Cách nấu chè bà cốt có thực sự đơn giản? Đây là món chè được nhiều người ưa thích bởi hương vị ngọt bùi, béo ngậy. Để thành phẩm chè bà cốt được thơm ngon đúng chuẩn đòi hỏi người nấu phải biết bí quyết chuẩn. Lưu lại ngay công thức sau để có thể trổ tài thành công cho cả gia đình mỗi dịp cuối tuần bạn nhé.
1. Chè bà cốt – Món ngon dân giã chuẩn vị xưa
Chè bà cốt là một trong những món ăn truyền thống của người Hà Nội. Thức chè ấy đã khiến bao thế hệ phải “thầm thương, thầm nhớ” mỗi khi Đông về. Đặt một thìa chè lên miệng, bao ký ức xưa cũ lại ùa về mà chẳng có món “cao lương mỹ vị” có thể sánh bằng. Khi những cơn gió lạnh đầu mùa tràn về, nhiều người lại thèm được thưởng thức cái cảm giác ấm nồng, thơm phức của bát chè bà cốt.
2. Nguồn gốc của chè bà cốt
Ở thời điểm hiện tại vẫn chẳng ai biết cái tên “chè bà cốt” bắt nguồn từ đâu, nhưng từ lâu món chè này đã trở nên thân thuộc và rất được lòng người Hà Nội. Nhắc đến chè bà cốt người ta lại nhớ ngay vị cay cay, thơm nồng của gừng, quyện vào từng hạt nếp ngọt thanh.
Nguyên liệu nấu chè cũng dân giã, dễ kiếm gạo nếp cái hoa vàng, đường và gừng. Tưởng chừng đây là sự kết hợp bình thường nhưng nó còn là bài thuốc giúp làm ấm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Xét theo Đông y, tất cả những nguyên liệu này đều rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể:
-
Gừng tươi có tính ôn, giúp giải cảm, tiêu độc, tán phong hàn chữa cảm mạo và làm ấm cơ thể.
-
Gạo nếp có tính ôn ấm, phù hợp với người có thể chất dương hư thiên hàn, như bị lạnh tay chân, lạnh bụng, tinh thần rệu rã.
-
Đường đỏ có tác dụng bổ tỳ ấm vị, giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, bổ khí huyết, tăng cường năng lượng, là “thần dược” trời ban cho sức khỏe và sắc đẹp.
Ngần ấy công dụng đã đủ nói lên tác dụng thần kỳ của món chè này.
3. Cách nấu chè bà cốt
3.1. Nguyên liệu
-
200 gram gạo nếp (nên chọn loại nếp cái hoa vàng).
-
100 gram đường đỏ.
-
150 gram đường trắng
-
20 gram bột năng
-
1 củ gừng
-
1 ít muối
Xem thêm: Cách Nấu Chè Bà Ba Chuẩn Nam Bộ Dẻo Mềm, Ngon Nhức Nách
3.2. Cách nấu chè bà cốt
Bước 1: Sơ chế gạo nếp
Gạo nếp sau khi đã mua về mang đi vo sạch và để ráo. Khi gạo đã ráo nước thì cho vào chảo và rang cho vàng đều.
Để có thành phẩm chè bà cốt thơm ngon đúng điệu khi chọn mua gạo nếp cần lưu ý một số điểm sau:
-
Chọn loại nếp hạt to, tròn, đều nhau, hạt không bị gãy, nhìn bên ngoài hạt gạo căng bóng và có màu trắng đục
-
Nên chọn loại nếp ở mùa vụ mới nhất, gạo ngon sẽ có mùi thơm tự nhiên. Đối với loại nếp để lâu thường sẽ mất mùi thơm và hạt gạo ngả sang màu vàng, khi nấu sẽ không giữ được độ thơm ngon.
-
Khi mua bạn cũng có thể nếm thử hạt nếp bằng miệng, nếu hạt gạo có vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ thì là nếp ngon, có thể mua.
