Cùng học cách nấu chè nếp cẩm dẻo ngon, thơm lừng chuẩn vị bạn đã biết? Chẳng cần quá khéo tay, bạn hoàn toàn có thể trổ tài chiêu đãi người thân, gia đình với những nguyên liệu đơn giản cùng những công thức cực chi tiết, đảm bảo thành công ngay từ lần đầu tiên.
1. Cách nấu chè nếp cẩm sữa chua
Chè nếp cẩm sữa chua được mọi người biết đến như một món ăn quốc dân. Tìm hiểu cụ thể cách nấu chè nếp cẩm sữa chua dẻo ngọt, hài hòa hương vị ngay sau đây:
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
1 hộp sữa chua có đường
-
500g gạo nếp cẩm
-
2000ml nước lọc
-
30g đường tinh luyện
-
50g bột cốt dừa
-
½ muỗi cà phê muối
-
Dừa sấy (tùy chọn)
-
Lá dứa (tùy chọn)
-
100ml sữa đặc
-
1 muỗng canh bột năng
1.2. Cách nấu chè nếp cẩm sữa chua tại nhà
Bước 1: Ngâm gạo nếp cẩm
Gạo nếp cẩm sau khi mua về, rửa sạch qua nhiều nước để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất. Ngâm nếp cẩm trong nước lạnh hoặc nước ấm ở khoảng 2 – 3 tiếng đến khi nếp được mềm, nở đều.
Việc ngâm gạo nếp cẩm giúp quá trình nấu chín diễn ra nhanh và chín đều hơn.
Lưu ý: Khi mua gạo nếp cẩm, nên ưu tiên những loại tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua những loại đã bị mốc, hôi hoặc gạo cũ.
Bước 2: Nấu nếp cẩm
Sau khi gạo nếp đã được ngâm và để ráo, tiếp tục cho nước vào hơn một lóng tay gạo, nấu trong khoảng 15 – 20 phút để gạo được nở và chín đều.
Bạn cũng có thể sử dụng nồi cơm điện để nấu nếp cẩm, việc dùng nồi cơm điện sẽ giúp nếp được chín đều, không bị cháy, khét. Ngoài ra, có thể để một bó lá dứa vào nồi nấu cùng để tăng độ thơm cho nếp.
Khi gạo nếp cẩm đã chín đều, cho đường vào, đảo khuấy khoảng 3 – 4 phút để tăng độ ngọt cho hạt nếp. Cuối cùng, tắt bếp và để nguội.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
Ở giai đoạn này, nếu bạn đã mua nước cốt dừa đặc đã pha sẵn thì có thể bỏ qua. Tuy nhiên, ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cách nấu nước cốt dừa ngon tại nhà nhanh chóng.
Pha loãng 50g bột cốt dừa với 2 cốc nước lọc, đun sôi trên lửa vừa. Sau khi nước cốt dừa đã sôi, tiếp tục cho sữa đặc và bột năng đã pha loãng vào nồi, khuấy đều và đợi sôi thêm một lần nữa rồi tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm chè nếp cẩm sữa chua
Bước cuối cùng, bạn có thể trình bày chè ra ly, thêm nước dừa, cho sữa chua và dừa sấy lên bề mặt và thưởng thức. Đây là một trong các cách nấu chè nếp cẩm nhanh và ngon nhất tại nhà mà bạn nên thử.
2. Cách nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa
Chè nếp cẩm nước cốt dừa là một món tráng miệng truyền thống, không kén người dùng. Dưới đây là cách nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa nhanh chóng và tiện lợi nhất.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
500g gạo nếp cẩm
-
2000ml nước lọc
-
30g đường tinh luyện
-
200ml nước cốt dừa
-
½ muỗi cà phê muối
-
Dừa sấy (tùy chọn)
-
Lá dứa (tùy chọn)
-
100ml sữa đặc
-
20g đậu đen
2.2. Cách nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa nhanh chóng nhất
Bước 1: Ngâm nếp cẩm và đậu đen
Nếp cẩm khi mua về rửa sạch bụi bẩn với nước, ngâm trong nước ấm hoặc nước lạnh 2 – 4 tiếng. Đậu đen cũng tiến hành tương tự nhưng phải được ngâm qua đêm hoặc ít nhất từ 6 – 8 tiếng để đậu được nở đều.
Bước 2: Nấu đậu đen
Vì đậu là loại nguyên liệu lâu chín nhất nên bạn cần ưu tiên nấu đậu đen trước. Đổ nước ngập ⅔ đậu và đun sôi trên lửa nhỏ để đậu mềm đều, Thường xuyên vớt bọt trong nồi và canh trong khoảng 20 – 25 phút và kiểm tra đậu.
Sau khi đậu đã chín và mềm đều, cho đường vào khuấy đều trong khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp, để nguội.
Bước 3: Nấu nếp cẩm
Tương tự như cách nấu chè nếp cẩm sữa chua ở trên. Sau khi nếp cẩm đã chín, trộn đều đậu đen với nếp cẩm. Bạn nên nếm thử chè của mình đã đủ ngọt chưa, nếu độ ngọt chưa đủ, có thể tiếp tục cho đường vào và đun sôi thêm 2 – 3 phút nữa để đậu và nếp được ngọt hơn.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
Tương tự như cách nấu nước cốt dừa ở trên hướng dẫn. Bạn có thể điều chỉnh độ đặc của nước cốt bằng bột năng tùy thích, với món chè nếp cẩm nước cốt dừa, bạn không nên để nước cốt dừa quá đặc sẽ khiến món ăn trở nên ngấy, nhanh ngán.
