Mỗi khi nhắc đến cách nấu chè bông cau ngon thì không thể không bỏ qua công thức nấu của người Hà Nội xưa. Món ăn này được xem là linh hồn của ẩm thực miền Bắc với vị ngọt thanh đặc trưng cùng với hương hoa bưởi nhẹ nhàng, thanh tao nhưng nồng nàn khó quên.
1. Hướng dẫn 3 cách nấu chè bông cau bằng nguyên liệu đơn giản
Người Hà Nội xưa nấu chè bông cau bằng công thức và nguyên liệu rất đơn giản. Chỉ với một ít đậu xanh, bột sắn dây hoặc bột năng, nước cốt dừa và hoa bưởi là có một chén chè thơm ngon, thanh mát.
1.1. Cách nấu chè bông cau với đậu xanh bằng bột sắn dây
Chè bông cau Hà Nội chính gốc phải được nấu cùng đậu xanh, bột sắn dây và một vài cánh hoa bưởi. Sau này, người ta ít dùng hoa bưởi mà thay vào đó là hương vani hoặc bột hương hoa bưởi.
Nguyên liệu chuẩn bị
-
200g đậu xanh khô đã đãi vỏ
-
150g bột sắn dây
-
500ml nước lọc
-
2 ống bột vani
-
200g đường kính
-
1/2 muỗng cà phê muối
-
1/2 chén con nước cốt dừa
-
Một vài cánh hoa bưởi
Một số bí quyết nhỏ dành cho bạn
-
Ướp hoa bưởi vào bát đựng chè sẽ giúp món chè thơm hơn.
-
Nếu nấu chè bông cau không thì chỉ cần cho 100g đỗ xanh đãi vỏ để chè loãng ăn sẽ ngon miệng hơn. Nếu nấu với nước cốt dừa thì sử dụng hết 200g đậu.
-
Bạn có thể ăn chè với xôi vò, xôi đậu xanh đều được.
Cách thực hiện
- Bước 1: Ngâm đậu xanh ngập nước ít nhất 3 giờ (hoặc qua đêm) để đỗ mềm.
- Bước 2: Vớt đậu xanh ra bát, thêm ½ thìa café muối, trộn đều và hấp cho đến khi đậu xanh nở bung, hạt chín mềm tơi.
- Bước 3: Hòa tan 150g bột sắn dây trong 150ml nước lạnh. Đun sôi 1 lít nước, thêm 200g đường khuấy đều. Đổ từ từ bột sắn dây vào nước đường, khuấy đều để tránh vón cục.
- Bước 4: Khi bột sắn dây chín, thêm đậu xanh và 2 ống vani vào nấu trong 10 phút.
- Bước 5: Múc chè ra bát con và cho nước cốt dừa lên trên, thưởng thức khi còn nóng hoặc để nguội rồi cho vào tủ lạnh là ngon nhất. Chè có độ sánh vừa phải, hạt đỗ xanh nằm xòe ra giống như bông hoa cau rơi trên mặt nước, vị ngọt thanh mát là đạt yêu cầu.
1.2. Cách nấu chè bông cau với lá dứa và củ năng
Ngoài cách nấu truyền thống, bạn có thể bổ sung thêm lá dứa và củ năng cho món chè bông cau của mình. Mùi thơm của lá dứa kết hợp với củ năng giòn sật sẽ tăng thêm sự hấp dẫn và lôi cuốn người ăn.
Nguyên liệu chuẩn bị
-
200g đậu xanh đã tách vỏ
-
100g củ năng
-
4 nhánh lá dứa
-
400ml nước cốt dừa
-
1/2 muỗng canh bột gạo
-
75g bột sắn dây
-
10g bột năng
-
1/2 muỗng cà phê bột hương hoa bưởi
-
1 muỗng cà phê tinh chất vani
-
300g đường phèn
-
1 muỗng canh đường kính
-
1/2 thìa cà phê muối
Cách thực hiện
- Bước 1: Ngâm 200g đậu xanh ngập nước qua đêm để hạt đậu nở mềm.
- Bước 2: Đun đậu xanh trong nồi ngập nước với lửa to, khi sôi thì hạ nhỏ lửa trong 5 phút.