Bước 2: Sơ chế gừng để lấy nước cốt
Nướng qua củ gừng trên lửa cho thơm, sau đó gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch bằng nước lọc. Thái nửa củ gừng đã nướng thành những sợi nhỏ. Nửa củ còn lại đập dập rồi cho vào túi vải để vắt lấy nước cốt gừng.
Bước 3: Nấu chè
Cho 100 gram đường đỏ và nước cốt gừng đã lọc vào nồi, đặt lên bếp đun sôi. Vừa đun vừa khuấy nhẹ để đường tan đều.
Khi thấy nồi nước đường đã sôi thì cho nếp đã rang vào, khuấy đều rồi hạ lửa nhỏ. Đậy nắp nấu khoảng 25 phút để gạo được chín nhừ. Trong quá trình nấu, bạn chú ý kiểm tra và mở nắp để không bị trào bọt, đảo nhẹ nhàng để nếp không bị dính vào đáy.
Khi thấy hạt nếp đã mềm thì cho 150 gram đường trắng và một ít muối vào, khuấy đều. Cho bột năng đã pha với nước vào nồi, vừa cho vừa khuấy để đảm bảo chè có độ đặc vừa phải. Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi thấy chè sôi một lần nữa thì tắt bếp.
Lưu ý cách nấu chè bà cốt để được bát chè thơm ngon, ấm nóng
Để có món chè bà cốt ngon, gạo nếp phải được ngâm mềm rồi mới đem đi nấu. Khi nấu gạo được ngâm với nước, hạt gạo sẽ được chín đều nở cũng rất đều và đẹp tự như những bông hoa. Khi ăn, nhìn hạt gạo không bị bở nát nhưng cho vào khoang miệng lại tan ngay đầu lưỡi.
Tiếp theo, phần nước của chè cũng phải nấu khéo léo. Nấu lửa vừa sao cho nước đường không bị cháy, độ quánh vừa phải, không ngọt quá mà khi nấu xong cùng với gạo nước phải có màu vàng nâu. Bên cạnh đó, khác với các loại chè hiện đại thường dùng vani tạo mùi hương, chè bà cốt sử dụng nước gừng tươi. Gừng tươi vừa tạo mùi hương tự nhiên vừa có chút cay nóng, giúp ấm bụng tránh bị cảm trong những ngày đông giá lạnh.
Bước 4: Thành phẩm
Bát chè bà cốt nóng hổi với hạt nếp dẻo thơm hoà với nước đường gừng ấm nồng là sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn cho món chè này.
Cách nấu chè bà cốt của người Hà Nội xưa hay ở chỗ, mọi thứ kết hợp đều rất khéo léo và vừa vặn, không vị nào lấn át vị nào. Chè ngọt vừa phải, cảm nhận rõ vị thanh mát, ấm nhưng không hề nóng, the nhẹ của gừng nhưng lại chẳng hề cay nòng.
Cách nấu chè bà cốt rất khác với những món chè hiện nay. Nhưng đây là món chè rất tốt cho sức khỏe. Chè này ăn có thể giải cảm khi bệnh, hơn nữa còn có thể chữa được bệnh ho.
Bước 5: Thưởng thức
Khi thưởng thức chè bà cốt, chắc chắc không thể bỏ qua món xôi vò. Xôi vò cũng là đặc sản truyền thống của người dân Hà Nội. Để nấu xôi vò thơm ngon, gạo phải được nấu thật kĩ mới đem đi nấu. Khi xôi chín phải được vò thật kĩ cùng với đậu xanh hấp nhuyễn thêm chút mỡ gà. Người nấu xôi vò phải có tay nghề mới có thể tạo ra những đĩa xôi dẻo ngon và không bị nát.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Thập Cẩm Truyền Thống Ngọt, Bùi, Thơm Ngon Hết Sẩy
Với cách nấu chè bà cốt chi tiết cùng những nguyên liệu dễ tìm, bạn có thể áp dụng thành công ngay từ lần nấu đầu tiên. Hãy vào bếp và trổ tài để nấu nồi chè thơm ngon chuẩn vị chiêu đãi cả gia đình trong những ngày đông lạnh giá. Chúc bạn thành công.