sẽ được biến tấu và sáng tạo với công thức chế biến khá đa dạng nhưng vẫn cần đảm bảo giá trị dinh dưỡng có trong trứng. Theo đó, trong 100g trứng ngỗng sẽ có các thành phần dinh dưỡng sau:

Protein

13g

Canxi

71mg

Sắt

3.2mg

Vitamin A

360mcg

Vitamin B1

0.15mg

Vitamin B2

0.3mg

Photpho

210mg

So với trứng gà, hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng thấp hơn nhưng vẫn cung cấp cho bà bầu protein, canxi, sắt, vitamin cần thiết. Do đó, mẹ bầu vẫn nên bổ sung trứng ngỗng trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và thay đổi khẩu vị của mình.

Ngoài ra, bà bầu ăn trứng ngỗng còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bị cảm lạnh, tăng cường trí nhớ, bổ sung sắt giúp chị em có thai kỳ khỏe mạnh. Đối với thai nhi, hoạt chất lecithin trong lòng đỏ trứng sẽ giúp tăng cường sự phát triển của não bộ và mô dẫn truyền thần kinh.

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Trứng ngỗng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ và bé

2. Bí kíp chọn và bảo quản trứng ngỗng đúng cách

Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu rất đơn giản. Nhưng để chế biến được món ăn ngon trọn vị, bạn phải biết cách chọn và bảo quản trứng ngỗng sao cho hợp lý.

Kinh nghiệm xưa mách bạn cách chọn trứng ngỗng tươi không nên bỏ lỡ:

  • Soi một đầu quả trứng dưới ánh đèn điện. Nếu trứng có màu trong suốt thì tức là trứng ngon, còn tươi, chưa bước vào thời kỳ ấp trứng nở. Ngược lại, nếu trứng xuất hiện các vết đen thì khả năng cao đây là trứng hỏng, có ký sinh trùng, giun sán ở bên trong.
  • Cầm quả trứng lắc nhẹ. Nếu trứng phát ra tiếng động thì chứng tỏ trứng đã để lâu và bị loãng lòng. Nếu trứng không phát ra bất kỳ tiếng động nào thì đây đích thị là trứng ngon, chất lượng, mẹ nên mua.
  • Trứng ngỗng tươi nếu thả vào dung dịch muối loãng 10% sẽ chìm ngay xuống dưới. Tuyệt đối không ăn trứng bị nổi lên trên mặt nước vì chất dinh dưỡng của trứng đã bị biến đổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Để trứng được sử dụng trong thời gian dài, bạn cần chú ý một số điều khi bảo quản trứng:

  • Trứng ngỗng bảo quản tốt nhất khi để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 15 – 20 độ C. Thời gian bảo quản lý tưởng là không quá 30 ngày, kể từ ngày trứng để trong tủ lạnh (trứng phải là trứng còn tươi mới).
  • Không nên rửa sạch trứng trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản vì nó sẽ khiến trứng bị biến chất. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm phủ quanh bề mặt trứng.
  • Chỉ nên lấy đúng số lượng trứng cần dùng ra khỏi tủ lạnh để không gây chất lượng trứng thay đổi.
  • Người dùng nên sử dụng ngăn đựng trứng chuyên dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Trường hợp không có ngăn đựng chuyên dụng, bạn có thể sử dụng giấy báo hoặc vải để gói rồi mới cho vào tủ lạnh.

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Hướng dẫn lựa chọn và bảo quản trứng ngỗng đúng cách

3. Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon nhức nách

Ăn trứng ngỗng nhiều rất dễ khiến mẹ bầu bị “ngán”, thậm chí gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để hạn chế điều này, bạn hãy thử ngay với danh sách cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu siêu độc đáo dưới đây.