3. Cách nấu chè nếp cẩm đậu ván trắng
Với cái tên chè nếp cẩm đậu ván trắng, chắc hẳn vẫn chưa nhiều người biết đến món ăn này. Vị dẻo thơm của nếp cẩm hòa cùng vị ngọt bùi của đậu ván trắng sẽ không khiến bạn thất vọng.
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
1 chén gạo nếp cẩm
-
1/2 chén đậu ván trắng
-
3 chén nước
-
1 chén đường
-
1/4 chén nước cốt dừa pha sẵn
3.2. Cách nấu chè nếp cẩm đậu ván trắng
Bước 1: Ngâm đậu ván trắng
Tương tự như đậu đen, đậu ván trắng khi mua về cần rửa sạch và ngâm trong nước lạnh. Tuy nhiên, đậu ván trắng chỉ cần ngâm từ 2 – 4 giờ là hạt đậu đã đủ nở và mềm. Sau khi đậu nở, vớt ráo nước và để khô
Bước 2: Ngâm gạo nếp cẩm
Cho gạo nếp cẩm ngâm với nước ấm để gạo nở nhanh hơn.
Bước 3: Nấu gạo nếp cẩm và đậu ván trắng
Bạn có thể nấu chung gạo nếp cẩm và đậu ván trắng với nhau. Đun sôi ở lửa vừa trong khoảng 25 – 30 phút, thường xuyên khuấy đều để chè không bị cháy và chín đều. Sau khi hỗn hợp đậu và gạo nếp mềm, cho đường vào và khuấy đều trong khoảng 3 – 4 phút rồi tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
Sau khi chè đã được nấu chín, múc ra ly và cho nước cốt dừa đã pha sẵn lên trên. Ngoài ra, bạn có thể thêm thạch, trân châu hoặc dừa sấy để tăng độ ngon miệng cho món ăn.
Như vậy, các cách nấu chè nếp cẩm sẽ có nguyên liệu và phương pháp tương tự nhau, bạn cũng có thể sáng tạo thêm những cách nấu khác nhau dựa trên món ăn truyền thống này.
Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu cháo tổ yến không bị tanh
4. Các lưu ý khi bảo quản chè nếp cẩm
Bảo quản chè nếp cẩm một cách hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hương vị và chất lượng của món ăn được bảo toàn. Bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản đặc trưng như:
-
Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: Chè nếp cẩm thường chứa nước cốt dừa và đậu đen, có thể nhanh chóng bị ô nhiễm và biến đổi nếu để ở nhiệt độ phòng. Sau khi sử dụng xong, hãy chuyển chè nếp cẩm vào tủ lạnh để bảo quản. Đặt chè trong hộp đựng thức ăn hoặc túi ni-lông để tránh mùi lạ từ tủ lạnh làm ảnh hưởng đến hương vị của chè.
-
Bảo quản trong hũ đựng kín đáo: Đối với chè nếp cẩm còn dư sau bữa ăn, bạn có thể bảo quản trong hũ đựng thức ăn kín đáo để ngăn chặn sự tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, với cách này, bạn nên đặt hũ đựng ở nơi mát nhất trong phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nên dùng trong ngày.
-
Tránh đặt gần thực phẩm có mùi mạnh: Tránh đặt chè nếp cẩm gần thực phẩm có mùi mạnh như các loại thực phẩm hải sản, để tránh chè hấp thụ mùi khác làm thay đổi hương vị.
-
Bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh: Nếu bạn có ý định bảo quản chè trong thời gian dài, có thể đặt chúng trong hũ/ túi zip và đặt vào ngăn đông. Tuy nhiên, khi lấy chè ra và dùng, bạn cần hấp lại để gạo nếp trở về trạng thái mềm dẻo.
-
Đậy nắp nồi kín sau khi sử dụng: Nếu chè được dùng trong ngày, lưu ý bạn nên đậy nắp chè thật kỹ để tránh ruồi nhặng, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào gây mất vệ sinh
5. Những ai không nên ăn chè nếp cẩm
Mặc dù chè nếp cẩm là một món tráng miệng truyền thống và phổ biến, nhưng có những trường hợp bạn nên tránh hoặc hạn chế ăn chè nếp cẩm. Dưới đây là một số trường hợp những người không nên ăn chè nếp cẩm:
-
Người bị bệnh tiểu đường: Trong đậu, nếp và nước cốt dừa có chứa một lượng đường cao, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế hoặc kiểm soát lượng chè tiêu thụ để duy trì mức đường huyết ổn định
-
Người đang trong chế độ ăn kiêng: Trong chè nếp cẩm chứa lượng calo lớn, những người đang siết cân hoặc ăn kiêng nên hạn chế để tránh tăng cân không mong muốn
-
Người có vấn đề về dạ dày: Nếu bạn là người có dạ dày nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần trong chè, nên hạn chế hoặc không ăn để tránh gây nguy hại cho sức khỏe
-
Người bị dị ứng với các nguyên liệu trong chè nếp cẩm: Khi ăn chè, bạn nên nắm rõ các nguyên liệu có trong chè để tránh việc bị dị ứng.
Với các cách nấu chè nếp cẩm đa dạng trong bài viết, bạn đã có được thêm cho mình những món ngon bổ dưỡng để chiêu đãi mọi người. Hãy thử ngay các cách chế biến trên hoặc sáng tạo thêm những ý tưởng độc đáo để món chè nếp cẩm truyền thống trở nên thăng hoa nhé !