- Bước 3: Chắt phần nước sau khi đun sôi, đặt nồi đậu trở lại bếp và đun nhỏ lửa 15 phút cho đậu mềm và thơm.
- Bước 4: Pha 75g bột sắn dây với 1 chén nước lọc, khuấy đều cho bột tan hết.
- Bước 5: Nấu nước cốt dừa theo công thức 1/2 muỗng canh bột gạo, 10g bột năng, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối và 1 bát nước lọc, nấu cho đến khi sánh đặc rồi cho 400ml nước cốt dừa khuấy đều. Chú ý nấu với lửa nhỏ để giữ được độ béo của nước cốt.
- Bước 6: Gọt vỏ 100g củ năng, rửa sạch rồi luộc 10 phút. Cắt thành sợi mỏng sau khi chín.
- Bước 7: Cho đường phèn vào nước luộc củ năng, đun sôi và thêm lá dứa. Sau 5 phút, vớt lá dứa ra. Thêm hỗn hợp bột đã pha ở bước 4 vào nổi, sau đó thêm đậu xanh, 1 muỗng cà phê tinh chất vani và 1 muỗng cà phê hương hoa bưởi rồi tắt bếp.
- Bước 8: Múc chè bông cau ra bát và thưởng thức. Chè sẽ ngon hơn khi để ngăn mát tủ lạnh.
1.3. Cách nấu chè bông cau bằng bột năng
Cách nấu chè bông cau bằng bột năng cũng tương tự như 2 cách trên nhưng thay thế bột sắn dây bằng bột năng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu nấu chè hoàn toàn bằng bột năng thì hãy cho đậu xanh vào nồi trước bởi bột năng khá khó trộn.
Nguyên liệu chuẩn bị
-
150g đậu xanh đã đãi vỏ
-
35g bột năng
-
100ml nước ấm
-
3 lít nước lọc
-
200ml nước cốt dừa
-
1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường
Cách thực hiện
- Bước 1: Sơ chế và ngâm đậu xanh với nước qua đêm.
- Bước 2: Hấp đậu xanh trong xửng hấp với nước sôi trong vòng 20 phút.
- Bước 3: Pha 35g bột năng với nước rồi khuấy cho tan hoàn toàn.
- Bước 4: Đun sôi 3 lít nước rồi cho vào 1 muỗng canh đường. Từ từ cho bột năng vào nồi, chú ý khuất đều cho đến khi bột trong thì cho đậu xanh hấp chín vào nấu.
- Bước 5: Pha nước cốt dừa với một ít muối. Khi chè chín múc ra bát rồi cho khoảng 2 thìa nước cốt dừa lên trên rồi thưởng thức.
2. Những lợi ích của chè bông cau đối với sức khoẻ
Không chỉ là món ăn tinh tế, mang nét văn hoá ẩm thực Việt Nam mà chè bông cau còn được nhiều người yêu thích bởi những lợi ích mà chúng mang lại. Chỉ với một chén chè nhỏ nhưng lại mang lại khá nhiều công dụng cho sức khoẻ:
-
Đường trong chè bông cau giúp cung cấp chất điện giải quan trọng, hỗ trợ hoạt động của cơ thể.
-
Đậu xanh trong chè bông cau không chỉ cung cấp calo mà còn là nguồn chất xơ hỗ trợ chuyển hoá trong cơ thể. Ngoài ra, protein trong đậu xanh còn giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
-
Món chè có tác dụng giúp giải độc cơ thể và giảm bớt tình trạng đau đầu, chóng mặt sau khi uống rượu bia.
-
Chè bông cau có tác dụng phục hồi thể lực và giảm mệt mỏi.
Với 03 cách nấu chè bông cau để làm món tráng miệng hoặc bữa xế cho gia đình được job3s chia sẻ, các bạn đã có thể vào bếp thực hiện ngay để chiêu đãi các thành viên trong gia đình. Đây là món ăn dễ ăn – dễ thực được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích. Đừng quên theo dõi job3s để cập nhật các công thức nấu ăn chuẩn vị, thành công ngay từ lần đầu.