3.1. Hướng dẫn làm salad với trứng ngỗng

Món salad trứng ngỗng thanh đạm, dễ ăn rất thích hợp để chị em ăn sáng hoặc ăn bữa lỡ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Trứng ngỗng 1 quả
  • Xà lách 100g
  • Hành tây ½ củ
  • Cà chua 1 quả
  • Dầu oliu
  • Gia vị

Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Rau xà lách rửa sạch bằng nước muối, vớt ra để ráo nước. Cà chua, hành tây rửa sạch rồi cắt thành từng khoanh mỏng. Trứng ngỗng rửa sạch vỏ, luộc chín rồi cắt thành từng khoanh nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Cho ½ muỗng giấm, ½ muỗng đường vào tô, khuấy đều rồi cho hành tây vào ngâm. Sau 5 phút, vớt hành tây ra để ráo nước. Cho 1 muỗng dầu oliu, ½ muỗng muối vào hỗn hợp trên và tiếp tục đánh tan.
  • Bước 3: Cho rau ra đĩa, xếp trứng, và chua, hành tây lên trên. Rưới nước trộn giấm đường vào và trộn đều. Nếu nhà không có giấm, bạn có thể thay thế bằng chanh, vị ngon vẫn được đảm bảo.

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Salad trứng ngỗng đa màu sắc lại đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Xem thêm: Bật Mí Cách Nấu Trứng Xào Mướp Đắng Ngon Khó Cưỡng, Để Khổ Qua Nhanh

3.2. Mẹo hay chế biến trứng ngỗng chiên nấm thịt bò

Một trong những cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu không thể bỏ qua chính là món trứng chiên.

Chị em cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu:

  • Trứng ngỗng 1 quả
  • Nấm mỡ 200g
  • Thịt bò băm 100g
  • Gia vị

Món trứng chiên nấm thịt bò có giá trị dinh dưỡng cao, ăn lạ miệng sẽ khiến mẹ bầu không bị ngán.

Bạn hãy bắt tay vào nấu theo công thức sau:

  • Bước 1: Trứng ngỗng đập vào bát, thêm hạt nêm, bột ngọt vào đánh đều. Nấm mỡ ngâm nước muối, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Bước 2: Đặt chảo nóng lên bếp, phi thơm hành tỏi và cho nấm vào xào tầm 2 phút. Tiếp tục cho thịt bò vào xào chín rồi múc hỗn hợp ra chén riêng.
  • Bước 3: Lấy một cái chảo khác, cho dầu ăn và hành vào phi thơm. Đổ trứng vào nồi, rưới hỗn hợp nấm thịt bò lên trên rồi đậy vung lại. Đun nhỏ lửa đến khi trứng chiên chín đều.
  • Bước 4: Cho trứng chiên nấm thịt bò ra đĩa, trang trí thêm ít hành lá lên trên cho đẹp mắt. Như vậy là mẹ đã có món ăn ngon, bổ dưỡng, chống “ngán” cho những ngày dưỡng thai.

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu kết hợp với nấm siêu đơn giản

3.3. Học ngay cách chiên trứng ngỗng cùng lá hẹ ngon chuẩn vị

Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu không cần mất thời gian chuẩn bị cầu kỳ. Chỉ với một vài nguyên liệu đơn giản, bạn đã có ngay món trứng ngỗng chiên lá hẹ ngon tuyệt đỉnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Trứng ngỗng 1 quả
  • Là hẹ 100g
  • Hành tím
  • Gia vị

Sau khi có tất cả các thứ cần thiết, bạn hãy thực hiện ngay công thức chế biến sau:

  • Bước 1: Cho trứng đập ra bát, thêm hạt nêm, muối, mì chính vào đánh tan. Lá hẹ rửa sạch, loại bỏ phần hư hỏng rồi thái nhỏ, cho vào tô trứng. Ở bước này, bạn có thể nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị của mỗi người.
  • Bước 2: Đặt chảo lên bếp, cho hành và dầu ăn vào phi thơm. Khi dầu nóng, bạn đổ trứng vào, tráng đều mặt chảo rồi rán chín. Lật trứng để chín đều hai bên hoặc cuộn trứng đều tốt.

Trứng ngỗng chiên lá hẹ là món ăn bồi bổ sức khỏe mẹ bầu tốt, dễ chế biến. Ngoài ra, món ăn cũng thích hợp với trẻ em, nam giới nên có thể sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày.

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Chồng đảm đang học cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu cùng lá hẹ

3.4. Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu cùng thịt băm đổi vị ngày hè

Danh sách cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu phải kể đến công thức chế biến trứng ngỗng đúc thịt.

Nguyên liệu bạn phải chuẩn bị gồm có:

  • Trứng ngỗng 1 quả
  • Thịt băm 200g
  • Gia vị

Cách nấu trứng ngỗng đúc thịt được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đập trứng, cho thịt băm nhuyễn, hạt nêm, muối vào tô lớn rồi khuấy đều hỗn hợp.
  • Bước 2: Sử dụng nồi hấp cách thủy đặt trên bếp, cho tô trứng ngỗng thịt bằm vào bên trong hấp cách thủy khoảng 30 phút. Khi trứng chín, bạn hãy cho thêm ít hành lá lên trên bề mặt để trang trí.

Trứng đúc thịt là món ăn ngon, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Các mẹ nên chia nhỏ món ăn thành 2 – 3 bữa trong ngày, ăn kèm cơm nóng hoặc mì đều rất ngon.

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Cách nấu trứng ngỗng cho mẹ bầu ăn đơn giản nhưng không hề gây ngán

3.5. Trứng ngỗng luộc không sợ tanh siêu dưỡng chất

Ngoài những cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, bạn còn có thể ăn món trứng luộc đơn giản mà vẫn đảm bảo dưỡng chất.

Cách luộc trứng như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lớp vỏ trứng bên ngoài, cho trứng vào nồi lớn. Đổ nước lạnh theo chiều từ đỉnh quả xuống đến khi nước ngập hết trứng.
  • Bước 2: Cho nồi luộc lên bếp, thêm muối vào đun sôi khoảng 13 phút thì tắt bếp. Bóc trứng và thưởng thức ngay sau khi luộc.

Để trứng ngỗng luộc ngon hơn, bạn cần lưu ý:

  • Không nên luộc trứng quá chín để đảm bảo dưỡng chất trong thực phẩm.
  • Đảm bảo trứng đủ chín để loại bỏ vi khuẩn, chất tồn dư có trong trứng.
  • Sau khi luộc trứng xong, bạn không nên ngâm vào nước lạnh để hạ nhiệt. Như vậy sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong thực phẩm.

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Trứng ngỗng luộc rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Xem thêm: 10 Cách Nấu Mì Ngon Với Trứng Siêu Đơn Giản, Ăn Cả Tuần Không Ngán

4. Trứng ngỗng kỵ với thực phẩm gì? Ai không nên ăn trứng ngỗng?

Cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu vô cùng đơn giản có thể kết hợp cùng với nhiều nguyên liệu quen thuộc. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo một số loại thực phẩm cực đại kỵ không nên sử dụng kèm với trứng ngỗng có thể kể đến như tỏi, thịt chó, quả hồng, óc lợn, sữa đậu nành, trà xanh, quả lê, thịt rùa….

Nếu chẳng may bạn sử dụng kết hợp các nguyên liệu để chế biến món ăn, hãy sử dụng nước gừng ấm hoặc nước muối ấm pha loãng để thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ giúp sức khỏe và hệ tiêu hóa của bạn đảm bảo an toàn và không gây tình trạng khó chịu.

Thêm vào đó, trứng ngỗng chứa hàm lượng dưỡng chất cao, không thích hợp dùng cho người béo phì, thừa cân, người bị bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ… Đối với bà bầu cũng chỉ nên ăn trứng 1 quả/ tuần và tạm ngừng nếu gặp phải tình trạng táo bón, khó tiêu.

Khám phá cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu ngon, ăn hoài không chán

Bạn tuyệt đối không được kết hợp trứng ngỗng cùng tỏi tránh tình trạng khó tiêu

5. Ăn trứng ngỗng hay trứng gà tốt hơn?

So với trứng gà, trứng ngỗng có hàm lượng đạm, protein thấp hơn. Hơn nữa, ăn trứng ngỗng nhiều còn dẫn đến nguy cơ tăng cholesterol, tăng cân, béo phì khi đang mang thai. Đồng thời, trứng ngỗng cũng có giá thành cao, khó tìm mua hơn trứng gà rất nhiều. Do đó, nếu không có điều kiện, mẹ bầu vẫn hoàn toàn có thể ăn trứng gà thay thế mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho mẹ và bé.

Những tuyệt chiêu được bật mí trong các cách nấu trứng ngỗng cho bà bầu đã gợi ý cho bạn thêm nhiều công thức nấu nướng thú vị chẳng lo bị ngán khi ăn. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cũng đừng quên làm phong phú thực đơn hàng ngày của mình và kết hợp chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *